Trong sửa chữa trục bánh nếu phát hiện có vết nứt ngang phải thay trục mới, có vết nứt dọc trên bề mặt xiên < 30o, ngắn hơn 125 mm, sâu không quá 2,5 mm ta coi là vết nứt dọc. Đối với trục có khuyết tật nhỏ, xây sát quá mức, lõm ở cổ trục, bị côn ovan và lệch tâm thì cho phép gia công trên máy tiện sau đó lăn ép và mài đến kích thước sử dụng.
Tất cả các trục bánh đều ở kích thước khởi đầu (cốt 0), nói rõ hơn là lượng dự trữ kích thước sữ dụng tối đa. Theo nhà chế tạo qui định, nếu cần hạ kích thước về đường kính (nói trên) khi sửa chữa, đƣợc phép mỗi cốt hạ 1 mm (tức 0,5 theo chiều sâu cắt gọt) và số lần hạ cốt không quá 3 lần. Nghĩa là đường kính các vai trục tối thiểu cho phép (tương ứng từng vị trí trên trục), nhỏ hơn kích thước đường kính mới nguyên thuỷ là 3 mm.
Căn cứ vào những qui định trên cho thấy mức độ ở trên, gia công sửa chữa trục bánh cho cả ba loại đầu máy D9E, D13E và D19E chỉ giới hạn nhằm khắc phục những hao mòn hư hỏng có tính bình thường, mức độ nhỏ với độ sâu cắt gọt không quá 3 mm, với những hƣ hỏng lớn hơn phải loại bỏ trục. Đối với các trục bị cong, phải nắn thẳng rồi mới cho phép gia công theo qui định hạ cốt.
Vì lƣợng gia công nhỏ nên chế độ gia công sửa chữa trục bánh cho đầu máy D9E và D13E và D19E chỉ cần áp dụng gia công tinh hoặc nếu cần hạ vƣợt cốt thì gia công ở chế độ bán tinh là đủ.
C - Giới thiệu thiết bị gia công tiện và lăn ép trục bánh:
Trong các thiết bị của Xí nghiệp đầu máy Sài Gòn có máy gia công và lăn ép trục bánh nhãn hiệu: FARREL-SELLERS-CORPORATION. Máy có ƣu điểm độ cứng vững và chính xác cao, bước tiến (S) và lượng ăn dao (T) nhỏ, dãi tốc độ gia công có thể điều chỉnh rất rộng ( 10 160 v/ph). Lực lăn ép trục lớn, nhƣng máy đƣợc thiết kế để lực ép con lăn chỉ ảnh hưởng trong phạm vi má con lăn, tất cả bắt trên bàn trượt rất cứng vững. Máy được trang bị đồng bộ cùng với máy tiện moay-ơ bánh xe, từ trước năm 1975, máy do Mỹ sản xuất có quy cách liệt kê trong bảng 3.20, và các tính năng nêu dưới đây:
Hình 3.31. Máy tiện và lăn ép trục bánh
1: động cơ điện ụ cố định 2: động cơ điện ụ động 3: ụ động 4: ụ cố định 5: bàn dao trái 6: bàn dao phải
+ Cấu trúc thân máy: Máy kết cấu nhƣ một máy tiện chuyên dùng đa năng cho phép 3 loại hình gia công tiện tinh, lăn ép và mài trục tuỳ theo dụng cụ gia công đƣợc lắp trên giá dao.
- Phía mâm kẹp (cụm cố định) chỉ có mũi chống tâm, đƣợc dẫn động bởi động cơ riêng.
- Phía mũi chống tâm là ụ di động, trên có mũi chống tâm tương đương như bên mâm kẹp và cũng đƣợc dẫn động bởi một động cơ điện nhƣ phía ụ động. Điểm đặc
2
3
5 1
4 6
biệt là cả ụ động đƣợc động cơ điện riêng dẫn động qua một trục ren vít vuông để tiến gần hoặc lùi xa ụ động cố định trên bảng trƣợt có ke dẫn của giá dao cho phép điều chỉnh khoảng cách giữa 2 ụ để kẹp các trục có chiều dài tuỳ ý, chiều dài tối đa trục có thể gia công là 2500 mm.
Khi gia công, trục đƣợc quay dẫn nhờ hai gá kẹp đều là trục chủ động quay đồng tốc. Với tốc độ quay gồm 4 chế độ: 10, 23, 80, 160 v/ph tương ứng tuỳ theo động cơ điện nhƣ bảng 4-6 và tỷ số hộp giảm tốc.
+ Phần kẹp chặt và chống tâm định vị: Máy kẹp chặt trục đƣợc gia công theo phương thức ép đối đầu (như cách kẹp của máy tiện bánh xe tự động). Mỗi mũi chống tâm, ở phía cuối lò xo hành trình đàn hồi 65 mm. Khi ụ động ép trục cho phép ban đầu định tâm cho trục, sau khi ép 1/2 hành trình lò xo thì đầu trục tỳ lên mặt gá kẹp.
+ Phần gá dao: Là 2 cụm riêng biệt chắc chắn cho phép thay đổi các loại bàn dao dể dàng. Tuỳ theo công việc mà mỗi bàn dao có thể đƣợc lắp các dụng cụ gia công cơ khí chuyên dùng nhƣ:
- Bàn dao tiện tinh như các máy tiện thông thường để mang dao tiện chế độ bán tinh và tinh để gia công bề mặt ngoài của trục bánh.
- Bàn máy mài chuyên dùng (bao gồm động cơ điện dẫn động đá riêng biệt).
Bảng 3.20. Các động cơ điên vận hành máy tiện trục CORPORATION-FARREL
ĐCĐ
Thông số
Điện thế(V) Công suất (Hp) Tốc độ quay (v/ph)
ĐCĐ dẫn động 2 gá dao 220 3 1465/750
- Tiện hoặc mài 1465
- Lăn ép 750
ĐCĐ dẫn ụ động 220 5 750
ĐCĐ dẫn động bơm thuỷ lực 220 3 1485
2 ĐCĐ dẫn động 2 mâm kẹp 7
Tiện hoặc mài 1450
Lăn ép 750
+ Phần điều khiển: Hệ thống điều khiển 2 bàn dao bằng thuỷ lực trợ lực, hoặc trực tiếp bằng tay, hệ thống thuỷ lực này đƣợc dẫn động bởi một động cơ điện riêng.
- Thiết bị lăn ép
- Việc dịch chuyển bước tiến dao ngang (S) thực hiện được theo 2 chiều qua lại.
- Việc điều chỉnh chiều sâu cắt (T) của dao tiện bề mặt trục bằng thuỷ lực hoặc có thể tiện bằng tay như máy tiện thường. Khi lăn ép có trợ lực bằng thuỷ lực đẩy bệ dao lăn ép theo chiều hướng kính.
Cả hai gá dao đƣợc chỉnh trực tiếp bằng tay hoặc chế độ tự động, để trƣợt trên mặt phẳng dẫn và ke dẫn ngang, đến các vị trí cần gia công của trục.
+ Phần hệ thống động lực: Bao gồm 5 động cơ điện xoay chiều 3 pha, 50 Hz, rôto lồng sóc, liên động để vận hành máy nhƣ bảng 3.20, đã nêu.
+ Phần dẫn động và giảm tốc: tuỳ thuộc chế độ gia công mà ta có thể chọn chế độ của động cơ điện (đổi số đôi cực) tr6n bảng điều khiển và vị trí tay gài hộp giảm tốc (chọn tỷ số truyền).
- Chế độ tiện và mài: Động cơ điện dẫn động chính trên 2 ụ đƣợc đổi tốc độ 1450 v/ph (nhờ đổi số cực), kết hợp với hộp giảm tốc ở chế độ tỷ số đã định, cho phép tốc độ quay của trục gia công từ 70 160 v/ph.
- Chế độ lăn ép: Động cơ điện nói trên đổi tốc độ 750 v/ph, lúc này hộp giảm tốc ở chế độ tỷ số truyền thấp nhất, cho phép trục gia công quay chậm từ 10 12 v/ph để dễ dàng khống chế số lần lăn ép.