HIỆN TRẠNG PHÂN BỐ THỰC VẬT BẬC CAO CÓ MẠCH LÀM CẢNH QUAN Ở VEN BỜ SÔNG HƯƠNG THUỘC THÀNH PHỐ HUẾ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thành phần loài thực vật bậc cao có mạch làm cảnh quan ở ven bờ sông Hương thuộc thành phố Huế và đề xuất giải pháp phát triển (Trang 47 - 52)

Phần 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN

4.3. HIỆN TRẠNG PHÂN BỐ THỰC VẬT BẬC CAO CÓ MẠCH LÀM CẢNH QUAN Ở VEN BỜ SÔNG HƯƠNG THUỘC THÀNH PHỐ HUẾ

Để đánh giá hiện trạng phân bố thực vật bậc cao có mạch làm cảnh quan ở ven bờ sông Hương, chúng tôi đã khảo sát đặc điểm cảnh quan và cấu trúc thực vật theo các tuyến kết hợp với các điểm.

4.3.1. Hiện trạng phân bố thực vật bậc cao có mạch làm cảnh quan ở tuyến 1 Tuyến 1: từ Chùa Thiên Mụ đến Cầu Bạch Hổ, bờ Bắc sông Hương, nằm ở trục đường Kim Long, có chùa Thiên Mụ là danh lam thắng cảnh của thành phố Huế. Trên tuyến 1, đƣợc chia làm 3 đoạn khảo sát:

+ Từ chùa Thiên Mụ đến công viên Kim Long: khu vực này có bãi bồi

rộng tương đối bằng phẳng, thường hay bị ngập nước khi có mưa lớn. Hiện nay khu vực đƣợc Công ty công viên cây xanh thành phố Huế sử dụng nhƣ một bãi lưu trữ thực vật nhằm trồng bổ sung cây xanh cho đường phố. Do vậy, thành phần loài thực vật ở đây bao gồm phần lớn các cây gỗ lớn thường xanh cho bóng mát nhƣ Si, Sao đen, Lim xẹt,... Các cây bóng mát cho hoa đẹp nhƣ Bằng lăng, Phượng vĩ,... Thảm cỏ phía dưới chủ yếu là loài thực vật thân cỏ hay thân bụi hoang dại như Trinh nữ, Mai dương, Cỏ lồng vực, Cỏ lá sữa,...xen lẫn với một số loài cây trồng hằng năm của người dân như Khoai lang, Cải canh,..

+ Công viên Kim Long hiện đang trong quá trình xây dựng: đây là khu vực có cảnh quan nhân tạo, việc trồng, phân bố cây xanh đã và đang đƣợc tiến hành.

Sự phân tầng các loài cây lấy bóng mát ở tầng cao, nhóm cây trang trí ở tầng thấp và thảm cỏ chƣa rõ rệt. Thành phần loài thực vật chủ yếu là các cây mới trồng bao gồm: nhóm trang trí nhƣ, Bách tán, Cau, Mắt nai, Chè tàu, Đinh lăng lá tròn, Cô tòng,...Cây bóng mát cho hoa đẹp nhƣ: Bằng lăng, Muồng hoàng yến, So đo cam,...Thảm cỏ chƣa đƣợc chăm sóc nên chủ yếu là loài cỏ hoang dại nhƣ Cỏ gà, Cỏ sữa, Cỏ lồng vực,...

+ Khu vực nối tiếp công viên Kim long đến Cầu Bạch Hổ: cách đây 10 năm đây là khu vực dân cƣ, hiện nay đã đƣợc giải tỏa, vì thế khu vực này chƣa được quy hoạch cảnh quan. Thành phần loài thực vật tương đối nghèo chủ yếu là các cây cây có thân gỗ lớn nhƣ Sung, Si, Bồ đề, cây bóng mát cho hoa đẹp nhƣ Muồng hoàng yến trồng sát mép đường. Thảm cỏ bao gồm các loài Cỏ gà, Cỏ gừng, Cỏ sữa, Tinh nữ,...

4.3.2. Hiện trạng phân bố thực vật bậc cao có mạch làm cảnh quan ở tuyến 2 Tuyến này có thể chia làm 2 khu vực có cảnh quan khác biệt nhƣ sau:

+ Khu vực từ Cầu Bạch Hổ đến Bến Me (đối diện cửa Nhà Đồ): bao gồm các loài thực vật thân gỗ lớn được phát triển từ vườn ươm cây củ. Cấu trúc phân bố thực vật chia làm hai tầng rõ rệt: tầng cao gồm những cây bóng mát thường lâu năm, mật độ dày và khép tán nhƣ Sến đỏ, Sao đen, Xà cừ, Phƣợng vĩ, Bằng lăng,... và thảm cỏ chủ yếu là các loài thực vật thân thảo hay thân bụi hoang dại

phát triển mạnh, lan rộng, không có lối đi ven bờ.

Hiện trạng phân bố thực vật ở đây chƣa có giá trị cảnh quan nhƣng nó có vai trò như rừng phòng hộ, chống xói mòn ven bờ và có chức năng lưu trữ thực vật cho cây xanh thành phố Huế.

+ Khu vực từ Bến Me đến Cầu Phú Xuân: đây là khu vực có cảnh quan nhân tạo, đƣợc quy hoạch tạo thành công viên xanh có lối đi bộ ven bờ. Cấu trúc thực vật đƣợc chia làm 3 tầng:

 Tầng cao: gồm những cây bóng mát thường như Bồ đề, Si, Bồ kết tây, Long não,... và cây bóng mát cho hoa đẹp nhƣ Bằng lăng, Vàng anh, Phƣợng vĩ, Lim xẹt,... có tác dụng lấy bóng và trang trí ở tầng cao, đƣợc trồng làm điểm cảnh, hài hòa với các công trình kiến trúc.

 Tầng thấp: là những cây thân gỗ nhỏ mọc bụi, hay riêng lẻ, cây leo giàn và cây thân thảo đƣợc trồng trang trí ở tầng thấp gồm các cây có dáng đẹp nhƣ Cau vua, Thốt nốt, Kè, Chuối rẻ quạt...; cây cảnh hoa đẹp nhƣ Bạch ngọc anh, Mai chiếu thủy, Mai tứ quý,...; Cây leo dàn nhƣ Muồng hoa phƣợng, Hoa giấy, Dây giun, Bạc thau tím,...; cây viền bồn, bãi nhƣ Chè tàu, Chuỗi ngọc, Mắt nai, Cẩm tú, Xác pháo, Bỏng nẻ, Cô tòng, Đinh lăng lá tròn,...

 Thảm cỏ: phân bố chủ yếu từ mép nước vào bờ rộng khoảng 2-5m với độ dốc thoải và đƣợc trồng làm nền ở các công viên. Thành phần loài chủ yếu là Cỏ lá gừng, Cỏ ba lá, Cỏ đậu. Ở bãi bồi sát mép nước có một số nhóm cỏ hoang dại: Cỏ gà, Cỏ lồng vực và thực vật thủy sinh nhƣ Lăn tăn, Cỏ nến, Chóc gai, Bèo hoa dâu, cỏ Vetiver.

Cấu trúc thực vật nhiều tầng ở khu vực này đã tận dụng đƣợc khoảng không gian ven bờ làm tăng thêm diện tích mảng xanh và tạo nên một tiểu khí hậu mát mẻ ở đây. Cùng với sự kết hợp đa dạng giữa các nhóm cây bóng mát, cây trang trí và nhóm cỏ đã tạo cho các tuyến trên có một phối cảnh hài hòa, thống nhất và có giá trị cảnh quan cho ven bờ sông Hương.

4.3.3. Hiện trạng phân bố thực vật bậc cao có mạch làm cảnh quan ở tuyến 3 Tuyến 3: từ Cầu Phú Xuân đến Cầu Tràng Tiền, bờ Bắc sông Hương, theo dọc trục đường Trần Hưng Đạo ngay trung tâm thành phố và gần các khu vực công cộng.

Đây là khu vực có giá trị cảnh quan tốt. Hiện trạng phân bố thành phần loài thực vật làm cảnh quan giống khu vực từ Bến Me đến Cầu Phú Xuân. Đã quy hoạch tạo thành công viên với bồn hoa, cây cho bóng mát, cây bóng mát có hoa đẹp, nhóm cây trang trí, thảm cỏ đƣợc chăm sóc, cắt tỉa cẩn thận.

4.3.4. Hiện trạng phân bố thực vật bậc cao có mạch làm cảnh quan ở tuyến 4 Tuyến này có thể chia làm 2 khu vực có cảnh quan khác nhau:

+ Khu vực nằm phía sau siêu thị Coopmark, chợ Đông Ba: đây là tuyến có cảnh quan tự nhiên, thành phần loài thực vật chủ yếu là các cây thân gỗ cho bóng mát thường như Tre, Gáo vàng, Sung, Si,...Cây bóng mát ăn quả như Nhãn, Khế, và thảm cỏ với những cây thân bụi, thân thảo như Mai dương, Lau, Cỏ tranh, Cỏ lồng vực,...

Nhìn chung, thực vật bậc cao có mạch ở đây không có giá trị về cảnh quan nhƣng góp phần vào giữ đất, chống xói lỡ những vùng ven bờ.

+ Khu vực nối tiếp chợ Đông Ba (Cầu Gia Hội) đến dọc đường Trịnh Công Sơn: đây là khu vực đang được quy hoạch dọc theo tuyến đường ven sông, đã trồng cây bóng mát nhƣ Viết, Bạch đàn,...cây bóng mát cho hoa đẹp nhƣ Bằng lăng, Phƣợng vĩ,... Ngoài ra, khu vực này còn bố trí một số bồn hoa viên nhỏ với các loài cây trang trí: Mắt nai, Chuỗi ngọc, Xác pháo,... kết hợp với một hàng Cau vua dọc theo tuyến đường ven bờ. Thảm cỏ trên đường được trồng chủ yếu là Cỏ lá gừng, bờ sát mép nước vẫn có nhiều loài cỏ hoang dại như Lăn tăn, Cỏ lồng vực,...

4.3.5. Hiện trạng phân bố thực vật bậc cao có mạch làm cảnh quan ở tuyến 5 Tuyến 5: từ Phường Đúc đến Cầu Bạch Hổ, bờ Nam sông Hương, là tuyến

nằm phía sau khu dân cư, có độ cao trung bình từ bờ so với mặt nước thấp (1m – 1,5m) nên thường xảy ra tình trạng ngập úng về mùa mưa.

Tuyến này có cảnh quan tự nhiên, thành phần loài thực vật chủ yếu là các cây bóng mát ăn quả lâu năm nhƣ Khế, Ổi, Mít, Cóc, Đào,...Nhóm cỏ hoang dại phát triển mạnh như Cỏ hôi, Cỏ lồng vực, Cỏ mực, Mai dương, Cỏ xước, Cỏ voi,... và nhiều loài cây lương thực, hoa màu do người dân trồng một cách tự phát trên các bãi bồi chiếm một tỉ lệ khá lớn nhƣ Khoai lang, Riềng Nghệ, Gừng, Rau càng cua, Cải trắng, Súp lơ,…

Thực vật bậc cao ở đây chƣa có giá trị cảnh quan nhƣng đã góp phần làm mảng xanh ven bờ, tham gia chống xói lỡ, giữ đất cho tuyến này.

4.3.6. Hiện trạng phân bố thực vật bậc cao có mạch làm cảnh quan ở tuyến 6 Tuyến này có thể chia làm 2 khu vực có cảnh quan khác nhau nhƣ sau:

+ Khu vực từ Cầu Bạch Hổ đến Bảo tàng Hồ Chí Minh:

Đây là khu vực có cảnh quan tự nhiên (có cảnh quan giống với tuyến 5) với thành phần loài thực vật chủ yếu bao gồm các cây thân gỗ nhƣ: Gáo, Sung, Si, Chuối hột, Nhãn, Xoài,...và thảm cỏ với các loài thực vật thân bụi, thân thảo hoang dại. Thực vật bậc cao có mạch khu vực chƣa có giá trị cảnh quan.

+ Khu vực từ Bảo tàng Hồ Chí Minh đến Cầu Phú Xuân:

Nhƣ khu vực Bến me đến Cầu Phú Xuân thuộc tuyến 2 và tuyến 3, ở đây có cảnh quan nhân tạo, đƣợc quy hoạch với cấu trúc thực vật nhiều tầng, thành phần loài phong phú và đa dạng kết hợp hài hòa với nhiều kiến trúc xây dựng, tƣợng đài.

4.3.7. Hiện trạng phân bố thực vật bậc cao có mạch làm cảnh quan ở tuyến 7 Tuyến 7: từ cầu Phú Xuân đến Đập đá, Nam sông Hương, ven bờ đã bê tông hóa đến sát mép nước. Tuyến nằm ở trung tâm thành phố, nơi du lịch đông người qua lại có nhiều khách sạn, nhà hàng, trường học, thư viện, cơ quan nhà nước, có độ cao trung bình so với mặt nước khoảng 3- 4m.

Đây là tuyến có cảnh quan nhân tạo. Cấu trúc cảnh quan đƣợc phân bố hài hòa giữa nhóm cây bóng mát cho hoa đẹp nhƣ Phƣợng Vĩ, Bằng Lăng, Đỗ mai,...

Cây trang trí nhƣ Trúc đào, Đinh lăng, Đại lá tù và nhóm cỏ chủ yếu là Cỏ lá gừng, Cỏ đậu, Cỏ ba lá,... tạo thành công viên xanh thoáng mát.

Ở khu vực bờ kè sát mép nước, nhóm cỏ hoang dại và cỏ thủy sinh chủ yếu là Chóc gai, Lăn tăn..., sinh trưởng và phát triển mạnh, ảnh hưởng xấu đến vẻ đẹp cảnh quan nơi đây.

Nhìn chung, thực vật ở đây có giá trị cảnh quan cao. Con phố đi bộ Nguyễn Đình Chiểu bên sông Hương cùng với mảng xanh được trồng, phân bố chi tiết từ cây lấy bóng đến các bồn hoa viên là một điểm nhấn hấp dẫn du khách ghé Huế. Khu vực này là nơi có nhiều khách sạn, nhà hàng và khách du lịch, do đó thành phần loài thực vật làm cảnh quan cần đƣợc bảo vệ, quy hoạch và phát triển để tăng vẻ đẹp cảnh quan sông Hương và đô thị Huế.

4.3.8. Hiện trạng phân bố thực vật bậc cao có mạch làm cảnh quan ở tuyến 8 Tuyến 8: từ Đập Đá đến Vỹ Dạ, bờ Nam sông Hương, là tuyến đã được đô thị hóa với nhiều nhà hàng, khách sạn. Thành phần loài chủ yếu là các loài thực vật mọc tự nhiên. Nhóm cây trồng nghèo nàn, gồm một số loài đƣợc trồng sau khách sạn, nhà hàng nhƣ Cau tua, Cau vua, Kè, Bằng lăng. Thảm cỏ sát mép nước là các thực vật thủy sinh như Lăn tăn, Chóc gai, Cỏ vertiver,...

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thành phần loài thực vật bậc cao có mạch làm cảnh quan ở ven bờ sông Hương thuộc thành phố Huế và đề xuất giải pháp phát triển (Trang 47 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(60 trang)