CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ VIETINBANK CHI NHÁNH PHÚ YÊN VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CHI NHÁNH PHÚ YÊN
3.1 Khái niệm về hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTM
Khi nhắc đến khái niệm khả năng sinh lời hay sự giảm thấp trong chi phí hoạt động nhằm tăng sức cạnh tranh trên thị trường giữa các tổ chức tài chính kinh tế với nhau người ta sẽ nghĩ ngay đến việc đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của một ngân hàng.
Mục tiêu mà các ngân hàng quan tâm hàng đầu đó chính là khả năng sinh lời vì khi nguồn thu nhập cao sẽ giúp các ngân hàng mở rộng thị phần,thu hút vốn đầu tư và có thể bảo toàn vốn.Tuy nhiên về bản chất cũng có thể coi NHTM như một tập đoàn kinh doanh hoạt động với mục tiêu đạt một mức độ rủi ro cho phép nhưng vẫn tối đa hóa lợi nhuận.
Tương tự như hiệu quả hoạt động kinh doanh thì khi nhắc đến hiệu quả kinh tế người ta sẽ dựa vào mối quan hệ giữa lợi ích kinh tế đạt được và chi phí bỏ ra đánh giá.
Nguồn huy động vốn tăng uy tín của ngân hàng cao khách hàng yên tâm và tin tưởng vào ngân hàng sẽ làm cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng đạt hiệu quả cao.Trên cơ sở nguồn huy động vốn phát triển thuận lợi ngân hàng sẽ mở rộng quy mô hoạt động kinh doanh tạo ra nguồn lợi nhuận cao cho các NHTM.
Có rất nhiều quan niệm nhưng tùy theo mục đích nghiên cứu của đề tài tác giả sử dụng quan điểm sau : Mục tiêu mà các ngân hàng cần đạt được trong hoạt động kinh doanh NHTM đó là thu được lợi nhuận tối đa với chi phí tối thiểu.
( Nguồn:Nhà kinh tế học Adam Smith)
25
3.1.1 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTM
Lợi nhuận là mục tiêu hoạt động của các ngân hàng thương mại ,trong điều kiện cạnh tranh với các tổ chức định chế tài chính khác thì áp lực đặt ra đối với các NHTM là hạ thấp chi phí .Đánh giá xem xét trên quan điểm biến đổi đầu vào thành đầu ra để xem xét hiệu quả.
Một giai đoạn quan trọng của công tác quản trị ngân hàng là phân tích hiệu quả.Trên cơ sở phân tích hiệu quả ta sẽ đánh giá được quá trình thực hiện chiến lược kinh doanh ,xác định được các nguyên nhân ảnh hưởng đến chiến lược kinh doanh cũng như kiến nghị những giải pháp xử lý để từ đó giúp cho các nhà quản trị ngân hàng có những quyết định kịp thời và đúng đắn. Bằng cách so sánh kết quả kinh doanh đạt được với chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó ta sẽ đánh giá được hiệu quả của quá trình kinh doanh.
Các nhà quản trị ngân hàng cần phải đo lường hiệu quả cho từng hoạt động của NHTM gồm : hoạt động cho vay,đầu tư,hoạt động huy động vốn và cung cấp dịch vụ cho khách hàng thông qua các chỉ tiêu sau :
3.1.1.1 Thu nhập của ngân hàng.
Ngày nay trước sức ép cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa các ngân hàng để có thể đáp ứng nhu cầu cung ứng các sản phẩm dịch vụ đến khách hàng thì các NHTM phải ngày càng cải tiến mở rộng và phát triển nhiều hoạt động.Do vậy sẽ làm tăng nguồn thu nhập của các ngân hàng thương mai bao gồm thu nhập từ hoạt động kinh doanh trong kỳ của ngân hàng và thu nhập khác.
Thu từ chênh lệch tỷ giá, thu từ hoạt động kinh doanh khác, thu từ hoạt động kinh doanh ngoại hối và vàng, thu lãi góp vốn, thu từ hoạt động mua bán nợ, gồm thu từ hoạt động tín dụng, thu lãi tiền gửi, thu dịch vụ là những nguồn thu từ hoạt động kinh doanh.
Các nguồn thu từ thanh lý nhượng bán tài sản cố định như xe, đất, nhà cửa,cơ sở sản xuất hay các nguồn thu từ dự phòng rủi ro được gọi là thu nhập khác.
Nguồn : Nguyễn Việt Hùng (năm 2008)
3.1.1.2 Chi phí của ngân hàng.
Các khoản chi phí chi trả hợp lý, hợp lệ phát sinh trong kỳ được gọi là chi phí của ngân hàng.Tương tự như thu nhập chi phí của ngân hàng cũng rất đa dạng bao gồm hai khoản chi phí sau : chi phí hoạt động kinh doanh và chi phí khác.
Chi trả lãi vay,lãi tiền gửi , chi cho việc phát hành chào bán trái phiếu,chi cho việc cung cấp các sản phẩm dịch vụ cho khách hàng, mua bán ngoại tệ được gọi là các chi phí cho hoạt động kinh doanh.
Chi thanh lý nhượng bán tài sản, chi cho việc thu hồi các khoản nợ đã xóa, chi phí thu hồi nợ quá hạn khó đòi, chi tiền phạt do vi phạm hợp đồng kinh tế, chi xử lý khoản tổn thất tài sản còn lại sau khi đã bù đắp bằng các nguồn theo quy định được gọi là chi phí khác.
Nguồn : Nguyễn Việt Hùng (năm 2008) 3.1.1.3 Lợi nhuận của ngân hàng.
Khoản chênh lệch giữa tổng doanh thu phải thu trừ đi tổng các khoản chi phí phải trả hợp lý hợp lệ được hiểu là lợi nhuận của NHTM. Lợi nhuận thu được từ các hoạt động nghiệp vụ và các hoạt động khác chính là kết quả kinh doanh của NHTM hay còn goi là lợi nhuận thực hiện được trong năm của ngân hàng.Khoản chênh lệch giữa tổng doanh thu và tổng chi phí được gọi là lợi nhuận gộp và từ khoản chênh lệch giữa lợi nhuận gộp và thuế thu nhập ta tính được nguồn lợi nhuận ròng.( 25%
là con số thể hiện thuế suất thuế thu nhập của các NHTM hiện nay)
Nguồn : Nguyễn Việt Hùng ( năm 2008) 3.1.1.4 Tỷ lệ thu nhập trên vốn chủ sở hữu (ROE - Return on equity).
Kết quả hoạt động trên vốn cổ phần của ngân hàng được thể hiện trên chỉ số ROE.Tỷ lệ ROE càng lớn thì nguồn thu nhập mà các cổ đông nhận được từ việc đầu tư vốn vào ngân hàng càng cao. ROE được tính dựa trên công thức lấy lợi nhuận ròng chia cho vốn tự có cơ bản bình quân (vốn cổ phần thường, cổ phần ưu đãi, các quỹ dự án và lợi nhuận không chia).
Nguồn: Ngô Đăng Thành (năm 2010)
27
3.1.1.5 Tỷ lệ lợi nhuận trên tổng tài sản (Return on Assets - ROA).
Tỷ số lợi nhuận trên tài sản (ROA) được tính bằng lợi nhuận sau thuế chia cho tổng tài sản .Tỷ lệ này đo lường khả năng của nhà quản lý sử dụng nguồn lực tài chính của ngân hàng để tạo ra lợi nhuận. Để đánh giá hiệu quả quản lý ngân hàng các nhà quản trị ngân hàng thường sử dụng chỉ tiêu ROA.
Một ngân hàng có cơ cấu tài sản hợp lý ,hiệu quả kinh doanh tốt,có khả năng thích ứng trước những thay đổi chung của nền kinh tế khi tỷ lệ ROA cao. Ngoài ra tỷ lệ ROA còn là thước đo hiệu quả đầu tư của ngân hàng, phản ánh hiệu quả kinh doanh trên một đơn vị tài sản có của ngân hàng.
Nguồn: Ngô Đăng Thành (năm 2010) 3.1.1.6 Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên (Net interest Margin - NIM).
Thông qua việc kiểm soát chặt chẽ tài sản sinh lời và việc tìm kiếm những nguồn vốn có chi phí thấp nhất sẽ giúp cho ngân hàng dự báo trước khả năng sinh lãi vì vậy chỉ tiêu NIM luôn được các nhà quản trị ngân hàng quan tâm theo dõi .NIM cũng được sử dụng để đo lường mức chênh lệch giữa thu từ lãi và chi phí trả lãi mà ngân hàng có thể đạt được thông qua việc soát chặt chẽ tài sản. NIM được tính bằng công thức lấy thu nhập lãi-chi phí lãi chia cho tài sản có sinh lời.
Tỷ lệ NIM cao là một dấu hiệu quan trọng cho thấy ngân hàng đang thành công trong việc quản lý tài sản và nợ. Ngược lại, NIM thấp sẽ cho thấy ngân hàng gặp khó khăn trong việc tạo lợi nhuận.
Nguồn: Ngô Đăng Thành (năm 2010)
3.1.1.7 Tỷ lệ thu nhập ngoài lãi cận biên (Non interest Margin – NOM).
Tỷ lệ NOM là chênh lệch giữa chi phí ngoài lãi (tiền lương, sữa chữa, bảo hành thiết bị, chi phí tổn thất tín dụng..) với nguồn thu ngoài lãi ( phí dịch vụ) .Một ngân hàng đang có dấu hiệu tốt trong việc tăng nguồn thu phí dịch vụ và giảm các chi phí ngoài lãi khi NOM cao.
Tỷ lệ NOM cao thể hiện ngân hàng đang có dấu hiệu tốt trong việc tăng nguồn thu phí dịch vụ và giảm các chi phí ngoài lãi.
Nguồn: Ngô Đăng Thành (năm 2010)
3.1.1.8 Tỷ lệ sinh lời hoạt động.
NPM (Tỷ lệ sinh lời hoạt động) được tính bằng thu nhập hoạt động sau thuế chia tổng thu từ hoạt động .Tỷ lệ này phản ánh hiệu quả của các chính sách định giá dịch vụ và việc quản lý chi phí.
Nguồn: Ngô Đăng Thành (năm 2010)