Lắp ráp giàn thép trên mặt bằng

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG XÂY DỰNG CẦU 2 (Tài liệu dành cho sinh viên khoa xây dựng) (Trang 36 - 40)

CHƯƠNG I XÂY DỰNG KẾT CẤU NHỊP CẦU THÉP

1.4. Thi công kết cấu nhịp cầu giàn thép

1.4.2. Lắp ráp giàn thép trên mặt bằng

1.4.2.1. Bãi lắp kết cấu nhịp.

a. Vị trí bãi lắp.

Vị trí bãi lắp dầm được bố trí ngay trên nền đường đắp đầu cầu. Bãi lắp đầu cầu được bố trí tại nền đắp đầu cầu với cao độ bãi bằng với cao độ của xà mũ mố để tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình lao kéo KCN. Sau khi thi công xong KCN thì mới tiến hành đổ bê tông phần tường đỉnh của mố.

b. Kích thước của bãi lắp.

- Chiều dài của bãi: LbaiLnhiplaoLmuidan  10 (m) Trong đó:

 Lnhiplao : là chiều dài lớn nhất của các nhịp cần lao.

 Lmuidan : là chiều dài của đoạn mũi dẫn sử dụng khi lao kéo.

 10m : là phạm vi đứng của cần cẩu và xe goòng phục vụ trong thi công.

- Chiều rộng của bãi. Bbãi = Bgiàn + bcẩu + blề (m) Trong đó :

 Bgiàn : là bề rộng phủ bì của giàn.

 blề : là bề rộng đường người đi phục vụ trong quá trình thi công.

 bcẩu : là đường di chuyển cho cần cẩu: bcẩu = 3.5 m.

 Trong trường hợp nền đường đầu cầu không đủ bề rộng yêu cầu của bãi thì ta sẽ phải tiến hành đắp thêm sang một hoặc sang cả hai bên.

- Yêu cầu về cấu tạo kết cấu bề mặt của bãi.

 Nền đường đầu cầu và mặt của bãi lắp dầm phải được đầm kỹ, tạo dốc và thoát nước ngang tốt.

 Trên bề mặt bãi phải được rải đá dăm để tạo phẳng và phân phối đều áp lực xuống nền đường.

 Mặt đường di chuyển của cần cẩu phải được dải cấp phối chống lầy lội khi gặp thời tiết xấu.

c. Các thiết bị phục vụ trong quá trình lắp ráp KCN

- Cần cẩu tự hành, cẩu bánh xích, cẩu bánh lốp, cẩu long môn, ...

- Kích răng 3÷5 tấn, kích thuỷ lực 10÷20 tấn.

- Chồng nề, tà vẹt, gỗ kê đệm khi cần thiết.

- Các dụng cụ cầm tay phục vụ cho quá trình thực hiện liên kết đinh tán hoặc bu lông như:

búa, cờ lê, khoan tay, lò nung, kềm, ...

- Máy hàn điện, ….

1.4.2.2. Trình tự lắp ráp kết cấu nhịp.

a. Phương pháp lắp theo tầng.

- Kết cấu nhịp được chia thành 2 tầng:

 Tầng dưới: các thanh biên dưới, hệ liên kết dọc, ngang dưới và hệ dầm mặt cầu.

 Tầng trên: các thanh xiên, thanh đứng, các thanh biên trên và hệ liên kết dọc, ngang trên.

- Bố trí thi công.

Hình 1.33. Bố trí thi công lắp giàn trên bãi Hướng lắp Lắp tầng 1

Hướng lắp

Lắp tầng 2

Phía đỉnh mố

- Trình tự thi công:

 Định vị trí tim giàn: đường tim mặt phẳng giàn trùng với tim các gối cầu trên mố, trụ. Do đó trong quá trình thi công ta bố trí 2 máy kinh vĩ hoặc thuỷ bình để ngắm hướng định vị trí tim mặt phẳng giàn.

 Định vị trí tim các nút giàn: Lấy mép tường đỉnh làm mốc, dùng máy kinh vĩ ngắm thẳng đồng thời đo lùi về phía sau để đánh dấu vị trí các tiếp điểm của giàn và của mũi dẫn. Mũi dẫn được bố trí cách mép của tường đỉnh 2m.

 Dùng cọc gỗ đóng, đánh dấu các điểm đo.

 Tiến hành kê chồng nề, tà vẹt tại các nút giàn.

Chồng nề được kê tại vị trí đầu mỗi thanh biên dưới và đầu dầm ngang. Chiều cao của chồng nề là: H = 70cm, chiều cao của nền đá dăm là H = 30cm.

 Liên kết tạm các đầu thanh vào bản tiếp điểm bằng các con lói

và bu lông thi công. Số lượng con lói và bu lông thi công  1/3 số lỗ đinh trong bản tiếp điểm. Trong đó có 2/3 là con lói + 1/3 là bu lông thi công. Không được dùng bu lông CĐC thay cho bu lông thi công.

 Tiến hành lắp tầng 1 cho đến hết chiều dài nhịp giàn.

 Tiến hành lắp tầng 2 theo trình tự: Lắp thanh dưới trước - thanh trên sau, thanh trong trước - thanh ngoài sau. Lắp kín từng tam giác cơ bản để kết cấu ổn định không biến hình.

 Đối với KCN giàn có lề đi bộ được bố trí phía ngoài giàn thì lắp các dầm công son của phần lề người đi bộ cùng với khi lắp các thanh đứng và thanh treo.

 Theo sơ đồ lắp cứ 2 khoang giàn chủ thì tiến hành lắp hệ liên kết dọc trên. Khi đó cần cẩu đứng ở một vị trí lắp và lắp luôn cho cả 2 khoang.

 Đo và dựng trắc dọc và bình đồ của hai mặt phẳng giàn theo tỉ lệ cao bằng 10xtỉ lệ dài. Căn cứ vào mức độ lệch của các nút so với đường chuẩn, dùng kích đặt dưới mỗi nút giàn để điều chỉnh tạo độ vồng thiết kế cho cả 2 bên mặt phẳng giàn, đồng thời chỉnh vị trí các thanh biên dưới cho cùng nằm trên một đường thẳng sau đó đóng nêm và tháo kích ra khỏi nút.

1- đường chuẩn. 2,3 - Vị trí đo được sau khi lắp

giàn.

Hình 1.34. Đo vẽ sơ đồ trắc dọc nút giàn

 Thay thế các liên kết nút tạm bằng các liên kết nút chính thức.

- Phương pháp lắp theo tầng đảm bảo độ chính xác cao nhưng tốc độ thi công chậm. Khi lắp tầng dưới thì các dầm ngang chỉ kê lên các chồng nề mà không lắp ngay được vào nút đến khi lắp các thanh đứng và thanh treo thì mới lắp dầm ngang cùng.

b. Phương pháp lắp cuốn chiếu.

- Kết cấu nhịp được lắp ráp hoàn chỉnh từng khoang theo thứ tự:

 Các thanh biên dưới, hệ liên kết dọc dưới.

 Dầm dọc, dầm ngang.

 Thanh đứng, thanh xiên, thanh biên trên.

 Hệ liên kết dọc trên.

- Cần cẩu di chuyển trên đường ray dọc theo tim kết cấu nhịp, chạy lùi dần về phía sau còn các cấu kiện được cung cấp trên xe goòng từ phía sau.

- Bố trí thi công:

Hình 1.35. Sơ đồ thi công lắp cuốn chiếu - Trình tự thi công:

 Xác định vị trí đường tim của mặt phẳng giàn.

 Xác định vị trí tim các nút giàn.

 Kê chồng nề - tà vẹt tại các vị trí nút giàn.

 Tiến hành lắp tuần tự các khoang theo sơ đồ như hình vẽ.

 Đo kiểm tra và dựng biểu đồ độ vồng của giàn ở vị trí kê trên chồng nề.

 Đặt kích dưới các nút giàn để kích và điều chỉnh cao độ theo độ vồng thiết kế, đồng thời chỉnh các thanh biên dưới nằm trên cùng một đường thẳng, sau đó đóng nêm và hạ kích.

 Thay thế các liên kết tạm bằng liên kết chính thức.

Chữ số La mã là chỉ vị trí đứng của cần cẩu.

Chữ số ả rập chỉ thứ tự lắp các thanh tại mỗi vị trí đứng của cần cẩu.

Hình 1.36. Sơ đồ trình tự lắp các thành giàn

1.4.3. Thi công kết cấu nhịp giàn thép theo biện pháp lắp tại chỗ trên đà giáo hoặc trụ tạm:

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG XÂY DỰNG CẦU 2 (Tài liệu dành cho sinh viên khoa xây dựng) (Trang 36 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(165 trang)