Thi công kết cấu nhịp dầm theo biện pháp lắp ráp tại chỗ

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG XÂY DỰNG CẦU 2 (Tài liệu dành cho sinh viên khoa xây dựng) (Trang 25 - 29)

CHƯƠNG I XÂY DỰNG KẾT CẤU NHỊP CẦU THÉP

1.3. Thi công kết cấu nhịp dầm thép

1.3.5. Thi công kết cấu nhịp dầm theo biện pháp lắp ráp tại chỗ

- Đặc điểm:

 Phải xây dựng hệ đà giáo - trụ tạm phức tạp.

 Không đảm bảo thông thuyền trong quá trình thi công.

- Các phương pháp lắp đặt kết cấu nhịp tại chỗ:

 Lắp đặt tại chỗ trên trụ tạm.

 Lắp tại chỗ theo phương pháp hẫng.

1.3.5.1. Biện pháp lắp tại chỗ trên các trụ tạm.

a. Nguyên tắc chung:

- Chia dầm chủ thành các đốt tại các mối nối thi công, các mối nối này được thực hiện tại chỗ trên các trụ tạm.

- Đối với các dầm dài và mảnh thì phải liên kết các dầm thành cụm trên bãi lắp đầu bờ trước khi vận chuyển ra vị trí cần cẩu.

- Các đốt dầm:

 Có chiều dài không lớn: để rời từng đốt

 Có chiều dài lớn, không đảm bảo ổn định: liên kết thành từng cụm gồm 2 hoặc 3 dầm.

- Trình tự thi công:

 Vận chuyển ra vị trí nhịp và cẩu đặt lên trên trụ tạm.

 Gá các đốt dầm thành kết cấu nhịp, điều chỉnh vị trí và thực hiện liên kết theo qui trình công nghệ.

 Tháo hẫng các trụ tạm khỏi đáy dầm. Hạ kết cấu nhịp xuống gối.

- Phạm vi áp dụng:

 Chiều cao cầu không lớn.

 Các nhịp dẫn nằm trên cạn, mặt bằng thuận lợi.

 Điều kiện thủy văn không phức tạp.

 Lưu lượng thuyền bè ít.

- Tiến hành tổ chức thi công lắp dầm theo 2 sơ đồ:

 Sơ đồ lắp dọc.

 Sơ đồ lắp ngang.

b. Tổ chức thi công lắp dọc.

- Sơ đồ tổ chức thi công:

Hình 1.19. Sơ đồ thi công lắp dọc - Trình tự thi công:

 Tiến hành lắp ráp các dầm và liên kết thành cụm dầm trên bãi lắp đầu cầu.

 Xây dựng hệ trụ tạm: Trụ tạm được xây dựng tại vị trí có mối nối thi công.

 Cần cẩu đứng trên nền đường đầu cầu, cẩu từng cụm dầm của đoạn dầm số 1 và đặt lên chồng nề trên xà mũ trụ và trên trụ tạm. Sau đó sàng ngang, liên kết các cụm dầm và hạ đoạn dầm số 1 xuống gối.

 Làm mặt cầu tạm, di chuyển và liên kết đường ray trên mặt cầu tạm.

 Di chuyển cần cẩu lên đoạn dầm số 1, đứng tại vị trí trụ tạm số 1.

 Di chuyển các cụm dầm của đoạn dầm số 2 lên mặt cầu tạm.

 Dùng cần cẩu để cẩu và đặt các cụm dầm lên chồng nề của trụ tạm, sàng ngang, liên kết các cụm dầm và hạ đoạn dầm số 2 xuống gối.

 Các đoạn dầm tiếp theo được tiến hành tương tự.

 Di chuyển cần cẩu ra khỏi cầu và tháo dỡ hệ dầm mặt cầu tạm.

 Làm kết cấu mặt cầu và hoàn thiện cầu.

c. Tổ chức thi công lắp ngang.

- Sơ đồ tổ chức thi công:

Hình 1.20. Sơ đồ thi công lắp ngang - Trình tự thi công:

 Tiến hành lắp ráp các dầm và liên kết thành cụm dầm trên bãi lắp đầu cầu.

 Xây dựng trụ tạm tại vị trí có mối nối thi công.

 Làm đường di chuyển cho cần cẩu trên khu vực bãi sông và chuẩn bị hệ nổi để thi công trong khu vực ngập nước.

 Đối với đoạn nhịp gần bờ thì dùng cần cẩu đứng trên đường tạm trong khu vực bãi sông để cẩu lắp từng cụm dầm và đặt lên nhịp. Đối với đoạn nhịp trong khu vực ngập nước thì dùng cần cẩu đứng trên hệ nổi để cẩu lắp các cụm dầm.

 Tiến hành sàng ngang và liên kết các cụm dầm bằng hệ liên kết dọc, ngang.

 Hạ kết cấu nhịp xuống gối.

 Làm kết cấu mặt cầu và hoàn thiện cầu.

d. Nguyên tắc sử dụng trụ tạm khi thi công lắp ráp tại chỗ KCN.

- Vị trí: Trụ tạm được bố trí tại các mối nối thi công.

- Cấu tạo: Trụ tạm được làm bằng kết cấu vạn năng UYKM và MYK ...

- Số trụ tạm: Nếu trụ thấp từ 4-6m nên bố trí 1 dầm một trụ tạm làm việc độc lập, trường hợp trụ cao trên 6m thì nên sử dụng trụ tạm có xà mũ để giảm tối đa số lượng móng và trụ tạm phải xây dựng đồng thời làm tăng tính ổn định của trụ.

Sử dụng MYK cho trụ thấp

Sử dụng UYKM cho trụ cao

- Móng trụ: ở trên cạn ta sử dụng móng rọ đá đặt trên đá dăm đệm còn tại nơi ngập nước thì ta sử dụng móng cọc thép từ các thanh thép định hình I hoặc [ , ...

- Biến dạng của trụ tạm gồm 2 thành phần: Biến dạng dư và biến dạng đàn hồi.

 Biến dạng dư là do lún không đàn hồi của nền, do co ép của các điểm kê và độ rơ rão của liên kết trong trụ tạm bởi các bu lông thi công. Biến dạng này rất khó kiểm soát nên phải khử bằng biện pháp chất tải đồng thời kết hợp với công tác thử tải trụ tạm trước khi lắp ráp kết cấu nhịp.

 Biến dạng đàn hồi và độ lún của móng được xác định theo các lý thuyết tính toán của sức bền vật liệu và nền móng.

1.3.5.2. Biện pháp lắp tại chỗ theo phương pháp lắp hẫng:

a. Nguyên tắc chung.

- Dầm chủ chia thành nhiều đốt và thực hiện mối nối tại công trường.

- Phạm vi áp dụng :

 Cầu dầm liên tục có chiều cao thay đổi.

 Cầu cao.

 Sông thông thuyền.

b. Tổ chức thi công lắp hẫng:

- Sơ đồ tổ chức thi công (Hình 1.22):

- Trình tự thi công:

 Trên các đỉnh trụ chính, dựng kết cấu đà giáo mở rộng trụ .

 Trên đà giáo mở rộng trụ lắp các đốt K0 và K1 tạo mặt bằng cho lắp hẫng.

 Neo tạm các đốt đỉnh trụ vào trụ chính hoặc trụ tạm của kết cấu đà giáo.

 Đưa cần cẩu lắp hẫng lên mặt bằng các đốt đỉnh trụ .

 Dùng cần cẩu lắp hẫng lắp từng đốt dầm (hoặc từng đốt cụm dầm) nối dài ra hai phía trụ.

 Hợp long nhịp giữa.

 Lắp hẫng tiếp hai phía nhịp biên cho đến khi gối lên trụ biên.

Hình 1.22. Sơ đồ thi công lắp hẫng

 Tháo liên kết tạm.

- Kết cấu đà giáo mở rộng trụ: dạng dầm gác trên trụ tạm và dạng chống xiên

Hình 1.23. Cấu tạo đà giáo mở rộng trụ - Cần cẩu chân cứng cho lắp hẫng:

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG XÂY DỰNG CẦU 2 (Tài liệu dành cho sinh viên khoa xây dựng) (Trang 25 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(165 trang)