Thi công hệ thống lan can, lề bộ hành

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG XÂY DỰNG CẦU 2 (Tài liệu dành cho sinh viên khoa xây dựng) (Trang 148 - 152)

CHƯƠNG II XÂY DỰNG CẦU BÊ TÔNG CỐT THÉP

CHƯƠNG 4 HOÀN THIỆN VÀ TỔ CHỨC XÂY DỰNG CẦU

4.1. Công tác hoàn thiện cầu

4.1.8. Thi công hệ thống lan can, lề bộ hành

4.1.8.1. Thi công hệ thống lan can BTCT:

Lan can có hệ thống thanh ngang bằng BTCT là loại thông dụng trước đây, áp dụng cho cầu có tốc độ xe chạy dưới 60km/h và không yêu cầu mỹ quan, thường thi công theo biện pháp lắp ghép và bán lắp ghép từ các chi tiết đúc sẵn.

a. Thi công hệ thống lan can BTCT bán lắp ghép:

Hệ thống lan can gồm các thanh ngang đúc sẵn và các cột bê tông đúc tại chỗ, trình tự thi công như sau:

- Đúc sẵn các thanh ngang lan can theo đúng kích thước thiết kế.

- Lắp đặt cốt thép và ván khuôn cột lan can tại các vị trí đặt sẵn thép chờ trên mặt cầu.

- Lắp đặt các thanh ngang lan can vào các vị trí chờ ván khuôn trên cột.

- Chống đỡ, neo giữ vị trí lan can đúng thiết kế đảm bảo mỹ quan sau này.

- Rót vữa, đổ bê tông thân cột lan can, liên kết cố định với các thanh ngang.

- Bảo dưỡng bê tông, tháp dỡ ván khuôn, khung chống.

- Tiến hành sơn thẩm mỹ theo thiết kế đảm bảo an toàn khai thác.

Hình 4.12. Lan can Bê tông bán lắp ghép b. Thi công lan can BTCT lắp ghép:

Hệ thống lan can gồm các thanh ngang và cột được đúc sẵn và liên kết với nhau và với bản mặt cầu bằng mối nối khô, trình tự thi công như sau:

- Đúc sẵn các cột và thanh ngang bê tông theo đúng thiết kế, bảo dưỡng, vận chuyển tập kết đến vị trí lắp ráp.

- Tiến hành lắp lần lượt từ cột đến thanh ngang từ đầu cầu bên này đến cầu cầu bên kia.

- Dựng cột đầu tiên, liên kết hàn hoặc bu lông với bản thép chờ ở chân cột, liên kết tạm để điều chỉnh tổng thể lan can.

- Lắp thanh ngang vào vị trí chờ sẵn trên cột và dựng cột tiếp theo, làm tuần tự cho đến hết một liên của lan can, thông thường là trên một nhịp giản đơn, hoặc từng nhóm theo thiết kế.

- Điều chỉnh tổng thể và hàn hoặc siết bu lông cố định.

- Vệ sinh và đổ vữa bê tông bảo vệ các liên kết.

- Sơn lan can theo quy định.

Hình 4.13. Lan can bê tông lắp ghép 4.1.8.2. Thi công hệ thống lan can ống thép đúc:

Hiện nay, thông dụng sử dụng loại lan can có bờ bò đúc tại chỗ và bán lắp ghép.

a. Kiểu lan can có bờ bò bằng BTCT đúc tại chỗ:

Lan can đúc tại chỗ là lan can đổ bê tông tại chỗ với cốt thép chờ trên bản mặt cầu, trình tự thi công như sau:

- Vệ sinh cốt thép chờ trên bản bê tông mặt cầu vị trí liên kết với lan can.

- Lắp dựng cốt thép lan can, ván khuôn, chia đốt đúc theo đúng thiết kế.

- Lắp đặt, định vị các bu lông neo chờ lắp lan can thép đúc.

- Kiểm tra, nghiệm thu và tiến hành đổ bê tông chân lan can từng đốt theo đúng thiết kế.

- Bảo dưỡng và tháo ván khuôn khi bê tông đạt 30% cường độ.

- Lắp đặt các cột thép đúc và luôn ống thép đúc lan can vào vị trí.

- Căn chỉnh, siết cố định các bu lông neo chân lan can.

- Sơn hoàn thiện, nghiệm thu theo quy định.

b. Kiểu lan can bờ bò BTCT bán lắp ghép:

Loại này thường được áp dụng cho các cầu nhịp lớn, cấu tạo khá đẹp, thi công dễ, có thể bố trí chân thấp hơn đáy dầm để phần nào bảo vệ nước mưa chảy vào dầm chủ. Một phần được đúc sẵn và một phần đổ tại chỗ, các bước thi công như sau:

- Đúc sẵn các khối lan can BTCT theo đúng thiết kế.

- Vệ sinh mặt cầu vị trí lắp dựng lan can.

- Lắp các khối bê tông từ đầu nhịp, cẩu các khối vào vị trí, căn chỉnh và xiết bu lông neo giữ.

- Lắp lần lượt các khối khác một cách tương tự, căn chỉnh để các khối thẳng hàng, tạo mỹ quan.

- Lắp dựng cốt thép phần đúc tại chỗ, ván khuôn và vật liệu chèn khe.

- Tiến hành đổ bê tông, bảo dưỡng theo quy định.

Hình 4.14. Lan can BTCT bán lắp ghép 4.1.8.3. Thi công dải phân cách cứng:

Dải phân cách cứng có nhiệm vụ phân chia làn xe tránh xe cơ giới đi sang làn bộ hành.

Có nhiều cấu tạo giải phân cách khác nhau như loại thấp thích hợp cho đường có tốc độ khai thác dưới 60km/h, và loại cao xấp xỉ 70cm bằng BTCT hoặc thép cho đường cao tốc trên 60km/h.

a. Thi công giải phân cách thấp:

Dải phân cách có chiều cao khoảng 25cm đến 30cm, rộng khoảng 25cm, có mặt vát hướng về phía xe chạy. Loại này liên kết nhờ bính bám với bê tông mặt cầu và nằm trong lớp phủ mặt cầu, thi công đơn giản bằng phương pháp đúc tại chỗ hoặc lắp ghép.

Hình 4.15. Giải phân cách thấp b. Thi công giải phân cách BTCT cao:

Loại giải phân cách có chiều cao xấp xỉ 70cm, rộng 50cm bằng BTCT cho phép chịu các va chạm hoạt tải nên cần có cốt thép chịu lực được liên kết chắc chắn với BT bản mặt cầu. Cốt thép chịu lực được liên kết với thép chờ đặt sẵn trong bê tông bản mặt cầu, trình tự thi công tương tự như đúc làn can đổ tại chỗ.

c. Thi công giải phân cách bằng thép:

Dải phân các có thể làm bằng thép gồm các cột trụ thép, các tấm thép gợn sóng dọc theo chiều dài cầu và giữa chúng là tấm đệm đàn hồi thép, liên kết bằng bu lông, chiều cao khoảng 70÷80cm, trình tự thi công như sau:

- Chôn sẵn bu lông neo trong bê tông bản mặt cầu hoặc sau khi thi công xong lớp phủ mặt câu thì tiến hành khoan tạo lỗ xuống bê tông mặt cầu để liên kết chôn chân bu lông neo bằng vữa keo epoxy (chiều sâu chôn khoảng 10cm).

- Lắp dựng cột thép, dải tôn lượn sóng.

- Căn chỉnh độ thẳng hàng, đảm bảo yếu tố hình học của giải.

- Siết bu lông cố định lan can thép.

4.1.8.4. Thi công lề bộ hành:

a. Lề bộ hành cùng mức:

Lề bộ hành có mặt đường đi bộ cùng mức với mặt đường xe chạy, ta thường phân cách bằng giải phân cách cứng hoặc mềm. Thực chất là công việc thi công giải phân cách hoặc sơn phân làn để phân biệt làn xe cơ giới và làn bộ hành, chứ không có gì đặc biệt.

b. Thi công lề bộ hành khác mức:

Kiểu lề bộ hành này hiện nay rất ít được áp dụng, thông thường có cấu tạo cao hơn mặt đường xe chạy khoảng 20cm để đảm bảo an toàn. Có hai phương pháp thi công loại lề bộ hành này là lắp ghép hoặc bán lắp ghép:

- Thi công lề bộ hành đúc tại chỗ:

Loại này rất ít thấy do việc thi công phức tạp, phải thay đổi cấu tạo bản mặt cầu hoặc nâng dầm chủ để tạo độ chênh cao, rất bất tiện trong thi công cũng như thiết kế.

- Thi công lề bộ hành lắp ghép và bán lắp ghép:

 Loại lắp ghép: Lề bộ hành được đúc sẵn từng đốt theo thiết kế hoặc năng lực cẩu lắp của thiết bị thi công, có cấu tạo dạng bản bê tông kê trên hai chân. Liên kết hàn với bản thép để chờ trên mặt cầu, chi tiết xem hình vẽ dưới.

Hình 4.16. Lệ bộ hành lắp ghép

 Loại bán lắp ghép: Lề bộ hành có các chân kê được đúc sẵn cùng với bản mặt cầu dạng ghế, có trừ khớp để liên kết với tấm bản bê tông lề bộ hành sau này. Thi công lắp ghép đơn giản tương tự như công tác lắp ghép lan BTCT.

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG XÂY DỰNG CẦU 2 (Tài liệu dành cho sinh viên khoa xây dựng) (Trang 148 - 152)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(165 trang)