Thi công bản bêtông mặt cầu

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG XÂY DỰNG CẦU 2 (Tài liệu dành cho sinh viên khoa xây dựng) (Trang 30 - 35)

CHƯƠNG I XÂY DỰNG KẾT CẤU NHỊP CẦU THÉP

1.3. Thi công kết cấu nhịp dầm thép

1.3.7. Thi công bản bêtông mặt cầu

- Bản bê tông mặt cầu được chia thành 2 loại:

 Bản bê tông đổ tại chỗ.

 Bản bê tông lắp ghép.

- Bản mặt cầu đổ tại chỗ:

 Đảm bảo tính liền khối cao.

 Thiết bị thi công phổ biến và kỹ thuật thi công đơn giản.

 Dễ bị nứt ngay trong giai đoạn thi công.

 Kéo dài thời gian thi công.

 Áp dụng cho dầm liên hợp. Giữa dầm và bản bê tông có bố trí trước hệ thống neo chống trượt. Sử dụng hệ dầm thép làm đà giáo để ghép ván khuôn và đổ bê tông

tại chỗ. Sau khi bê tông đông cứng liên kết neo có tác dụng nối bản bê tông cùng làm việc với dầm thép dưới tác dụng của tĩnh tải giai đoạn hai và tải trọng khai thác.

 Ưu điểm:

 Bê tông liền khối, làm việc có độ tin cậy cao.

 Không đòi hỏi thiết bị thi công chuyên dụng.

 Nhược điểm :

 Tăng chi phí cho ván khuôn.

 Tiến độ thi công kéo dài.

 Những yêu cầu đối công tác thi công:

 Bê tông được đổ liên tục, liền khối.

 Không bị nứt vỡ do ảnh hưởng của biến dạng đà giáo và do chịu lực không hợp lý.

 Đảm bảo đủ chiều dày bảo vệ cốt thép.

 Tổ chức đổ bê tông phù hợp với biện pháp điều chỉnh nội lực trong dầm - Bản bê tông lắp ghép:

 Tiến độ thi công nhanh.

 Đòi hỏi phải có các phương tiện cẩu lắp chuyên dụng.

 Tại vị trí mối nối và hố neo phải có phụ gia trương nở và đông cứng nhanh.

 Bản bê tông được đúc sẵn thành từng tấm. Các tấm chia theo mối nối ngang cầu và có thể cả mối nối dọc cầu. Mối nối ướt có để cốt thép chờ, mối nối khô không có cốt thép. Đối với dầm không liên hợp, bản kê lên mặt dầm, không có neo. Đối với dầm liên hợp, bản có vút và để lỗ chờ cho neo liên kết chống trượt.

 Ưu điểm:

 Tiến độ thi công nhanh.

 Giảm chi phí ván khuôn.

 Nhược điểm:

 Có nhiều mối nối, chất lượng khó kiểm soát.

 Đòi hỏi thiết bị cẩu lắp có tầm với lớn.

 Khó thực hiện liên kết neo vào bản.

 Những yêu cầu đối công tác thi công:

 Lắp đặt chính xác, giữa mặt dầm và đáy bản phải được gắn vữa mác cao.

 Mối nối và lỗ chờ neo phải được lấp đầy và chặt bằng bê tông ít co ngót.

 Thi công mối nối và lỗ chờ neo phải phù hợp với biện pháp điều chỉnh nội lực trong dầm.

1.3.7.2. Cấu tạo ván khuôn đổ bê tông bản mặt cầu.

a. Trường hợp dầm chủ thấp, liên kết ngang bằng dầm ngang

Hình 1.26. Thi công bản mặt cầu sử dụng dầm ngang b. Trường hợp dầm chủ cao, dầm ngang đặt thấp

Hình 1.27. Thi công bản mặt cầu có liên kết ngang đặt thấp c. Trường hợp liên kết ngang dạng giàn với liên kết dọc trên đặt thấp

Hình 1.28. Thi công bản mặt cầu có liên kết ngang dạng giàn đặt thấp d. Trường hợp dầm liên kết ngang dạng giàn với liên kết dọc trên đặt trên cao

Hình 1.29. Thi công bản mặt cầu liên kết ngang dạng giàn đặt cao 1.3.7.3. Tổ chức đổ bê tông bản mặt cầu đổ tại chỗ.

a. Yêu cầu đối với công tác đổ bê tông bản mặt cầu.

- Đổ bê tông liên tục để đảm bảo tính liền khối của bản mặt cầu.

- Bản mặt cầu không bị nứt vỡ do ảnh hưởng của các biến dạng đà giáo.

- Tổ chức đổ bê tông phù hợp với sơ đồ chịu lực của kết cấu.

- Đảm bảo chiều dày bảo vệ đối với cốt thép.

b. Tổ chức thi công đối với các nhịp giản đơn.

- Tiến hành đổ bê tông lần lượt từng nhịp. Đối với cầu có ít nhịp thì có thể bắt đầu từ một phía bờ và đổ lùi dần về phía bờ bên kia. Đối với cầu có nhiều nhịp và do yêu cầu đẩy nhanh tiến độ thi công thì có thể tiến hành đổ từ giữa cầu lùi về hai phía bờ.

- Nếu cấp vữa bằng máy bơm:

Hình 1.30. Thi công bê tông mặt cầu bằng máy bơm - Nếu trộn vữa tại chỗ

Hình 1.31. Thi công bê tông mặt cầu bằng trộn vữa tại chỗ c. Tổ chức thi công đối với các nhịp giản đơn mút thừa và nhịp liên tục.

- Đặc điểm chung trong quá trình đổ bê tông bản mặt cầu.

 Xuất hiện mômen âm tại mặt cắt gối trong quá trình đổ bê tông.

 Khi đổ bê tông nhịp này sẽ xuất hiện mômen ở những nhịp khác.

- Đối với dầm giản đơn mút thừa khi chất tải tại đầu mút thừa thì sẽ gây ra mômen âm tại nhịp giữa do đó ta không thể đổ bê tông nhịp giữa trước mà phải đổ bê tông từ hai đầu mút thừa vào giữa. Tuy nhiên, việc thi công như vậy sẽ phức tạp nên biện pháp hợp lý nhất là đổ bê tông từ một đầu mút thừa đến hết nhịp giữa thì dừng lại, chờ cho bê tông đạt cường độ (80%Ru) thì tiến hành đổ bê tông từ vị trí dừng đến hết đầu mút thừa còn lại.

- Đối với kết cấu nhịp liên tục: Tiến hành đổ bê tông nhịp giữa trước trong phạm vi giới hạn 0,8Lg. Sau đó đổ bê tông nhịp biên. Tuy nhiên, khi đổ bê tông nhịp bên này sẽ gây ứng suất nén nhịp bên kia nên nếu ta đổ khi bê tông chưa đạt cường độ sẽ làm cho bản bê tông nhịp đổ trước bị vỡ do phá hoại. Để khắc phục sự cố này khi đổ bê tông trên hai nhịp biên có 3 cách giải quyết sau đây:

 Tiến hành đổ bê tông đồng thời trên cả 2 nhịp.

 Đổ bê tông từng nhịp, chờ cho bê tông đạt cường độ thì mới tiến hành đổ tiếp nhịp còn lại.

 Đổ bê tông cả 2 nhịp theo sơ đồ cuốn chiếu, khi đổ bê tông nhịp trước thì chất tải trọng dằn trên nhịp sau. Khi đổ bê tông nhịp sau thì dỡ dần tải trọng dằn và thay

thế bằng tải trọng vữa bê tông.

Bước 1: Đổ bê tông nhịp biên trái.

Bước 2: Đổ bê tông nhịp biên phải và xếp tải trọng dằn.

Bước 3: Đổ bê tông nhịp giữa và tháo bỏ tải trọng dằn.

Bước 4: Đổ bê tông phần bản trên đỉnh trụ.

1.3.7.4. Tổ chức thi công bản mặt cầu lắp ghép.

a. Chế tạo bản bê tông đúc sẵn.

b. Lắp các bản BTCT lên mặt dầm thép.

Hình 1.32. Chế tạo bản bê tông đúc sẵn

- Neo cứng:

- Neo mềm:

c. Thực hiện mối nối - Thi công mối nối dọc:

- Thi công mối nối ngang:

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG XÂY DỰNG CẦU 2 (Tài liệu dành cho sinh viên khoa xây dựng) (Trang 30 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(165 trang)