CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN NGUỒN LỰC THÔNG
1.1. Lý luận về nguồn lực thông tin trong trường đại học
1.1.3. Phân loại nguồn lực thông tin trong trường đại học
Việc phân loại NLTT có thể được xem xét dưới các góc độ khác nhau: nội dung, thể loại, đặc tính của vật mang tin….Tuy nhiên, trong phạm vi đề tài này, NLTT được phân loại dựa vào hình thức thể hiện thông tin, và nguồn gốc thu thập thông tin.
1.1.3.1. Dựa vào hình thức thể hiện thông tin
Căn cứ vào hình thức thể hiện thông tin, người ta chia NLTT thành hai loại:
NLTT truyền thống (còn gọi là NLTT tư liệu) và NLTT hiện đại (còn gọi là NLTT điện tử). Sự khác biệt cơ bản giữa thông tin truyền thống, và thông tin điện tử nằm ở hình thức lưu giữ thông tin và vật mang tin.
- NLTT truyền thống: bao gồm các thông tin được thể hiện dưới dạng các tài liệu văn bản và các vật mang tin khác mà không cần dùng đến CNTT hoặc các thiết bị tin học được trình bày dưới dạng một bài viết, tài liệu, ấn phẩm, hồ sơ... về mọi lĩnh vực mà người ta có thể đọc được. Có thể kể đến như: các sách, các ấn phẩm định kỳ, luận văn....
- NLTT hiện đại: là các sản phẩm thông tin được thể hiện nhờ vào ứng dụng CNTT như các tài liệu số, CD-ROM, các cơ sở dữ liệu... mà NDT có thể tiếp cận thông qua các thiết bị tin học, thông qua mạng Internet. Các loại NLTT hiện đại chủ yếu có trong trường ĐH là: sách, báo, tạp chí điện tử, cơ sở dữ liệu thư mục, tóm tắt, toàn văn, các bộ sưu tập dữ liệu số. NLTT hiện đại là bộ phận NLTT tích cực, có nhiều ưu điểm vượt trội so với NLTT truyền thống như tốc độ phát và nhận thông tin nhanh, bảo vệ an toàn, và lâu dài tài liệu gốc (điều này đặc biệt có ý nghĩa khi thư viện trường tiến hành số hóa các tài liệu quý hiếm), dễ dàng truy cập thông tin, và tạo lập các loại sản phẩm thông tin mới, mở rộng đối tượng phục vụ và thúc đẩy việc phối hợp, chia sẻ NLTT giữa các thư viện.
1.1.3.2. Dựa vào nguồn gốc thu thập thông tin
Dựa vào nguồn gốc thu thập thông tin, có thể phân biệt hai loại NLTT cơ bản:
- NLTT nội sinh
NLTT nội sinh là nguồn thông tin được hình thành từ các hoạt động đào tạo, nghiên cứu cá nhân, tổ chức trực thuộc. Nó bao gồm các giáo trình, các đề cương bài giảng được giáo viên biên soạn, các kết quả nghiên cứu, đề tài, luận văn, luận án, các kỉ yếu hội nghị, hội thảo… được sử dụng chính thức tại trường.
Nguồn thông tin nội sinh có tính độc đáo, quý hiếm, đáp ứng nhu cầu người sử dụng về nội dung, trình độ, cách thức tiếp cận, thị hiếu, đồng thời làm tăng giá trị NLTT trong trường ĐH, làm tăng thương hiệu của nhà trường.
- NLTT ngoại sinh
NLTT ngoại sinh là những thông tin đến từ nguồn xuất bản công khai bên ngoài nhà trường (tài liệu truyền thống, điện tử, cơ sở dữ liệu… được mua, thuê hay khai thác miễn phí). NLTT ngoại sinh có tính phổ biến, khách quan, có giá trị sử dụng nếu được lựa chọn tốt, và là cơ sở so sánh, đối chiếu để đánh giá nguồn thông tin nội sinh.
NLTT nội sinh và NLTT ngoại sinh có mối quan hệ chặt chẽ, tương hỗ lẫn nhau. NLTT ngoại sinh được bổ sung thường xuyên, đa dạng sẽ là sơ sở để kích thích NLTT nội sinh phát triển. Việc có nhiều nguồn thông tin nội sinh sẽ mở rộng cơ hội trao đổi/mua/thuê thông tin bên ngoài và khối lượng thông tin nội sinh lớn dẫn tới việc chất lượng đào tạo và NCKH trong trường đại học được nâng lên.
1.1.3.3. Sự khác biệt giữa NLTT trường ĐH và NLTT thư viện công cộng
Nghị định của chính phủ về Quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh Thư viện, số 72/2002/NĐ-CP, ngày 06/8/2002 xác định “NLTT thư viện công cộng phục vụ rộng rãi mọi đối tượng bạn đọc, NLTT của trường ĐH tập trung phục vụ đối tượng bạn đọc là cán bộ, công chức, viên chức chuyên môn thuộc cơ quan, tổ chức chủ quản, ngoài ra còn có thể phục vụ các đối tượng bạn đọc khác phù hợp với quy chế, nội quy của trường” [10]. Sự khác biệt về vai trò, chức năng, nhiệm vụ, đối tượng người dùng và nhu cầu tin, dẫn đến sự khác biệt giữa NLTT trường ĐH và NLTT thư viện công cộng (ngoại trừ 02 thư viện công cộng lớn là Thư viện Quốc gia và Thư viện Khoa học Tổng hợp TP. HCM). Có thể quan sát những khác biệt đó trong bảng so sánh dưới đây:
Bảng 1.1. So sánh NLTT của trường ĐH và NLTT của thư viện công cộng Những điểm
so sánh
NLTT thư viện công cộng NLTT trường ĐH
Diện bổ sung tài liệu
Bổ sung những tài liệu có tính tư tưởng cao, tính giáo dục tốt, và phù hợp với điều kiện kinh tế, văn hóa xã hội, của địa phương,
Bổ sung các tài liệu phù hợp với các ngành chuyên môn, mã ngành đào tạo của trường, ưu tiên tài liệu sách
ưu tiên tài liệu sách địa chí. giáo trình.
Nội dung tài liệu
Có tính tổng quát, ít chuyên sâu, do đối tượng phục vụ đa dạng thuộc nhiều lĩnh vực trình độ và trình độ khác nhau.
Chuyên sâu về các lĩnh vực đào tạo và NCKH. Tài liệu phải đáp ứng yêu cầu chi tiết đến mỗi mã ngành đang được đào tạo trong nhà trường.
Thành phần nội dung tài liệu
Thành phần tài liệu chiếm tỉ lệ tương đương nhau đối với khối nội dung gồm tài liệu xã hội chính trị, tài liệu khoa học tự nhiên, tài liệu khoa học kỹ thuật và một số tài liệu khác.
Thành phần tài liệu về chuyên ngành/ lĩnh vực đào tạo của trường luôn được ưu tiên bổ sung và chiếm tỉ lệ cao, thậm chí tỉ lệ tài liệu chuyên ngành chiếm 95%.
Loại hình tài liệu
Sách, báo tạp chí, một số tài liệu đa phương tiện, các cơ sở tài liệu thư mục, ít cơ sở dữ liệu toàn văn.
Giống như thư viện công cộng, nhưng có nhiều tài liệu điện tử, đa phương tiện hơn, có nguồn tài liệu nội sinh.
Ngôn ngữ tài liệu
Chủ yếu tài liệu tiếng Việt, ít tài liệu tiếng nước ngoài.
Tài liệu ngoại văn phong phú hơn, đặc biệt là tiếng Anh. Chúng chiếm tỉ lệ đáng kể của NLTT (có thể lên tới 50% so với tổng NLTT).
(Nguồn Thư viện trường ĐH GTVT TPHCM)
Có thể thấy rằng, ngoài tài liệu về kiến thức phổ thông, các trường đại học có nhiệm vụ thu thập tài liệu chuyên ngành theo từng danh mục các học phần đào tạo của nhà trường, và nội dung tài liệu phải đáp ứng các chuẩn mực khoa học, giáo dục, đặc biệt là các giáo trình, bài giảng.
NLTT được xây dựng theo chính sách bổ sung tài liệu trên cơ sở chiến lược phát triển của các Khoa chuyên môn và Nhà trường. Do vậy, việc bổ sung tài liệu không thể giữ quan điểm bất biến, mà phải đứng trên quan điểm thay đổi, nghĩa là khi các ngành đào tạo của Khoa chuyên môn thay đổi (theo yêu cầu của nhà trường) thì diện bổ sung cũng thay đổi, kéo theo sự thay đổi của cơ cấu tài liệu.