ĐÁNH GIÁ VỀ VAI TRÕ CẢNH QUAN CỦA THỰC VẬT BẬC CAO CÓ MẠCH Ở VEN BỜ SÔNG HƯƠNG THUỘC THÀNH PHỐ HUẾ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thành phần loài thực vật bậc cao có mạch làm cảnh quan ở ven bờ sông Hương thuộc thành phố Huế và đề xuất giải pháp phát triển (Trang 43 - 47)

Phần 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN

4.2. ĐÁNH GIÁ VỀ VAI TRÕ CẢNH QUAN CỦA THỰC VẬT BẬC CAO CÓ MẠCH Ở VEN BỜ SÔNG HƯƠNG THUỘC THÀNH PHỐ HUẾ

Để đánh giá vai trò cảnh quan của thực vật bậc cao có mạch ở ven bờ sông Hương, chúng tôi dựa vào giá trị sử dụng của các loài thực vật trong việc tạo cảnh quan. Theo Trương Hồng Mai (2010) [46], phân loại cây làm cảnh quan theo giá trị sử dụng bao gồm các nhóm cây:

1. Cây bóng mát: là những cây có thân gỗ lớn, lá thường xanh hay rụng.

Nhóm thực vật này có chiều cao từ 5 – 50 m, sống lâu 30 – 40 năm. Có nhiều loài sống rất lâu năm gồm các loại:

1.1. Cây bóng mát thường: gồm những cây thân gỗ lớn thuộc loài lá kim, hoặc lá rộng, thường xanh hay rụng lá trơ cành. Nhiều loài cho bóng râm tốt lại có dáng đẹp nhƣ Thông, Lát hoa, Bàng, Sao đen…

1.2. Cây bóng mát cho hoa đẹp: gồm những cây thân gỗ lớn hay nhỡ, cho bóng mát nhƣng lại đặc biệt có hoa đẹp nhƣ Móng bò tím, Vàng anh, Phƣợng, Lim xẹt…

1.3. Cây bóng mát ăn quả: gồm những cây thân gỗ lớn hoặc nhỡ cho bóng mát, đồng thời cho quả nhƣ Dừa, Khế, Nhãn, …

1.4. Cây bóng mát cho hoa thơm: là những cây bóng mát có hoa thơm gây cảm giác dễ chịu.

2. Cây trang trí: là những cây thân gỗ nhỏ mọc bụi hay riêng lẻ, cây leo giàn và cây thân thảo. Chúng thường được trồng làm cảnh để trang trí ở tầng thấp, thường gồm các loại:

2.1. Tre trúc: : là những cây chỉ có một thân chính, mọc đơn lẻ hay thành bụi. Cây cao từ 1 – 2 m, đến 15 – 20 m. Loài tre trúc có thân đẹp, ngọn uốn cong mềm mại, đặc biệt tre trúc mang đậm nét sắc thái dân tộc.

2.2. Cau dừa: gồm những cây thường có độ cao từ 5 – 10 m và 15 – 20 m.

Thân cột đứng thẳng hài hòa với đường nét công trình kiến trúc, tán lá thoáng mềm mại nhƣ cau dừa, cọ.

2.3. Cây cảnh dáng đẹp: là những cây thân gỗ nhỏ mọc đơn hay mọc bụi.

Có dáng cây, lá, hoa với màu sắc đẹp.

2.4. Cây cảnh hoa đẹp: là những cây thân gỗ nhỏ mọc đơn hay mọc bụi có hoa nhƣ Mai chiếu thủy, Bạch ngọc anh,..

2.5. Cây leo dàn: gồm những cây leo có thân lá, hoa đẹp có tác dụng trang trí và tạo bóng râm nhƣ Móng bò hoa phƣợng, Hoa giấy,…

2.6. Cây cảnh có quả đẹp: những cây này quả có hình dáng, màu sắc đẹp.

2.7. Cây hàng rào: gồm những cây thân gỗ, bụi, nhiều cành nhánh. Cây có mật độ lá dày, xanh quanh năm, sống lâu, đặc biệt nhiều thân nhƣ Chè tàu, Chuỗi ngọc,..

2.8. Cây viền bồn, bãi: gồm những cây thân gỗ nhỏ hoặc thân thảo, sống một năm hoặc nhiều năm, cây có nhiều cành nhánh, chịu cắt xén, hoặc có màu lá, hoa đẹp nhƣ Cô tồng, Trang lá nhỏ, Cẩm tú mai, Đinh lăng lá mán,…

2.9. Cây hoa: Gồm những cây thân thảo hoặc thân gỗ có độ cao dưới 1 m nhƣ Xác pháo, Bỏng nẻ,…

3. Nhóm cỏ: đƣợc xem là mảng màu trang trí tầng thấp. Cỏ có chức năng làm “nền” cho đất xanh, có tác dụng tạo nên một không gian rộng lớn hơn thực tế, tạo nên cảm giác yên tĩnh. Mặt khác cỏ còn có tác dụng rõ rệt trong việc chống xói mòn đất, giữ ẩm, lắng lọc bụi bặm.

4. Thực vật thủy sinh làm cảnh: Nhóm thực vật sống ngập nước có hoa, lá đẹp.

Qua các tuyến khảo sát ở ven bờ sông Hương thuộc thành phố Huế, chúng tôi đã thống kê đƣợc 305 loài thực vật bậc cao có mạch của 91 họ khác nhau và các loài này đƣợc phân chia làm 6 nhóm giá trị cảnh quan (bảng 4.5, hình 4.8).

Bảng 4.5. Số lƣợng và tỷ lệ (%) các nhóm giá trị cảnh quan của thực vật bậc cao có mạch ở ven bờ sông Hương thuộc thành phố Huế

Stt Giá trị cảnh quan Kí hiệu Số loài Tỷ lệ (%)

1 Cây bóng mát thường BM 56 18,36

2 Cây bóng mát cho hoa đẹp MH 31 10,16

3 Cây bóng mát ăn quả MQ 30 9,84

4 Cây trang trí TT 100 32,78

5 Nhóm cỏ NC 41 13,44

6 Thực vật thủy sinh làm cảnh CN 11 3,61

Giá trị cảnh quan

Tỷ lệ (%) Hình 4.8. Biểu đồ biểu diễn tỷ lệ (%) các nhóm công dụng của thực vật bậc cao

làm cảnh quan hai bờ sông Hương

Qua bảng 4.5 và hình 4.8 cho thấy, có 5 nhóm thực vật bậc cao có mạch làm cảnh quan gồm:

- Nhóm cây trang trí (TT) có 100 loài chiếm 32,78% tổng số loài, chiếm tỉ lệ lớn nhất trong nhóm giá trị sử dụng làm cảnh quan. Nhiều loài trong nhóm này thuộc họ Trúc đào (Apocynaceae) nhƣ Trúc đào (Nerium oleander), Bạch ngọc anh (Tabernaemontana bovina), Mai chiếu thủy (Wrightia religiosa); họ Rau dền (Amaranthaceae) nhƣ Mắt nai (Cyathula prostrata), Mồng gà trắng (Celosia argentea);

họ Cau (Arecaceae) nhƣ Thốt nốt (Borassus flabellifer), Kè (Licuala grandis),…

- Cây bóng mát thường có 56 loài, chiếm 18,36% tổng số loài. Nhiều loài trong nhóm này thuốc họ Trinh nữ (Mimosaceae) nhƣ Keo lá tràm (Acacia auriculiformis), Bồ kết tây (Albizzia lebbeck); họ Xoan (Meliaceae) nhƣ Ngâu (Aglaia duperreana) , Gội (Aphanamixis grandiflora), Xoan (Melia azedarach), họ Long não (Lauraceae) nhƣ Long não (Cinnamomum camphora), Bời lời (Litsea glutinosa),…

- Cây bóng mát cho hoa đẹp có 31 loài chiếm 10,16% tổng số loài gồm các loài thuộc họ Vang (Caesalpiniaceae) nhƣ Muồng hoa đào (Cassia javanica), Phƣợng vĩ (Delonix regia); họ Ngọc Lan (Magnoliaceae) nhƣ Ngọc lan (Michelia champaca), Dạ hợp (Magnolia coco) , họ Đậu (Fabaceae) nhƣ Đỗ mai

(Gliricidia sepium), Vong nem (Erythrina variegata); họ Bằng lăng (Lythraceae) như Bằng lăng nước (Lagerstroemia speciosa),…

- Cây bóng mát ăn quả có 30 loài chiếm 9,84% tổng số loài. Các loài gặp ở một số họ nhƣ họ Đào lộn hột (Anacardiaceae): Xoài (Mangifera indica) , Cóc (Spondias cythera); họ Dâu tằm (Moraceae): Mít (Artocarpus heterophylla), Vả (Ficus auriculata),…

- Nhóm cỏ có 41 loài chiếm 13,44 % tổng số loài, bao gồm phần lớn các loài thực vật hoang dại. Nhiều loài trong nhóm này thuộc họ Lúa ( Poaceae) nhƣ Cỏ lá gừng (Axonopus affinis), Cỏ gà (Cynodon dactylon), Cỏ vetiver (Vetiveria zizanioides),…

- Nhóm thực vật thủy sinh làm cảnh có 11 loài chiếm 3,61% tổng số loài, gồm các loài thuộc một số họ nhƣ: họ Bèo lục bình (Pontederiaceae) nhƣ Bèo lục bình (Eichhornia crassipes), họ Súng (Nymphaeaceae) nhƣ Súng đỏ (Nymphaea louts), Súng trắng (Nymphaea pubescens); họ Sen (Nelumbonaceae) nhƣ Sen hồng (Nelumbo nucifera),…

Mỗi nhóm có một vai trò riêng trong việc tạo nên cảnh quan độc đáo ở khu vực nghiên cứu.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thành phần loài thực vật bậc cao có mạch làm cảnh quan ở ven bờ sông Hương thuộc thành phố Huế và đề xuất giải pháp phát triển (Trang 43 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(60 trang)