ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ - XÃ HỘI

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thành phần loài thực vật bậc cao có mạch làm cảnh quan ở ven bờ sông Hương thuộc thành phố Huế và đề xuất giải pháp phát triển (Trang 31 - 35)

Phần 3. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN - XÃ HỘI VÙNG NGHIÊN CỨU

3.2. ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ - XÃ HỘI

Thành phố Huế nằm ở vị trí trung tâm của đất nước, trên trục Bắc - Nam của các tuyến đường bộ, đường sắt, đường hàng không và đường biển, gần tuyến hành lang Đông - Tây của tuyến đường Xuyên Á. Thành phố Huế nằm trong vùng kinh tế trọng điểm Trung bộ với các trung tâm kinh tế đang phát triển nhanh như khu khuyến khích phát triển kinh tế - thương mại Chân Mây, Thành phố Đà Nẵng, khu kinh tế mở Chu Lai, khu công nghiệp Dung Quốc..., có hệ thống giao thông thuận lợi kết nối dễ dàng với Thủ đô Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và nhiều tỉnh, thành khác trong cả nước .

- Tổng thu ngân sách thành phố 2011: 580,898 tỷ đồng - Tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2011: 13,8%

- Tổng vốn đầu tƣ trên địa bàn năm 2011: 3050 tỷ đồng - Thu nhập bình quân đầu người năm 2011: 1500 USD

+ Công tác đầu tƣ cho cơ sở hạ tầng đƣợc đẩy mạnh: Phối hợp với các đơn vị tƣ vấn đẩy nhanh thực hiện dự án lập quy hoạch chi tiết. Thành phố đã phân bổ vốn xây dựng cơ bản đến từng dự án để chủ đầu tƣ chủ động thực hiện, ƣu tiên bố trí vốn trả nợ, công trình chuyển tiếp, chương trình, dự án trọng điểm.

+ Quản lý Đô thị - Vệ sinh Môi trường: Tổ chức nhiều đợt tổng vệ sinh, trang hoàng, điện trang trí cây xanh, làm sạch, đẹp đường phố, bảo vệ sinh môi trường. Tăng cường kiểm tra các cơ sở sản xuất kinh doanh hoạt động gây ô nhiễm môi trường, kiểm tra, xử lý các trường hợp khai thác các sạn trên sông Hương trái phép.

3.2.2. Đặc điểm xã hội

Thành phố Huế là địa bàn lý tưởng, gắn kết các tài nguyên văn hoá truyền thống đặc sắc với du lịch mà không một Thành phố, địa danh nào ở nước ta có được và là một trong 5 trung tâm du lịch quốc gia. Huế nằm ở vị trí trung tâm của các di sản văn hoá thế giới của Việt Nam (Hội An, Mỹ Sơn, động Phong Nha - Kẻ Bàng).

Hiện nay, thành phố Huế gồm có 27 đơn vị hành chính gồm 27 phường.

Dân số tính đến 31/12/2010 có 338.994 người [44].

- Tỷ lệ tăng dân số tƣ nhiên năm 2011: 0,98%

- Tỷ lệ hộ nghèo năm 2011: 4,28%

- Số lao động đƣợc hỗ trợ giải quyết việc làm 2011: 9.500 lao động. Tỷ lệ lao động qua đào tạo 67%.

+ Văn hóa - Xã hội [42]

Tổ chức nhiều hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao có quy mô lớn nhân các ngày lễ lớn, kỷ niệm các sự kiện trọng đại tạo không khí vui tươi, phấn khởi, nâng cao đời sống tinh thần nhân dân. Triển khai kế hoạch thực hiện quy định về một số chính sách quản lý và bảo vệ nhà vườn Huế, quy hoạch phát triển bền vững du lịch Huế đến năm 2020, phát hành rộng rãi bản đồ du lịch Huế. Nâng cao trách nhiệm quản lý nhà nước đối với di tích lịch sử văn hóa, tích cực triển khai Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa, củng cố kiện toàn các ban quản lý di tích, phối hợp tham gia giải quyết các vi phạm di tích trên địa bàn.

+ Đối ngoại [42]

Tiếp tục phát huy quan hệ đối ngoại trong và ngoài nước, các vùng, các Thành phố kết nghĩa, các tổ chức phi chính phủ... để tranh thủ các nguồn tài trợ và thu hút đầu tư, tập trung hoàn thành các dự án thoát nước Tây Lộc, bãi rác Thủy Phương...Củng cố hợp tác song phương giữa thành phố Huế và các thành phố khác. Đẩy mạnh công tác xúc tiến đầu tƣ, kêu gọi các nguồn tài trợ, hợp tác kinh tế, góp phần thúc đẩy sản xuất và mở rộng thị trường xuất khẩu

+ Giáo dục và đào tạo

Thành phố Huế là một trong những trung tâm giáo dục đào tạo lớn của khu vực miền Trung và cả nước.

Mạng lưới trường học từ mầm non đến THPT ở thành phố Huế rộng khắp trên địa bàn với các loại hình công lập, dân lập, tư thục, quốc tế. Gồm 30 trường

Mầm non, 28 trường Tiểu học, 30 trường Trung học cơ sở và 9 trường Trung học phổ thông. Trong đó trường THPT Chuyên Quốc Học đã được Thủ tướng Chính phủ quyết định xây dựng thành một trong ba trường THPT trọng điểm chất lượng cao của cả nước [47].

Đại học Huế có lịch sử 55 năm phát triển và tồn tại (1977 – 2012) bao gồm 7 trường đại học thành viên và 2 khoa trực thuộc. Là một trong những trung tâm đào tạo, nghiên cứu, đầu mối giao lưu văn hóa, khoa học, giáo dục lớn nhất miền Trung và cả nước. Đại học Huế đã được chính phủ phê duyệt xây dựng trở thành Đại học quốc gia trước năm 2015 [43].

+ Công tác y tế [44]

Thành phố Huế có 8 bệnh viện, trong đó có 1 bệnh viên trực thuộc Trung Uơng. Từ đó, đẩy mạnh xã hội hóa trong lĩnh vực y tế, khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia, phát triển các dịch vụ chăm sóc và nâng cao sức khỏe cho nhân dân. Phối hợp với Sở Y Tế xây dựng hoàn thành các trạm y tế phường xã.

Tăng cường công tác quản lý hoạt động khám chữa bệnh, vệ sinh an toàn thực phẩm, công tác phòng chống HIV/AIDS, dịch cúm H1N1 và các dịch bệnh khác, không để dịch bệnh lớn xảy ra.

+ Giao thông vận tải [44]

Phát triển ổn định và đạt mức tăng trưởng khá, đáp ứng nhu cầu giao thương cũng như đi lại của người dân. Tổng doanh thu ngành ước đạt 466.760,5 triệu đồng, tăng 40,6% so với năm 2010, trong đó: vận tải đường bộ đạt 460.729,4 triệu đồng, tăng 40,6%; vận tải đường sông đạt: 6.031,1 triệu đồng, tăng 41,4%.

+ Về cấp nước [44]

- Chỉ tiêu cấp nước sinh hoạt đến năm 2011 là 100 lít/người/ngày, với 80% dân số đô thị được cấp nước; đến năm 2020 là 150 lít/người/ngày, với 85%

dân số đô thị được cấp nước.

- Nguồn nước: trước mắt sử dụng nước mặt sông Hương; lâu dài sử dụng nước hồ Tả Trạch.

- Tận dụng những nhà máy nước và trạm bơm hiện có; nâng cấp nhà máy nước Quảng Tế; thiết kế mạng lưới đường ống cấp nước khép kín toàn thành phố.

+ Về cấp điện [44]

- Cải tạo, nâng cấp và xây dựng mới các trạm biến thế có công suất phù hợp, bảo đảm cung cấp điện sản xuất, sinh hoạt, chiếu sáng và dịch vụ cho từng khu vực.

- Cải thiện và xây dựng các đường dây 220 KV, 110 KV và 22 KV, bảo đảm hiện đại, mỹ quan và sử dụng an toàn.

+ An ninh chính trị và trật tự an toàn xã hôi: cơ bản đƣợc giữ vững.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thành phần loài thực vật bậc cao có mạch làm cảnh quan ở ven bờ sông Hương thuộc thành phố Huế và đề xuất giải pháp phát triển (Trang 31 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(60 trang)