Các biến số nghiên cứu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu giải phẫu động mạch cảnh trong, hành tĩnh mạch cảnh và xoang tĩnh mạch xích ma vùng xương thái dương (Trang 57 - 74)

2. CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.7. Các biến số nghiên cứu

(1)Tuổi: biến số nền, là biến số định lượng và liên tục.

(2)Giới tính: biến số nền, là biến số định tính, nhị giá: nam hoặc nữ.

(3)Hở ống động mạch cảnh về phía hố sọ giữa:

- Là biến số định tính, nhị giá: có hoặc không.

- Xác định là có hở ống động mạch cảnh về phía hố sọ giữa khi không quan sát thấy có mảnh xương che phủ mặt trên của đoạn ngang

ĐMCTXĐ khi phẫu tích hoặc dải/màng đậm độ xương che phù dọc mặt trên của đoạn ngang ĐMCTXĐ trên hình chụp CLVT.

Hình 2.1. Hình minh họa hở ống ĐMC vào hố sọ giữa trên mẫu xác.

Hình a: Bình thường: trong khung tím: có mô xương che phủ mặt trên đoạn ngang ĐMCTXĐ. Hình b: Hở ống ĐMC vào hố sọ giữa: trong khung đỏ:

không có mô xương che phủ ở mặt trên đoạn ngang ĐMCTXĐ, nhìn thấy trực tiếp thành mạch bộc lộ vào hố sọ giữa.

Hình 2.2. Hình minh họa không hở và hở ống động mạch cảnh về phía hố sọ giữa trên hình chụp CLVT.

Hình chụp CLVT mặt phẳng trán. Vòng tròn đỏ: đoạn ngang ống động mạch cảnh với vách xương toàn vẹn. Vòng tròn xanh: ống động mạch cảnh hở về phía hố sọ giữa, các mũi trên vàng chỉ đoạn hở trần ống động mạch cảnh.

(4) Chiều dài đoạn hở ống động mạch cảnh về phía hố sọ giữa:

- Là biến số định lượng, liên tục. Đơn vị: mi-li-met (mm).

- Đo chiều dài đoạn trần ống động mạch cảnh không có vách xương che

41

phủ.

(5)Chiều dài đoạn đứng động mạch cảnh trong đoạn trong xương đá:

- Là biến số định lượng, liên tục. Đơn vị: mi-li-met (mm).

- Cách đo: dựng hình đoạn đứng ĐMCTXĐ trên mặt phẳng trán từ lỗ động mạch cảnh đến gối động mạch, kẻ hai đường song song: đường phía dưới đi qua bờ lỗ động mạch cảnh, đường phía trên tiếp tuyến với gối động mạch và song song với đường phía dưới, đo chiều dài từ điểm giữa lòng mạch tại lỗ động mạch cảnh đến điểm giữa gối động mạch vuông góc với hai đưởng kẻ trên.

Hình 2.3. Hình minh họa cách đo chiều dài đoạn đứng ĐMCTXĐ trên chụp CLVT.

Đường màu đỏ: độ dài đoạn đứng ĐMCTXĐ, đo từ điểm giữa lòng mạch tại lỗ động mạch cảnh đến điểm giữa gối động mạch.

(6)Chiều dài đoạn ngang động mạch cảnh trong đoạn trong xương đá:

- Là biến số định lượng, liên tục. Đơn vị: mi-li-met (mm).

- Cách đo: Với mẫu xác: dùng máy mài xương từ chỗ động mạch thoát ra khỏi đỉnh xương đá đi dọc theo và song song với bờ trên xương đá

hướng đến trần hòm nhĩ, bộc lộ toàn bộ chiều dài của động mạch từ chỗ thoát khỏi đỉnh xương đá đến gối động mạch, đo khoảng cách giữa hai điểm này. Với mẫu hình chụp CLVT: điều chỉnh qua dựng hình đa mặt phẳng để có được lát cắt trục đi qua mặt phẳng giữa lòng mạch của đoạn ngang ĐMCTXĐ từ chỗ thoát khỏi đỉnh xương đá đến gối động mạch, kẻ 2 đường thẳng song song: đường thứ nhất đi qua bờ lỗ thoát khỏi đỉnh xương đá của động mạch, đường thứ hai tiếp tuyến với gối động mạch và song song với đường thứ nhất, đo chiều dài đoạn ngang ĐMCTXĐ: khoảng cách giữa hai đường này đi qua giữa lòng mạch và vuông góc với hai đường kẻ này.

Hình 2.4. Hình minh họa cách đo chiều dài đoạn ngang ĐMCTXĐ.

Hình a: trên mẫu xác ướp. Hình b: trên hình chụp CLVT.

(7)Đường kính đoạn đứng động mạch cảnh trong đoạn trong xương đá:

- Là biến số định lượng, liên tục. Đơn vị: mi-li-met (mm).

- Cách đo: dựng hình đoạn đứng ĐMCTXĐ trên mặt phẳng trán từ lỗ động mạch cảnh đến gối động mạch, đo đường kính ngoài ở đoạn giữa và vuông góc với trục của đoạn đứng ĐMCTXĐ (đo cả thành mạch nếu là hình chụp có tiêm chất tương phản hoặc đo tới bờ trong ống động mạch cảnh nếu là hình chụp không tiêm chất tương phản).

43

Hình 2.5. Hình minh họa cách đo đường kính đoạn đứng ĐMCTXĐ trên chụp CLVT.

Trên hình dựng đoạn đứng ĐMCTXĐ ở mặt phẳng trán: đo đường kính ngangđoạn giữa động mạch và vuông góc với trục dọc động mạch.

(8)Đường kính đoạn ngang động mạch cảnh trong đoạn trong xương đá:

- Là biến số định lượng, liên tục. Đơn vị: mi-li-met (mm).

- Cách đo: Với nhóm mẫu xác ướp: mài rộng mặt trên đoạn ngang ống ĐMC, bộc lộ hết bề rộng động mạch, đo đường kính ngang của đoạn giữa động mạch vuông góc với trục dọc đoạn ngang ĐMCTXĐ. Với nhóm mẫu hình chụp CLVT: dựng hình lát cắt trục qua giữa lòng đoạn ngang

ĐMCTXĐ như ở mục (6), đo đường kính ngoài ở đoạn giữa và vuông góc với trục dọc đoạn ngang ĐMCTXĐ (đo cả thành mạch nếu là hình chụp có tiêm chất tương phản hoặc đo tới bờ trong ống động mạch cảnh nếu là hình chụp không tiêm chất tương phản).

Hình 2.6. Hình minh họa cách đo đường kính đoạn ngang ĐMCTXĐ.

Hình a: trên mẫu xác ướp. Hình b: trên hình chụp CLVT.

(9) Góc giữa phần đứng và phần ngang của động mạch cảnh trong đoạn trong xương đá:

- Là biến số định lượng, liên tục. Đơn vị: độ.

- Cách đo: dựng hình đa mặt phẳng dựng góc tạo bởi trục của đoạn đứng và đoạn ngang ĐMCTXĐ, đo góc này.

Hình 2.7. Hình minh họa cách đo góc giữa đoạn đứng và đoạn ngang ĐMCTXĐ.

Dựng hình đa mặt phẳng, dựng góc α tạo bởi trục của đoạn đứng và đoạn ngang ĐMCTXĐ bên trái, đo trị số góc α.

45

(10) Góc giữa phần ngang động mạch cảnh trong đoạn trong xương đá và mặt phẳng trán:

- Là biến số định lượng, liên tục. Đơn vị: độ.

- Là góc nhọn tạo bởi đường thẳng đi qua trục dọc của đoạn ngang ĐMCTXĐ mỗi bên và đường thẳng vuông góc với liềm não.

- Cách đo: Với nhóm mẫu xác ướp: dùng đinh gút và chỉ để tạo các đường: (1) đường dọc giữa hộp sọ (đinh gút cắm mốc qua điểm giữa mào gà và điểm giữa ụ chẩm trong), (2) đường đi qua trục dọc của đoạn ngang ĐMCTXĐ, sau đó dùng thước đo độ đo góc tạo bởi đường (2) với đường vuông góc với đường (1) như ở hình minh họa. Với nhóm mẫu hình chụp CLVT: dùng hệ trục vuông góc của phần mềm đọc ảnh

DICOM, đặt đường dọc trùng với liềm não, kẻ đường đi qua trục dọc của đoạn ngang ĐMCTXĐ kéo dài cắt đường ngang của hệ trục vuông góc tạo một góc nhọn α, đo trị số góc này.

Hình 2.8. Hình minh họa đo góc giữa ĐMCTXĐ và mặt phẳng trán trên mẫu xác ướp.

Hình 2.9. Cách đo góc α giữa phần ngang ống động mạch cảnh và mặt phẳng trán trên chụp CLVT.

Đường màu xanh: đặt trùng với liềm não. Đường màu hồng: đường của mặt phẳng trán, vuông góc với đường đi qua liềm não. Đường màu đỏ: đường đi qua trục dọc của đoạn ngang ĐMCTXĐ kéo dài cắt đường mặt phẳng trán tạo góc α – góc cần đo.

(11) Khoảng cách từ chỗ động mạch cảnh trong thoát ra khỏi đỉnh xương đá đến đường giữa:

- Là biến số định lượng, liên tục. Đơn vị: mi-li-met (mm).

- Cách đo: Với nhóm mẫu xác ướp: đo khoảng cách từ điểm giữa lòng mạch đoạn ngang ĐMCTXĐ nhìn từ mặt trên tại chỗ thoát ra khỏi đỉnh xương đá đến vuông góc với đường dọc giữa hộp sọ [xác định như ở mục (10)]. Với nhóm mẫu hình chụp CLVT: xem xét toàn bộ thiết diện lỗ thoát ra khỏi đỉnh xương đá của đoạn ngang ĐMCTXĐ, chọn điểm gần đường giữa nhất ở bờ lỗ thoát này, đo khoảng cách từ điểm này đến vuông góc với đường đi qua liềm não.

47

Hình 2.10. Hình minh họa cách đo khoảng cách từ chỗ động mạch cảnh trong thoát ra khỏi đỉnh xương đá đến đường giữa. Hình a: trên mẫu xác

ướp. Hình b: trên hình chụp CLVT.

(12) Hở ống động mạch cảnh về phía tai giữa:

- Là biến số định tính, nhị giá: có hoặc không.

- Xác định có hở ống động mạch cảnh về phía tai giữa khi khuyết vách xương thành ống động mạch phía tiếp xúc với tai giữa.

Hình 2.11. Hình minh họa không hở ống ĐMC với tai giữa trên chụp CLVT.

Hình a: trên mặt phẳng trục. Hình b: trên mặt phẳng trán. Các mũi tên chỉ vách xương ngăn cách vùng gối động mạch với tai giữa còn toàn vẹn.

Hình 2.12. Hình minh họa hở ống ĐMC vào tai giữa trên chụp CLVT.

Hình a: mặt phẳng trục, không tiêm chất tương phản. Hình b: mặt phẳng trán, không tiêm chất tương phản. Hình c: mặt phẳng trục, có tiêm chất tương phản. Dấu móc đỏ ở hình (a) và các mũi tên ở hình (b), (c) chỉ chỗ hở của ống ĐMC vào tai giữa: không có vách xương ngăn cách động mạch với tai giữa.

(13) Chiều dài đoạn hở ống động mạch cảnh về phía tai giữa: là biến số định lượng, liên tục. Đơn vị: mi-li-met (mm).

(14) Độ dày nhỏ nhất của thành ống động mạch cảnh tiếp xúc với tai giữa:

- Là biến số định lượng, liên tục. Đơn vị: mi-li-met (mm).

- Ở nhóm không hở ống động mạch cảnh về phía tai giữa: đo ở vị trí mỏng nhất của thành ống động mạch cảnh đoạn tiếp xúc với tai giữa.

Đo vuông góc với trục của đoạn này.

- Cách đo: Với nhóm mẫu xác ướp: mài bỏ vách xương trần ống động mạch cảnh đến vùng gối động mạch và mài bỏ vách xương trần hòm nhĩ vùng tiếp giáp với động mạch cảnh, bộc lộ mặt trên vách xương ngăn cách gối động mạch với hòm nhĩ; sau khi dùng que nhỏ thăm dò không có lỗ hở trên vách xương thì dùng thước kẹp đo bề dày vách xương, chọn vị trí có trị số nhỏ nhất đo được. Với nhóm mẫu hình chụp CLVT: khảo sát trên mặt phẳng trục và mặt phẳng trán suốt toàn bộ

đường đi của vách xương ngăn cách động mạch cảnh trong với hòm nhĩ, chọn vị trí có bề dày mỏng nhất, đo bề dày vuông góc với trục dài của vách xương.

49

Hình 2.13. Hình minh họa cách đo độ dày nhỏ nhất của thành ống động mạch cảnh tiếp xúc với tai giữa.

Hình a: trên mẫu xác ướp. Hình b: trên hình chụp CLVT.

Hình 2.14. Hình minh họa động mạch cảnh trong nằm lệch ngoài.

Hình a: động mạch cảnh trong bình thường, gối động mạch (mũi tên đen) nằm phía trong đường kẻ (màu đỏ) vuông góc với vòng đáy ốc tai tại điểm giữa của vòng này. Hình b: động mạch cảnh trong nằm lệch ngoài, gối động mạch (mũi tên trắng) vượt ra ngoài đường kẻ (mũi tên đen) này.

(15) Động mạch cảnh trong nằm lệch ngoài:

- Là biến số định tính, nhị giá: có hoặc không.

- Xác định có động mạch cảnh trong nằm lệch ngoài khi gối động mạch cảnh trong nằm ngoài đường kẻ vuông góc với vòng đáy của ốc tai tại

điểm giữa của vòng đáy ốc tai trên mặt phẳng trục; trên phẫu tích xương sọ sẽ thấy gối động mạch lồi vào phần phía trước của trung nhĩ.

(16) Khoảng cảnh-ốc tai:

- Là biến số định lượng, liên tục. Đơn vị: mi-li-met (mm).

- Là số đo khoảng cách ngắn nhất từ động mạch cảnh trong đoạn trong xương đá đến vòng đáy ốc tai.

- Cách đo: dựng hình hiển thị động mạch cảnh trong đoạn trong xương đá và ốc tai trên cùng một lát cắt ở các mặt phẳng trục, mặt phẳng trán và mặt phẳng dứng dọc, đo và chọn trị số nhỏ nhất.

Hình 2.15. Hình minh họa cách đo khoảng cảnh-ốc tai.

Hình a: mặt phẳng trục. Hình b: mặt phẳng trán. Hình c: mặt phẳng đứng dọc.

(17) Động mạch cảnh trong lạc chỗ :

- Là biến số định tính, nhị giá: có hoặc không.

- Xác định có động mạch cảnh trong lạc chỗ khi không thấy đoạn đứng bình thường của động mạch cảnh trong đoạn trong xương đá, thay vào đó là nhánh động mạch thay thế khác đi trong tiểu quản nhĩ dưới dãn rộng, đi vòng vào trong tai giữa, qua lồi ốc tai, đến vị trí gối động mạch thì xuyên qua chỗ hở thành ống động mạch cảnh để quay trở lại đoạn ngang của động mạch cảnh trong đoạn trong xương đá.

51

Hình 2.16. Động mạch cảnh trong lạc chỗ .

Hình minh họa động mạch cảnh trong lạc chỗ (tam giác) đi vòng vào hòm nhĩ, ôm qua lồi ốc tai (mũi tên).

(18) Động mạch ống chân bướm:

- Là biến số định tính, nhị giá: có hoặc không.

- Cách xác định: Trên nhóm mẫu xác ướp: xác định có động mạch ống chân bướm sau khi xẻ thành đoạn ngang động mạch cảnh trong đoạn trong xương đá, rửa sạch lòng mạch, tìm thấy được lỗ thoát ra của nhánh động mạch từ khoảng giữa đoạn ngang động mạch cảnh trong đoạn trong xương đá.

Hình 2.17. Hình minh họa có động mạch ống chân bướm.

Mũi tên đỏ chỉ lỗ thoát ra của động mạch ống chân bướm từ đoạn ngang của động mạch cảnh trong đoạn trong xương đá.

Hình 2.18. Hình minh họa hành tĩnh mạch cảnh nằm cao.

Hình a: mặt phẳng trục; trong ô màu xanh: bình thường: mũi tên vàng chỉ vòng đáy ốc tai, không thấy hành tĩnh mạch cảnh hiện diện phía sau; trong ô màu đỏ: hành tĩnh mạch cảnh nằm cao: hành tĩnh mạch cảnh (chấm tròn vàng) hiện diện phía sau vòng đáy ốc tai (mũi tên vàng) trên cùng lát cắt trục.

Hình b: hành tĩnh mạch cảnh nằm cao trên mặt phẳng đứng dọc: điểm cao nhất của vòm hành tĩnh mạch cảnh (chấm tròn vàng) vượt lên cao khỏi vòng đáy ốc tai (mũi tên vàng).

Hình 2.19. Hình minh họa hành tĩnh mạch cảnh hở vào tai giữa.

Hình a: mặt phẳng trục. Hình b: mặt phẳng trán. Trong các ô màu xanh: mũi tên đơn chỉ vách xương toàn vẹn ngăn cánh hành tĩnh mạch cảnh với tai giữa.

Trong các ô màu đỏ: mũi tên kép chỉ vị trí hở của hành tĩnh mạch cảnh với tai giữa, không có vách xương che phủ ở bề mặt hành tĩnh mạch cảnh.

53

(1)Hành tĩnh mạch cảnh nằm cao:

- Là biến số định tính, nhị giá: có hoặc không.

- Xác định có hành tĩnh mạch cảnh nằm cao khi điểm cao nhất của vòm hành tĩnh mạch cảnh nằm cao hơn vòng đáy ốc tai.

(2) Hành tĩnh mạch cảnh hở vào tai giữa:

- Là biến số định tính, nhị giá: có hoặc không.

- Xác định có hành tĩnh mạch cảnh hở vào tai giữa khi không thấy vách xương ngăn cách hành tĩnh mạch cảnh với khoang tai giữa.

(3) Túi thừa hành tĩnh mạch cảnh:

- Là biến số định tính, nhị giá: có hoặc không.

- Cách xác định: Dựng hình và khảo sát hình thái hành tĩnh mạch cảnh trên ba mặt phẳng: mặt phẳng trục, mặt phẳng trán và mặt phẳng đứng dọc; xác định có túi thừa hành tĩnh mạch cảnh khi thấy có chỗ lồi khu trú hình túi nhô ra từ vòm hành tĩnh mạch cảnh.

Hình 2.20. Hình minh họa túi thừa hành tĩnh mạch cảnh.

Mặt phẳng đứng dọc: dấu sao: hành tĩnh mạch cảnh, các mũi tên chỉ túi thừa hành tĩnh mạch cảnh.

(4) Chiều sâu, chiều rộng của xoang tĩnh mạch xích-ma:

- Là các biến số định lượng, liên tục. Đơn vị: mi-li-met (mm).

- Cách đo: Với nhóm mẫu xác ướp: Dùng đất sét đúc khuôn tạo hình

xoang tĩnh mạch xích-ma ở vị trí xoang ấn vào mặt sau xương chũm, lấy đất sét ra khỏi xoang sao cho không bị biến dạng, dùng thước kẹp đo các kích thước xoang. Với nhóm mẫu hình chụp CLVT: Chọn lát cắt mặt phẳng trục có kích thước xoang tĩnh mạch xích-ma chỗ ấn vào mặt sau xương chũm lớn nhất, đo chiều rộng chỗ ấn của xoang tĩnh mạch, chiều sâu được đo từ điểm xa nhất của chỗ ấn này đến vuông góc với chiều rộng.

Hình 2.21. Hình minh họa cách đo xoang tĩnh mạch xích-ma trên mẫu xác ướp.

Hình 2.22. Hình minh họa cách đo xoang tĩnh mạch xích-ma trên hình chụp CLVT.

Trên mặt phẳng trục của hình chụp CLVT: đường màu đỏ: chiều rộng XTMXM, đường màu vàng: chiều sâu XTMXM, được đo từ điểm xa nhất của xoang tĩnh mạch đến vuông góc với đường chiều rộng xoang màu đỏ.

55

(5) Phân loại xoang tĩnh mạch xích-ma theo Ichijo:

- Là biến số định tính, loại biến danh định. Có 3 giá trị: lồi, bán nguyệt, đĩa.

Hình 2.23. Phân loại xoang tĩnh mạch xích-ma theo Ichijo H. [47]

Trong đó: D: độ sâu xoang tĩnh mạch xích-ma, W: độ rộng xoang tĩnh mạch xích-ma.

(6) Phân loại xoang tĩnh mạch xích-ma theo Dong-Il Sun:

- Là biến số định tính, loại biến số thứ tự. Có 4 giá trị: loại 1, loại 2, loại 3, loại 4.

Hình 2.24. Phân loại xoang tĩnh mạch xích-ma theo Dong-Il Sun.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu giải phẫu động mạch cảnh trong, hành tĩnh mạch cảnh và xoang tĩnh mạch xích ma vùng xương thái dương (Trang 57 - 74)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(180 trang)
w