Kế hoạch, tiến độ thi công

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG XÂY DỰNG CẦU 2 (Tài liệu dành cho sinh viên khoa xây dựng) (Trang 156 - 160)

CHƯƠNG II XÂY DỰNG CẦU BÊ TÔNG CỐT THÉP

CHƯƠNG 4 HOÀN THIỆN VÀ TỔ CHỨC XÂY DỰNG CẦU

4.2. Tổ chức xây dựng công trình cầu

4.2.6. Kế hoạch, tiến độ thi công

Những tài liệu liên quan đến kế hoạch, tiến độ gồm: bảng tổng tiến độ lập cho tất cả các hạng mục công trình, từ thời điểm xây dựng công trường cho đến thu dọn bàn giao công trình, các bảng tiến độ thi công những hạng mục riêng được chi tiết hoá từ bảng tổng tiến độ và các bảng tiến độ phân kỳ cụ thể hoá cho từng năm, từng quý, từng tháng và có khi đến hàng tuần.

Bản kế hoạch tiến độ thể hiện dưới dạng biểu đồ, trên đó bao gồm những thông tin: nội dung công việc, ngày bắt đầu, ngày hoàn thành, trình tự thực hiện, khối lượng và số nhân lực, thiết bị cao nhất. Biểu đồ tiến độ trình bày sao cho một cách trực quan, ở thời điểm nào người chỉ đạo và người thực hiện cũng có thể biết được công trường đang ở tình trạng thi công như thế nào. Nhờ biểu đồ tiến độ người lãnh đạo thi công có thể nghiên cứu tác động vào quá trình sản xuất rút ngắn thời gian, giảm bớt chi phí lao động và máy móc, và phối hợp các bộ phận trên công trường để hoạt động nhịp nhàng.

Dữ liệu để lập kế hoạch tiến độ là:

- Khối lượng lấy từ thiết kế kỹ thuật và thiết kế thi công chi tiết.

- Biện pháp thi công.

- Năng lực máy móc, thiết bị và nhân công của đơn vị thi công.

- Khả năng cung ứng vật tư.

- Chế độ dòng chảy, tình hình thời tiết.

- Định mức thi công.

Ngoài ra cần tham khảo những kinh nghiệm đã thi công ở những công trình tương tự. Để điều hành quản lý tiến độ thi công công trình, người ta thường sử dụng một trong các phương pháp sau đây:

- Biểu tiến độ thi công theo sơ đồ ngang (GANTT).

- Biểu đồ tiến độ theo lý trình hoặc kết cấu công trình (STATION).

- Biểu tiến độ thi công theo sơ đồ mạng (PERT).

4.2.6.1. Lập biểu tiến độ thi công theo sơ đồ ngang:

- Biểu tiến độ thi công được lập dưới dạng bảng biểu kiểu như Bảng 4.1 dưới đây. Công việc xây lắp được phân tích thành các các hạng mục công việc và liệt kê thành danh mục ghi ở cột 2. Nội dung của từng hạng mục mang tính độc lập tương đối, nó phụ thuộc vào mục đích của bảng kế hoạch tổ chức thi công.

- Mỗi hạng mục theo hồ sơ thiết kế ta bóc tách được khối lượng công tác với đơn vị tính tương ứng (ghi cột 3 và 4), dự kiến ngày bắt đầu công việc và kết thúc công việc để ghi vào cột (5) và (6), sau đó thể hiện hình ảnh sơ đồ ngang để dễ quan sát, theo dõi quá trình thực hiện ở phần thứ 2 của Biểu tiến độ.

Bảng 4.1 BIỂU ĐỒ TIẾN ĐỘ THI CÔNG

TT Hạng mục công việc

Đơn vị tính

Khối lượng

Ngày bắt đầu

Ngày kết thúc

Năm thực hiện Tháng/Quý thực hiện

Tuần/ngày thực hiện

(1) (2) (3) (4) (5) (6) 1 2 3 …

1 2

Cộng

Biểu đồ sử dụng nhân lực Biểu đồ sử dụng thiết bị

- Cột lớn ngoài cùng bên trái là tiến độ thi công theo mốc thời gian Năm/Quý/Tháng/

Tuần/Ngày, mức độ chi tiết tùy thuộc vào yêu cầu thực tế là bảng tổng tiến độ, hay kế hoạch thực hiện từng hạng mục chi tiết công trình. Ở phần này tại khoảng thời gian nào hạng mục công việc được thực hiện thì ký hiệu bởi một nét đậm dóng thẳng với tên công việc trong danh mục và công việc liên hệ với cột thời gian để biết thời điểm bắt đầu và kết thúc công việc. Thời điểm bắt đầu sớm nhất là thời điểm kết thúc muộn nhất của công việc trước cộng với thời gian chờ đợi kỹ thuật. Chẳng hạn: thi công bệ cọc bắt đầu khi công tác đóng cọc kết thúc, lao lắp kết cấu nhịp bắt đầu khi bê tông trụ đạt 70% cường độ thiết kế v.v... Thời điểm hoàn thành của hạng mục công việc là thời điểm tính theo lịch: Thời điểm bắt đầu + Thời gian cần thiết để hoàn thành hạng mục + Ngày nghỉ chế độ + Ngày nghỉ do thời tiết + Dự phòng thời gian (nếu có).

- Thời gian cần thiết để hoàn thành mỗi hạng mục công việc có thể xác định bằng kinh nghiệm thi công hoặc tính toán theo định mức thi công mà đơn vị có. Để giảm thiểu công sức

việc. Đây là phần mềm rất chuyên dụng do nó có thể quản lý tốt tiến độ tổng thể cũng như chi tiết mỗi hạng mục công việc (khuyến khích các kỹ sư thi công học và nắm rõ phần mềm này).

- Biểu đồ sử dụng nhân lực và thiết bị: Trên cơ sở thời gian tiến độ thực hiện công việc từng hạng mục và số lượng nhân công, loại thiết bị cần thiết để thực hiện theo biên chế, kết hợp các công việc cùng thực hiện tại cùng thời điểm để tính tổng số nhân lực và thiết bị cần huy động trong các khoảng thời gian cụ thể và lập thành biểu đồ dạng hình thang để theo dõi và quản lý nhân lực, thiết bị nhằm đạt được mục đích, hiệu quả đề ra. Biểu đồ nhân lực thiết bị hợp lý là biểu đồ có quy luật tăng dần đến giữa tiến độ và giảm dần về cuối dự án, để điều tiết tốt chúng ta phải xây dựng lại các tổ đội và kế hoạch thi công các hạng mục một cách phù hợp để việc huy động nhân lực, thiết bị là tối ưu nhất.

- Ưu điểm: Loại biểu đồ ngang này rất trực quan, dễ theo dõi và được dùng thường xuyên trong các công trình xây dựng, không yêu cầu kỹ năng cao, dễ điều chỉnh trong quá trình vận hành.

- Nhược điểm:

 Do biểu đồ dạng kéo dài nên không thuận tiện trong theo dõi tiến độ tổng thể dự án, để giải quyết nhược điểm này người ta lập tiến độ dạng lý trình cho phần tiến độ tổng thể.

 Thể hiện tính ràng buộc giữa các hạng mục công việc chưa thực sự rõ ràng, gây khó cho người theo dõi quản lý.

4.2.6.2. Lập biểu tiến độ thi công theo lý trình:

Là dạng biểu đồ phản ánh tốc độ thi công và các hoạt động công trường chạy dọc theo lý trình của sơ đồ bố trí cầu.

Hình 4.19. Bảng tiến độ theo lý trình

Biểu đồ được lập dạng bảng biểu nhưng kết hợp với bản vẽ tổng thể cầu với một cột thời gian, các thời điểm thi công theo đường gióng ngang, tiến trình thi công từng hạng mục theo đường kẻ chéo thể hiện thời điểm bắt đầu và kết thúc.

Cách lập biểu đồ theo lý trình thực chất cũng là sơ đồ lịch chỉ thay thế hạng mục công việc bằng bản vẽ của công trình nhằm thể hiện trực quan hơn và dễ theo dõi.

Loại này thường được đặt ở các Ban điều hành dự án để theo dõi tiến độ chung, tiến độ

thi công chi tiết các hạng mục công việc lập riêng theo phương pháp sơ đồ ngang.

4.2.6.3. Lập biểu đồ tiến độ thi công theo sơ đồ mạng:

Sơ đồ mạng PERT (Program Evaluation and Review Technique) là một dạng mô hình phản ánh được mối liên hệ logic giữa các công đoạn, trình tự công nghệ và tiến độ thực hiện một quá trình xây dựng.

PERT bao gồm nhiều vòng tròn liên hệ với nhau bằng những mũi tên sắp xếp theo trình tự nhất định làm thành một mạng lưới mô tả quá trình xây dựng.

Các vòng tròn thể hiện số hiệu công việc hiện tại, công việc trước đó, thời gian bắt đầu và thời gian dự kiến bắt đầu muộn. Các mũi tên thể hiện mỗi liên hệ giữa các hạng mục công việc, trên đó thể hiện thời gian cần thiết để thực hiện hoàn thành và thời gian dự trữ cho mỗi công việc. Trên cơ sở thời gian, tiến độ thực hiện các công việc chính, quan trọng được thể hiện bằng đường mũi tên đậm mô tả đường găng hoàn thành công trình để tập trung chỉ đạo bám sát mục tiêu đề ra. Để tiện theo dõi người ta mô tả trực tiếp tên các công việc cần thực hiện ngay trên biểu đồ (ví dụ hình 4.20).

Hình 4.20. Bảng tiến độ theo sơ đồ mạng

Thực hiện kế hoạch theo biểu đồ mạng cần phải chuẩn bị đầy đủ các điều kiện phục vụ như vật tư, máy móc và nguồn vốn. Nếu chỉ một trong những mắt xích bị vỡ, đường găng không còn ý nghĩa thì việc sử dụng kế hoạch này chỉ còn là hình thức.

Việc lập và chỉ đạo thi công theo sơ đồ mạng có ưu điểm là tiện cho công tác điều hành sản xuất, việc xác định đường găng chỉ ra những khâu nào trong toàn bộ hoạt động của công trình cần tập trung chỉ đạo để đảm bảo tiến độ hoặc rút ngắn được tiến độ. Có thể ứng dụng tiến bộ của công nghệ tin học vào lập kế hoạch và điều hành sản xuất. Tuy vậy, trong xây dựng cầu phương pháp này chưa được sử dụng rộng rãi bởi lẽ: yêu cầu thực hiện theo sơ đồ mạng rất chặt chẽ về kế hoạch tiến độ. Nếu một công việc nào bị ách tắc vượt quá thời gian dự trữ sẽ phá vỡ một phần hoặc toàn bộ kế hoạch đã lập. Trong khi đó những yếu tố bất thường trong thi công cầu làm gián đoạn tiến độ lại rất dễ xảy ra. Khó khăn trên xảy ra tất nhiên đối với cả việc lập và sử dụng kế hoạch theo sơ đồ ngang. Vì vậy, trong khi chỉ đạo và thực hiện phải kịp thời phát hiện khả năng bị vỡ kế hoạch để tìm biện pháp khắc phục kịp thời điều chỉnh cho sát với thực tế, nhằm đảm bảo sản xuất liên tục, hoạt động trên công trường được đồng bộ và đảm bảo tiến độ.

4.2.6.4. Các biểu tiến độ lập cùng biểu đồ tiến độ thi công:

a. Biểu tiến độ sử dụng xe máy thiết bị:

Để triển khai xây dựng một công trình cầu đúng kế hoạch và tiến độ đã đề ra, dựa trên kế hoạch triển khai chi tiết các hạng mục công trình cần chuẩn bị đầy đủ chủng loại, số lượng xe máy thiết bị phục vụ thi công.

Biểu đồ sử dụng xe máy được lập theo sơ đồ ngang, trong đó thể hiện rõ được tên thiết bị, mã hiệu, công suất, số lượng và thời gian huy động làm việc. Một biểu tiến tiến độ được xem là hợp lý khi kế hoạch huy động và giải thể xe máy, thiết bị là thiết bị khả thi, đủ để thực

Mẫu bảng biểu có dạng như trên bảng 4.2 sau đây:

Bảng 4.2 BIỂU SỬ DỤNG XE MÁY VÀ THIẾT BỊ THI CÔNG

TT TT Danh mục Mã hiệu công suất máy

Đơn vị

Số lượng

Tiến độ thi công trong năm

Tháng

1 2 3

1 Cẩu bánh xích 60T C60T Cái 3

2 Búa đóng cọc B290 Bộ 2

… … … … …

b. Biểu tiến độ sử dụng vật liệu chính:

Để đảm bảo kế hoạch triển khai thi công các hạng mục công trình không bị gián đoạn, cần phải chuẩn bị đủ khối lượng vật tư, vật liệu sẵn sàng để phục vụ thi công.

Xây dựng biểu đồ sử dụng vật liệu dựa trên kế hoạch thi công chi tiết các hạng mục và khối lượng bóc tách từ hồ sơ thiết kế kỹ thuật hoặc hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công, đảm bảo không để công trình phải chờ đợi vật liệu thi công và cũng không phải chuẩn bị kho bãi quá lớn để tập kết vật liệu.

Mẫu biểu sử dụng vật liệu có thể tham khảo theo Bảng 4.3 dưới đây.

Bảng 4.3 BIỂU SỬ DỤNG VẬT LIỆU CHÍNH

TT Vật liệu Quy cách Đơn vị

Khối lượng

Năm … Tháng

1 2 3

1 Xi măng PC40 Tấn 200 50 100 50

2 Thép Cây 32 Tấn 150 100 20 20 10

… … …. … … … …

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG XÂY DỰNG CẦU 2 (Tài liệu dành cho sinh viên khoa xây dựng) (Trang 156 - 160)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(165 trang)