ĐỀ XUẤT MỘT SỐ NHÓM GIẢI PHÁP BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN HỢP LÝ THỰC VẬT BẬC CAO CÓ MẠCH LÀM CẢNH QUAN VEN BỜ SÔNG HƯƠNG THUỘC THÀNH PHỐ HUẾ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thành phần loài thực vật bậc cao có mạch làm cảnh quan ở ven bờ sông Hương thuộc thành phố Huế và đề xuất giải pháp phát triển (Trang 52 - 55)

Phần 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN

4.4. ĐỀ XUẤT MỘT SỐ NHÓM GIẢI PHÁP BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN HỢP LÝ THỰC VẬT BẬC CAO CÓ MẠCH LÀM CẢNH QUAN VEN BỜ SÔNG HƯƠNG THUỘC THÀNH PHỐ HUẾ

Từ hiện trạng về sự phân bố của thực vật bậc cao có mạch ở các tuyến đã trình bày, dựa trên cơ sở điều kiện môi trường, kiến trúc xây dựng, cơ sở hạ tầng, chúng tôi đề xuất một số giải pháp bảo vệ và phát triển hợp lý thực vật bậc cao có mạch làm cảnh quan ven bờ sông Hương như sau:

+ Cần đƣa vào kế hoạch chăm sóc, bảo quản các loài thực vật đã trồng.

Cần chú trọng các công tác chăm sóc hàng ngày, định kì ở các công viên cây xanh, cần thường xuyên cắt cỏ, diệt cỏ dại để giữ được thảm cỏ xanh ven bờ sông Hương ở các tuyến: từ Cầu Phú Xuân đến Cầu Tràng Tiền, bờ Bắc sông Hương;

từ Bến Me đến cầu Phú Xuân, bờ Bắc sông Hương; từ Bảo tàng Hồ Chí Minh đến Cầu Phú Xuân, bờ Nam sông Hương.

+ Khôi phục lại hệ thực vật bản địa để phục vụ tham quan và giáo dƣỡng, đồng thời gắn bảng tên khoa học cho các cây, đặc biệt là cây lâu năm, cây quý hiếm có giá trị lịch sử, văn hóa và khoa học nhƣ Bồ đề, Si, Đa,... ở ven bờ Bắc, bờ Nam sông Hương.

+ Song song với việc bảo vệ và phát triển thực vật làm cảnh quan, phải kịp thời thay thế các cây già cỗi, sâu bệnh, rỗng ruột, bọng gốc, có nguy cơ ngã đổ vì mưa bão. Cũng như tiêu diệt dần các loài ngoại lai xâm hại ảnh hưởng đến hệ sinh thái như Mai dương, Xấu hổ, Trinh nữ móc,...

+ Chú trọng khía cạnh thẩm mỹ và bố cục cảnh quan trong việc xây dựng các công trình kiến trúc trong công viên. Đồng thời, chú ý công tác tạo tán cây, tạo hình, khống chế chiều cao cây xanh hợp lý nhằm tăng giá trị thẩm mỹ, tạo sự cân đối hài hòa với các công trình kiến trúc mới phát triển.

+ Tận dụng không gian và diện tích ven bờ để tăng thêm diện tích xanh bằng cách phối cảnh nhiều tầng giữa nhóm cây bóng mát, cây trang trí và thảm cỏ. Kết hợp với loài ƣa sáng, chịu bóng thích hợp tạo tiểu khí hậu mát mẻ với khoảng xanh nhiều tầng.

+ Phong phú hóa tổ thành loài nhằm tạo ra sự đa dạng sinh học cho hệ thống thực vật cảnh quan bằng cách du nhập nhiều loài thực vật của nhiều vùng sinh thái khác nhau có khả năng thích nghi, phát triển tốt với điều kiện ở thành phố Huế mang lại giá trị cảnh quan, tăng tính đa dạng, giá trị mỹ thuật, khoa học và giáo dục cho hoa viên, công viên.

+ Thanh trà là một loài đặc sản vườn nổi tiếng đã tồn tại và phát triển ở Thừa Thiên Huế từ lâu đời, trở thành biểu trƣng của văn hoá ẩm thực Cố Đô Huế. Thiết nghĩ nếu dọc hai bờ sông Hương ngay trung tâm thành phố có một vườn bưởi Thanh trà để phục vụ du khách tham quan, thì biểu tượng văn hóa ẩm thực xứ Huế này sẽ đƣợc quảng bá rộng rãi, đến gần với du khách hơn. Do đó, chúng tôi mạnh dạn đề xuất trồng một vườn Thanh trà ở bãi ven bờ dọc theo

tuyến 1 (từ Chùa Thiên Mụ đến công viên Kim Long). Đây là vùng đất đƣợc bồi phù xa hằng năm, gần tuyến đường du lịch đến chùa Thiên Mụ.

+ Từ Cầu Bạch Hổ đến Bến Me, bờ Bắc sông Hương, khu vực này có mật độ dày các cây gỗ cao lâu năm, có tán khép kín. Chúng ta có thể tận dụng đặc điểm này để tạo ra một vườn thực vật hay khu rừng nghỉ ngơi vừa tạo cảnh quan đô thị, vừa làm du lịch sinh thái ngay bên dòng sông Hương.

 Cần bố trí trồng cây nhƣ cây mọc tự nhiên trong rừng để gây ấn tƣợng nhƣ rừng thật, có cây lớn, cây bụi, dây leo xen nhau.

 Thiết kế đường đi lại thuận tiện.

+ Cần nghiên cứu biện pháp loại trừ cỏ tạp, cỏ thủy sinh triệt để. Tháo dỡ tất cả cây đeo bám ở bờ kè, loại trừ cỏ tạp dọc chân bờ kè.

+ Ở những vùng có nguy cơ sạc lở ven bờ nhƣ ở tuyến 4, tuyến 5, tuyến 8 cần trồng bổ sung trồng những loài có khả năng giữ đất, chống xói mòn nhƣ: Cỏ vetiver, Tre, Trúc. Cỏ Vetiver có bộ rễ phát triển nhanh, khoẻ, cắm sâu vào lòng đất hình thành một dàn cừ sống sâu 3-4m, thân cây thẳng đứng, không bò lan, phát triển tốt trên nhiều địa hình khác nhau; Tre, Trúc làm tăng độ xốp, tăng khả năng thấm nước của đất, giảm xói mòn.

+ Đẩy mạnh công tác quản lý công viên - cây xanh sẽ góp phần làm cho đô thị Huế ngày càng xanh - sạch - đẹp và phát triển bền vững, tôn thêm vẻ đẹp cổ kính, thơ mộng nơi đây. Các đoàn khách quốc tế sẽ có những ấn tƣợng sâu sắc về cảnh quan thiên nhiên đặc sắc khi đến thành phố Huế, thành phố trọng điểm du lịch Quốc gia năm 2012.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thành phần loài thực vật bậc cao có mạch làm cảnh quan ở ven bờ sông Hương thuộc thành phố Huế và đề xuất giải pháp phát triển (Trang 52 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(60 trang)