CHƯƠNG 2 PHÂN TÍCH TÍNH HIỆU QUẢ CỦA ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN
2.2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG GIAO THÔNG NÔNG THÔN TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU
2.2.4. Nhu cầu phát triển giao thông nông thôn gắn liền với phát triển nông thôn mới
Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu có 45 xã, trong đó có 19 xã đạt 19 tiêu chí: xã Long Tân, Hòa Long, An Ngãi, Quảng Thành, Châu Pha, Bưng Riềng Cù Bị, Suối Nghê, Xà Bang, Phước Hội, Long Mỹ, Láng Dài, Long Phước, An Nhứt, Tam Phước, Sông Xoài, Bình Ba, Xuân Sơn;[10] đã hoàn thành 19 tiêu chí vào năm 2015.
Hệ thống giao thông nông thôn được triển khai thành công nhờ sự đồng thuận của mỗi người dân, chủ động hiến đất, góp công, không chỉ tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế, nâng cao đời sống người dân mà còn góp phần đẩy nhanh tiến độ xây dựng nông thôn mới, là điểm sáng trong phong trào phát triển giao thông nông thôn của địa phương trong thời gian qua cũng như bước vào giai đoạn mới. Với chủ trương đúng và các giải pháp thiết thực, những đóng góp tích cực của nhân dân từ làm đường giao thông đã góp phần đưa công tác xã hội hóa trở thành phong trào sâu rộng, tạo nền tảng để Đảng bộ, chính quyền và nhân dân từng bước hoàn thiện các tiêu chí còn lại, phấn đấu về đích nông thôn mới.
Sự phát triển giao thông nông thôn đã góp phần làm thay đổi diện mạo kinh tế xã hội nông thôn, góp phần vào sự thành công và thúc đẩy công nghiệp hoá – hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn. Sự phát triển giao thông nông thôn không chỉ là vấn đề xã hội quan trọng nhằm tạo tiền đề cho nông thôn phát triển nhanh và bền vững. Do vậy, đường lối và chính sách phát triển kinh tế xã hội trêm phạm vi cả nước và từng địa phương nước ta, việc xây dựng giao thông nông thôn luôn là một trong những vấn
đề được Đảng và Nhà nước chú trọng và luôn gắn với các chương trình phát triển nông nghiệp, nông thôn.
Sau thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới, diện mạo nông thôn đã được “thay da đổi thịt” nhờ những dự án “cứng hóa” mặt đường từ thị xã đến thôn xóm. Tuy nhiên, kinh phí ở mức khiêm tốn đã kéo theo quy mô xây dựng nhỏ hẹp, hạn chế về tải trọng, giảm hiệu quả đầu tư phát triển đường giao thông nông thôn. Đòi hỏi Đảng và Nhà nước, các cấp chính quyền cần có chính sách huy động vốn nhằm giảm bớt sự thiếu vốn hiện nay, cũng như giảm bớt gánh nặng cho nhân dân, qua đó phát triển cơ sở hạ tầng giao thông nông thôn và kinh tế xã hội khu vực nông thôn.
Trong công cuộc công nghiệp hoá – hiện đại hoá đất nước, giao thông nông thôn đóng vai trò quan trọng nền tảng trong xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng. Phát triển giao thông vận tải nói chung và giao thông nông thôn nói riêng là nội dung của công nghiệp hoá – hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn và chương trình quốc gia xây dựng nông thôn mới tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
Trong những năm qua, mặc dù nền kinh tế còn gặp nhiều khó khăn tác động của khủng hoảng kinh tế, Bộ Giao thông vận tải, các Bộ, ngành và các địa phương đã tích cực triển khai thực hiện các chủ trương, chính sách về giao thông nông thôn, nhiều tổ chức và nhân dân đã ủng hộ vốn, nhân công, vật liệu xây dựng và đất đai cho phát triển hạ tầng giao thông.
Phát triển hệ thống giao thông nông thôn là khâu rất quan trọng nhằm thúc đẩy các hoạt động kinh tế của dân cư, thu hút các dự án trong lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ nhờ đó góp phần quyết định đến chuyển dịch cơ cấu đúng hướng trên địa bàn tỉnh.
Nhờ vậy, diện mạo giao thông nông thôn đã có bước phát triển vượt bậc, phục vụ tốt hơn cho đời sống dân sinh, góp phần tích cực vào việc thực hiện Chương trình nông thôn mới.
Ngoài các kết quả đạt được trên, quá trình đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng giao thông nông thôn đã mang lại hiệu quả kinh tế, xã hội cho khu vực nông thôn. Trong lĩnh vực phát triển nông nghiệp, nông thôn đã có bước đầu chuyển biến tích cực, góp phần quan trọng đến ổn định kinh tế và duy trì nhịp độ tăng trưởng GDP. Những con đường khang trang, sạch đẹp được đưa vào sử dụng đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân, góp phần thúc đẩy kinh tế văn hóa xã hội của địa phương phát triển. Chủ trương bê tông hóa nông thôn đã thỏa ước nguyện của hàng nghìn hộ dân trong huyện. Những
con đường khang trang, sạch đẹp được đưa vào sử dụng đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân, góp phần thúc đẩy kinh tế văn hóa xã hội của địa phương phát triển.
Hệ thống giao thông nông thôn hoàn chỉnh tạo tiền đề cho quá trình phát triển kinh tế và thực hiện nhiệm vụ xã hội. Nó đảm bảo tính liên tục của quá trình sản xuất trong phạm vi lưu thông, là khâu mở đầu và cũng là khâu kết thúc cho quá trình sản xuất. Nếu các con đường vận chuyển này tốt thì quá trình chu chuyển hàng hóa diễn ra nhanh chóng khi đó thúc đẩy phát triển kinh tế ngành, vùng.
Hệ thống giao thông nông thôn phát triển đảm bảo cho các hoạt động đi lại của người dân vùng đó được thuận lợi hơn. Từ đó sẽ thúc đẩy việc giao lưu văn hóa giữa các vùng, các khu vực, giữa thành phố với nông thôn.
Ngoài ra, giao thông nông thôn phát triển còn để phục vụ cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc trên bước đường hội nhập kinh tế trên thế giới và trong khu vực.
Ngoài tầm quan trọng của hệ thống giao thông nông thôn, nhu cầu dầu tư trên địa bàn tỉnh còn được học viên xác định thông qua các phiếu khảo sát, đánh giá ý kiến của người dân sống trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
Học viên sử dụng mẫu câu hỏi để phỏng vấn trên 4 nhóm đối tượng: chuyên gia giao thông, cơ quan quản lý nhà nước, các công ty thiết kế - thi công các công trình giao thông, cộng đồng khu dân cư khu vực nông thôn.
Số phiếu phát ra: 100 phiếu (chuyên gia giao thông: 5 phiếu, cơ quan quản lý nhà nước: 10 phiếu, các công ty thiết kế - thi công các công trình giao thông: 5 phiếu, cộng đồng khu dân cư khu vực nông thôn: 80 phiếu).
Kết quả thu nhận được: tỷ lệ 100% (100 phiếu trên 4 nhóm đối tượng). Phiếu điều tra khảo sát được đính kèm vào phần phụ lục của luận văn.
Kết quả khảo khảo sát về sự cần thiết đầu tư hệ thống giao thông nông thôn trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu như sau:
Về nhu cầu đầu tư, có 94% đối tượng được khảo sát cho rằng cần phải đầu tư và tường xuyên duy tu, sửa chữa các tuyến đường giao thông nông thôn;
Về công nghệ thi công, 60% ý kiến cho rằng áp dụng công nghệ bê tông sẽ mang mại hiệu quả cao, 37% ý kiến lựa chọn công nghệ trải nhựa và 3% chọn đường
cấp phối;
Về nguồn vốn, 57% cho rằng huy động từ nguồn vốn ngân sách Nhà nước và vốn đầu tư của các chủ thể ngoài nhà nước sẽ mang liệu hiệu quả đầu tư cao. Bên cạnh đó, có đến 67% ý kiến kiến người dân không muốn đóng góp vào quá trình thi công đường giao thông nông thôn, 33% còn lại cho rằng người dân phải cùng tham gia cùng nhà nước (đóng góp công sức, vật chất) để phát triển hệ thống giao thông nông thôn.
Biểu đồ thể hiện kết quả khảo sát sự cần thiết đầu tư hệ thống giao thông nông thôn trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu được thể hiện bên dưới:
Hình 2.3. Nhu cầu đầu tư hệ thống giao thông nông thôn trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
Hình 2.4. Công nghệ thi công đường giao thông nông thôn được lựa chọn
Hình 2.5. Nguồn vốn được lựa chọn để đầu tư GTNT