Về ảnh hưởng của rung nhĩ sau phẫu thuật tim lên các biến cố hậu phẫu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các yếu tố dự báo rung nhĩ sau phẫu thuật tim và ảnh hưởng của rung nhĩ lên các biến cố hậu phẫu (Trang 53 - 56)

1.5. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC

1.5.2. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài

1.5.2.2. Về ảnh hưởng của rung nhĩ sau phẫu thuật tim lên các biến cố hậu phẫu

Attaran và cộng sự (2010) [20], nghiên cứu 17379 bệnh nhân phẫu thuật tim từ tháng 10/1998 đến tháng 03/2009. Tỉ lệ rung nhĩ sau mổ là 28,7%, dân số nghiên cứu được chia thành các phân nhóm gồm: CABG, AVR ± CABG, MVR ± CABG, mổ tim khác. Sau khi kết hợp thang điểm xu hướng (propensity score) để hiệu chỉnh đa biến các khác biệt trước phẫu thuật ở hai nhóm rung nhĩ và không rung nhĩ thì ở phân nhóm CABG: Rung nhĩ làm tăng nguy cơ độc lập của các biến cố hậu phẫu (P < 0,05) như: NMCT cấp, suy thận cấp, nhiễm trùng vết mổ, đột quỵ, tử vong, kéo dài thời gian nằm ICU và thời gian nằm viện; ở phân nhóm AVR ± CABG: Rung nhĩ làm tăng nguy cơ độc lập của các biến cố hậu phẫu (P < 0,05) như: NMCT cấp, suy thận cấp, nhiễm trùng vết mổ, kéo dài thời gian nằm ICU và thời gian nằm viện; ở phân nhóm MVR ± CABG: Rung nhĩ làm tăng nguy cơ độc lập của các biến cố hậu phẫu (P < 0,05) như: Suy thận cấp, kéo dài thời gian nằm ICU và thời gian nằm viện; ở phân nhóm mổ tim khác: Rung nhĩ làm tăng nguy cơ độc lập của các biến cố hậu phẫu (P < 0,05) như: Suy thận cấp, nhiễm trùng vết mổ, kéo dài thời gian nằm ICU và thời gian nằm viện.

Mariscalco và cộng sự (2014) [82], nghiên cứu 17262 bệnh nhân phẫu thuật tim (CABG, phẫu thuật van, CABG + van, khác) ở 3 bệnh của 2 quốc gia

ở Châu Âu, từ tháng 07/1999 đến tháng 12/2010. Tỉ lệ rung nhĩ sau phẫu thuật trên toàn bộ dân số là 26,4%, rung nhĩ liên quan với sự gia tăng các biến cố hậu phẫu như: Thời gian thở máy kéo dài, thời gian nằm ICU kéo dài, thời gian nằm viện kéo dài, đột quỵ, tổn thương thận cấp, lọc thận, truyền máu, tử vong với phân tích đơn biến (bảng 1.17).

Bảng 1.17: So sánh các biến cố hậu phẫu ở hai nhóm có rung nhĩ và không rung nhĩ bằng phân tích đơn biến của Mariscalco. “Nguồn: Mariscalco G và cs, 2014” [82].

Biến cố Không rung nhĩ rung nhĩ P

(n = 12701) (n = 4561)

Thời gian thở máy, giờ 6 8,5 < 0,001

Thời gian nằm ICU, giờ 24 43 < 0,001

Đột quỵ, % 1,7 4,5 < 0,001

Tổn thương thận cấp, % 3,4 10,5 < 0,001

Lọc thận, % 0,8 2,6 < 0,001

Truyền máu, % 37,7 51 < 0,001

Thời gian nằm viện, ngày 7 8 < 0,001

Tử vong, % 1,2 3 < 0,001

Mafaldo và cộng sự (2015) [90], nghiên cứu 223 bệnh nhân phẫu thuật tim (CABG, phẫu thuật van, tim bẩm sinh, phình vách thất, Bentall and De Bono), từ tháng 06/2006 đến tháng 12/2010. Tỉ lệ rung nhĩ sau phẫu thuật là 13,9%, rung nhĩ liên quan với sự gia tăng các biến cố hậu phẫu như: Tử vong, thời gian nằm viện kéo dài, thời gian nằm ICU kéo dài với phân tích đơn biến (bảng 1.18).

Bảng 1.18: So sánh các biến cố hậu phẫu ở hai nhóm có rung nhĩ và không rung nhĩ bằng phân tích đơn biến của Malfado. “Nguồn: Mafaldo RS và cs, 2015” [90].

Biến cố Không rung nhĩ Rung nhĩ P

(n = 31) (n = 192)

Tử vong trong viện, % (n) 9,38 (18) 16,13 (5) 0,001

Thời gian nằm ICU, ngày 3 4 0,04

Thời gian nằm viện, ngày 23,93 ± 17,72 30,2 ± 23,51 0,08 Silva và cộng sự (2004) [109], nghiên cứu 158 bệnh nhân phẫu thuật tim (CABG, phẫu thuật van). Tỉ lệ rung nhĩ sau phẫu thuật là 28,5%, rung nhĩ liên quan với kéo dài thời gian nằm viện 16,9 ± 12,3 ngày ở nhóm rung nhĩ so với

9,2 ± 4,0 ngày ở nhóm không rung nhĩ (P < 0,001), rung nhĩ làm gia tăng tỉ lệ đột quỵ hoặc tử vong sau phẫu thuật (P = 0,02), rung nhĩ không liên quan với thuyên tắc phổi (P = 0,72) và cũng không liên quan với NMCT cấp quanh PT (P = 0,54).

Tran (2013) [113] nghiên cứu 999 bệnh nhân phẫu thuật tim (CABG, van, CABG + Van) từ 01/01/2010 đến 31/12/2010. Tỉ lệ rung nhĩ sau phẫu thuật tim là 30,5%, rung nhĩ làm tăng khuynh hướng của bệnh tim mạch, hô hấp, gan, thận, thần kinh, nhiễm trùng và tử vong hậu phẫu khi phân tích đơn biến (bảng 1.19).

Bảng 1.19: So sánh các biến cố hậu phẫu ở hai nhóm có rung nhĩ và không rung nhĩ bằng phân tích đơn biến của Tran. “Nguồn: Tran DT, 2013” [113].

Yếu tố Không rung nhĩ Rung nhĩ OR (95% CI) P (n = 694) (n = 304)

Block tim, % (n) 1 (7) 3,9 (12) 4 (16 - 10,3) 0,002

Ngưng tim, % (n) 0,3 (2) 2,3 (7) 8,3 (1,7- 39,4) 0,005

Phù phổi do tim, % (n) 2,7 (19) 9,2 (28) 3,6 (2,0- 6,5) < 0,001 Mở khí quản, % (n) 0,1 (1) 3,6 (11) 25,9 (3,3 - 201,7) < 0,001

Suy gan, % (n) 0,7 (5) 2,3 (7) 3,3 (1,0- 10,3) 0,035

Suy thận cấp, % (n) 9,2 (64) 16,4 (50) 1,9 (1,3- 2,9) 0,01

Lọc thận, % (n) 1 (7) 4,9 (15) 5,1 (2,1- 12,6) < 0,001

Nhiễm trùng, % (n) 2 (14) 8,9 (27) 4,7 (2,4- 9,1) < 0,001

XHTH trên, % (n) 0,6 (4) 2,6 (8) 4,6 (1,4- 15,5) 0,006

XHTH dưới, % (n) 0,1 (1) 1,6 (5) 11,6 (1,3 - 99,3) 0,012

Tử vong, % (n) 0,1 (1) 2,6 (8) 18,7 (2,3 - 149,9) < 0,001 Tsai và cộng sự (2015) [116], nghiên cứu 266 bệnh nhân phẫu thuật

CABG từ tháng 01/2009 đến tháng 02/2012. Tỉ lệ rung nhĩ sau phẫu thuật là 47,37%, rung nhĩ làm tăng nguy cơ tử vong và các biến chứng sớm sau phẫu thuật như: Nhiễm trùng quanh PT, suy thận, đột quỵ, PT lại với phân tích đơn biến (bảng 1.20).

Bảng 1.20: So sánh tỉ lệ sống sót tích lũy ở 3 thời điểm khác nhau và các biến chứng sớm ở hai nhóm có rung nhĩ và không rung nhĩ. “Nguồn: Tsai YT và cs, 2015” [116].

Biến cố Rung nhĩ Không rung nhĩ P

(n = 126) (n = 140) Tỉ lệ sống còn tích lũy

30 ngày 0,83 0,98 < 0,001

1 năm 0,79 0,96 < 0,001

3 năm 0,78 0,94 < 0,001

Biến chứng sớm

Nhiễm trùng quanh PT 19 (15,1% ) 3 (2,1%) < 0,001

Suy thận 16 (12,8%) 4 (2,9%) 0,002

PT lại 8 (6,4%) 2 (1,4%) 0,05

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các yếu tố dự báo rung nhĩ sau phẫu thuật tim và ảnh hưởng của rung nhĩ lên các biến cố hậu phẫu (Trang 53 - 56)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(172 trang)
w