Người dùng tin và nhu cầu thông tin trong trường đại học

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phát triển và khai thác nguồn lực thông tin ngành đi biển tại trường đại học giao thông vận tải thành phố hồ chí minh (Trang 29 - 32)

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN NGUỒN LỰC THÔNG

1.1. Lý luận về nguồn lực thông tin trong trường đại học

1.1.5. Người dùng tin và nhu cầu thông tin trong trường đại học

NDT là một bộ phận rất quan trọng, vừa là người tiêu thụ các sản phẩm và dịch vụ thông tin, đồng thời cũng là người sản sinh ra thông tin. Trong hoạt động thông tin, NDT là yếu tố năng động nhất, đa dạng và khác biệt về nhu cầu, về khả năng chuyên môn, trình độ ngoại ngữ.... Theo tính chất công việc có thể phân cán bộ, giảng viên, học viên và sinh viên thành 4 nhóm chính:

+ Nhóm cán bộ lãnh đạo, quản lý;

+ Nhóm cán bộ, giảng viên;

+ Nhóm học viên cao học, nghiên cứu sinh;

+ Nhóm sinh viên.

*Đặc điểm chung:

Trình độ NDT tương đối cao: chủ yếu là ở bậc đại học và trên đại học.

Có đặc điểm nghề nghiệp khá tương đồng: các nhóm NDT tuy làm công việc chuyên môn khác nhau nhưng cùng công tác trong môi trường giáo dục và cùng thực hiện các nhiệm vụ giáo dục của Nhà trường.

NDT chính là các chủ thể tạo ra tài liệu nội sinh, từ đó hình thành một trong những NLTT cho Nhà trường.

*Đặc điểm riêng:

Bên cạnh những đặc điểm chung, do vị trí công tác, phạm vi chuyên môn, các nhóm NDT có những đặc điểm riêng như sau:

+ Nhóm cán bộ lãnh đạo, quản lý: Cán bộ lãnh đạo, quản lý là người chịu trách nhiệm trước pháp luật, nhà trường về tất cả các hoạt động của đơn vị mà họ quản lý: Lãnh đạo các Khoa, Phòng, Bộ môn, Trung tâm...của trường. Là người đề

ra mục tiêu và định hướng chiến lược phát triển ngành nghề, vừa tham gia giảng dạy và làm nghiên cứu khoa học. Tính chất lao động của nhóm này thu thập, nghiên cứu tài liệu, xử lý và chuyển hóa thông tin, bao gồm đánh giá thông tin, soạn thảo phương án quyết định, cuối cùng là đưa ra thông tin mới. Loại hình tài liệu phục vụ nhóm này gồm các văn bản pháp luật, Công ước quốc tế, chương trình đào tạo...

+ Nhóm cán bộ, giảng viên: là nhóm NDT có trình độ cao học hàm, học vị cao, hoạt động chủ yếu của họ là giảng dạy và nghiên cứu khoa học. Chính vì vậy, loại hình tài liệu mà họ quan tâm chủ yếu là những tài liệu chuyên ngành phục vụ công tác giảng dạy và nghiên cứu khoa học cấp Trường, cấp Bộ, cấp Nhà nước...

Hướng dẫn sinh viên, học viên thực hiện nghiên cứu khoa học, làm luận án, luận văn, đồ án tốt nghiệp cuối khóa. Vì vậy, họ phải thường xuyên cập nhật thông tin đầy đủ, kịp thời và có tính chính xác cao. Ngoài các tài liệu sách, báo, tạp chí tiếng Việt, họ còn tham khảo các tài liệu tiếng nước ngoài, đặc biệt là ngôn ngữ Anh...

+ Nhóm học viên cao học, nghiên cứu sinh: phần lớn là những người có kinh nghiệm trong công tác lĩnh vực ngành đi biển, đi học để nâng cao trình độ chuyên môn và nâng cao chất lượng giảng dạy. Thông tin phục vụ cho những đối tượng này là những tài liệu mang tính chuyên ngành, phù hợp với lĩnh vực nghiên cứu của họ.

Các đề tài NCKH, luận văn, luận án, các tạp chí chuyên ngành được học viên sau đại học quan tâm hàng đầu.

+ Nhóm sinh viên: đây là nhóm NDT có số lượng lớn nhất. Nhiệm vụ chủ yếu của nhóm này là học tập và nghiên cứu. Muốn làm tốt cả hai nhiệm vụ này, sinh viên phải chủ động tìm kiếm, cập nhật thông tin một cách thường xuyên. Loại hình tài liệu được sử dụng nhiều nhất là sách giáo trình, bài giảng, sách chuyên khảo, tham khảo, báo, tạp chí chuyên ngành...Nội dung thông tin của nhóm này khá đa dạng về nhiều lĩnh vực, họ chú trọng đến những vấn đề lý thuyết.

Nhu cầu tin là loại nhu cầu tinh thần đặc biệt, là thuộc tính tâm lý của cá nhân, là sự đòi hỏi mà NDT thấy cần được thoả mãn trong những điều kiện nhất định để tồn tại và phát triển. Đồng thời là nguồn gốc của tính tích cực và óc sáng tạo trong hoạt động khai thác, sử dụng nguồn thông tin của con người. Nhu cầu

tin được hình thành và phát triển dưới sự tác động của hai nhân tố: khách quan và chủ quan.

- Nhân tố khách quan: xu thế phát triển chung của thời đại được thể hiện qua đường lối phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia trong từng giai đoạn lịch sử; trình độ phát triển của khoa học - công nghệ, và qua sự phát triển của văn hóa và đặc điểm giáo dục...

- Nhân tố chủ quan: đặc thù nghề nghiệp, trình độ hiểu biết, trình độ văn hóa, tâm lý cá nhân, môi trường sống trong gia đình và điều kiện vật chất của bản thân.

Nhu cầu tin phản ánh sự cần thiết thông tin của một cá nhân/tập thể trong quá trình thực hiện một hoạt động nào đó. Nhu cầu đó thay đổi theo công việc và nhiệm vụ mà NDT phải thực hiện. Chủ trương đổi mới phương pháp giảng dạy và phương pháp học tập ở đại học đang dẫn đến việc nhu cầu dùng tin ngày càng lớn, dù đó là thông tin mang tính cơ bản hay chuyên sâu và điều đó không thể không tạo áp lực cho hoạt động của thư viện, trước hết là công tác phát triển NLTT.

1.1.5.2. Mối quan hệ giữa nhu cầu tin và NLTT

Xã hội hiện đại đang sản xuất ra một khối lượng thông tin khổng lồ với tốc độ chóng mặt, đó là hiện tượng bùng nổ thông tin. Ngược lại, nhu cầu thông tin của con người cũng gia tăng với cấp số nhân dẫn đến hiện tượng bùng nổ nhu cầu thông tin.

- Hiện tượng bùng nổ thông tin làm nảy sinh ba vấn đề: sự khủng hoảng các vật mang tin (cụ thể là ấn phẩm), hiện tượng phân tán thông tin và sự lạc hậu nhanh chóng của thông tin.

+ Sự khủng hoảng ấn phẩm: hiện tượng này xảy ra khi ấn phẩm được xuất bản với một khối lượng rất lớn, vượt khỏi tầm kiểm soát của con người.

+ Tốc độ lạc hậu nhanh chóng của thông tin: đây là hiện tượng một thông tin ra đời làm mất đi giá trị của của thông tin cùng loại trước đó. Thông tin mới xuất hiện càng nhanh, thông tin cũ càng mau trở nên lạc hậu. Kết quả là sẽ có một số thông tin không được biết đến trước khi nó mất giá trị.

+ Hiện tượng phân tán thông tin: hiện tượng này xuất phát từ sự thâm nhập vào nhau giữa các ngành khoa học, làm cho thông tin không còn tập trung như trước và hệ quả là việc tiếp cận, khai thác thông tin trở nên khó khăn, mất nhiều thời gian, có khi tốn kém. Với sự phân tán thông tin như hiện nay, không một cơ quan hay thư viện nào có khả năng sở hữu khối lượng thông tin “trọn vẹn”.

- Hiện tượng bùng nổ nhu cầu tin

Xã hội loài người càng phát triển, số lượng thông tin ngày càng nhiều dẫn đến hiện tượng bùng nổ nhu cầu tin. Với tư cách là một xã hội tri thức không ngừng phát triển, trường đại học chắc chắn là môi trường mà nhu cầu thông tin đủ mạnh để tạo ra bùng nổ, giai đoạn sau lớn hơn giai đoạn trước, với những yêu cầu về số lượng và chất lượng ngày càng cao. Điều đó đặt ra cho trường ĐH một nhiệm vụ đặc thù: không ngừng tăng cường phát triển NLTT.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phát triển và khai thác nguồn lực thông tin ngành đi biển tại trường đại học giao thông vận tải thành phố hồ chí minh (Trang 29 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)