CHƯƠNG 3 CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN GIAO THÔNG NÔNG THÔN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU
3.3. ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ GIAO THÔNG NÔNG THÔN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẾN NĂM 2030
3.3.3. Các giải pháp về nguồn vốn
3.3.3.1. Các giải pháp thu hút vốn đầu tư
Bà Rịa – Vũng Tàu là chỉ đứng thứ 3 sau TP.HCM, Hà Nội về việc đóng góp cho ngân sách trung ương, nguồn vốn để lại thành phố vẫn rất hạn hẹp, trong khi phải tập trung cho yêu cầu đầu tư phát triển kinh tế khiến vốn dành cho các lĩnh vực khác rất hạn chế. Nguồn vốn phát triển hệ thống giao thông nông thôn chủ yếu từ nguồn ngân sách Nhà nước, khả năng thu hút vốn đầu tư từ các nguồn khác chưa đạt ở mức cao, mặc dù nguồn này rất dồi dào. Các giải pháp thu hút
(1). Đối với nguồn vốn từ ngân sách Nhà nước Đẩy mạnh chủ trương đổi đất lấy cơ sở hạ tầng.
Tranh thủ sự hỗ trợ của chính phủ, các Bộ ngành Trung ương để đầu tư từ nhiều kênh bằng các dự án cụ thể với cơ chế ưu đãi, khuyến khích phát triển;
Từng bước chủ động trong tích luỹ nội bộ để đầu tư phát triển và sử dụng cao hiệu quả nguồn vốn hỗ trợ của Nhà nước, tạo tin cậy để thu hút và hấp dẫn nhà đầu tư.
Ngoài việc thu theo luật định phải tăng cường chống thất thu và tạo nguồn thu mới, khai thác triệt để tăng nhanh nguồn thu cho ngân sách.
(2). Thu hút vốn đầu tư từ các doanh nghiệp
Hoàn thiện cơ chế ưu tiên, khuyến khích để thu hút vốn đầu tư từ các nguồn doanh nghiệp, mạnh thường quân trong quá trình đầu tư, bảo trì, sữa chữa hạ tầng giao thông nông thôn.
Các khu vực nông thôn, cơ sở hạ tầng chủ yếu phục vụ cho nhu cầu sản xuất nông nghiệp, do vậy, cần nghiên cứu xây dựng cơ chế pháp lý thu hút đầu tư của doanh nghiệp vào nông nghiệp nhưng hướng tới lợi ích của nông thôn mới, mà quan trọng là cơ sở hạ tầng. Đầu tư của doanh nghiệp vào phát triển sản xuất kinh doanh nông nghiệp, xây dựng cơ sở hạ tầng sẽ mang lại hiệu ứng tích cực cho việc phát triển của khu vực nông thôn.
Ban hành Nghị định về phát triển doanh nghiệp trong nông nghiệp, nông thôn trên cơ sở sửa đổi, bổ sung Luật Đất đai, Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp, các luật thuế, tín dụng... tiến tới nâng cấp lên thành luật về phát triển Doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, tạo cơ sở pháp lý cao hơn cho việc thực hiện.
Nghiên cứu chính sách cho các doanh nghiệp thuê đất của nông dân, Nhà nước có chính sách hỗ trợ, nông dân đóng góp quyền sử dụng đất như cổ phần trong doanh nghiệp. Đồng thời, có cơ chế khuyến khích các doanh nghiệp tham gia xây dựng nông thôn mới, đầu tư vào thị trường chứng khoán để huy động vốn đầu tư vào phát triển sản xuất, tạo việc làm, nâng cao thu nhập của người dân nông thôn.
(3). Huy động vốn trong dân
Huy động đóng góp của nhân dân hay huy động sức dân cho các công trình công ích mang lại các lợi ích sau:
Giảm thiểu gánh nặng cho ngân sách của địa phương.
Do kết quả của dự án sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống của những cư dân trong phạm vi tác động của dự án, việc huy động đóng góp của nhân dân vào dự án sẽ kích thích sự sáng tạo và tính tự chủ, trách nhiệm của dân cư.
Đảm bảo kết quả của dự án tốt hơn do có sự tham gia của những cư dân chịu ảnh hưởng của dự án vì chính họ biết rõ nhất họ đang cần gì, họ có khả năng gì và họ sẽ đóng góp được gì trong hoạt động của dự án.
Tạo điều kiện thuận lợi cho dự án hoàn thành và đạt hiệu quả cao.
Tạo ý thức giữ gìn và bảo vệ tài sản cộng đồng.
Để phát huy nguồn lực trong dân cần thực hiện một số giải pháp sau:
1). Giải pháp về tuyên truyền:
Thực tế cho thấy, các hộ dân biết, hiểu và tham gia xây dựng hạ tầng nông thôn từ công tác tuyên truyền của các cơ quan tỉnh và địa phương, nhất là tuyên truyền từ cán bộ, đoàn thể xã, ấp. Chính vì vậy, cần tập trung đào tạo cho cán bộ ở xã, ấp những kiến thức về xây dựng nông thôn mới. án bộ có năng lực, có trình độ chuyên môn mới vận động được người dân tham gia tốt. Thực tiễn cho thấy, địa phương nào ngay từ đầu tổ chức tốt việc tuyên truyền, giáo dục nhận thức cho người dân, cán bộ xã thông hiểu, tạo cách làm để người dân thực sự đóng vai trò chủ thể, tạo sự đồng thuận cao trong cộng đồng dân cư thì việc huy động nguồn lực cộng đồng được thuận lợi và đạt kết quả cao.
Về hình thức tuyên truyền, phải kết hợp nhiều hình thức tuyên truyền như tuyên truyền qua các cuộc họp ở xóm, ấp, quá trình tuyên truyền phải khơi gợi sự tham gia thảo luận của người dân, không phải là tuyên truyền một chiều, cán bộ đọc, người dân nghe (chú trọng tổ chức các cuộc họp để thảo luận không nên lồng ghép nhiều chương trình vào một cuộc họp); qua loa phát thanh của xã, BCĐ xã phải xây dựng chuyên mục về xây dựng nông thôn mới và có kế hoạch phát thanh định kỳ trong suốt quá trình thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới; biên soạn tờ rơi, áp phích phát cho các hộ dân (nội dung biên soạn phải xúc tích, dễ hiểu); tăng cường treo các bảng hiệu nơi công cộng, trên các bảng hiệu viết tên các tiêu chí NTM để người dân nắm được.
2). Giải pháp về tăng cường sự tham gia của cộng đồng
Sự tham gia của cộng đồng là một quá trình phát triển, nó phụ thuộc vào điều kiện và những tác động cụ thể của mỗi cộng đồng. Điều này giải thích lý do tại sao không có một hình mẫu tham gia lý tưởng chỉ việc áp dụng dập khuôn là thành công.
Giải pháp tăng cường sự tham gia của cộng đồng phải dựa trên điều kiện và mục tiêu phát triển cụ thể của mỗi địa phương.
Để người dân thực sự là chủ thể, cần khẳng định và tạo điều kiện về cơ chế chính sách để người dân chủ động tham gia. Thực hiện tốt các nguyên tắc dân chủ, công khai, minh bạch, thực sự quan tâm đến lợi ích thiết thực của dân trong việc quyết định lựa chọn nội dung, quản lý, giám sát và đánh giá kết quả thực hiện chương trình.
Người dân phải được tham gia ngay từ đầu việc lựa chọn những nội dung, những công trình được cộng đồng cho là bức xúc nhất liên quan đến sản xuất và đời sống. Khi đó, người dân trong cộng đồng mới thấy mình là người chủ thật sự đối với các hoạt động
phát triển trong cộng đồng, từ đó sẽ tự nguyện đóng góp các nguồn lực để thực hiện các hoạt động đó.
3). Giải pháp thực hiện quy chế dân chủ cơ sở để nâng cao vai trò của người dân
Các quy định những điều dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra cả về nội dung và phương thức thực hiện cần tập trung nhiều hơn, cụ thể và rõ ràng hơn vào nội dung kinh tế. Những vấn đề về công khai thu chi ngân sách, về những khoản đóng góp của dân, về đầu tư hỗ trợ phát triển của Nhà nước qua các chương trình dự án phải được sáng tỏ, minh bạch qua các kênh thông tin cho dân biết, kể cả việc các đại biểu do dân trực tiếp cử ra để tham gia thường xuyên vào các hoạt động triển khai dự án ở nông thôn. Cần phải xử lý công khai, nghiêm túc những trường hợp vi phạm, tuyệt đối không được có ngoại lệ nào với những sự bao che… không làm như vậy tính nghiêm minh của pháp luật bị phá vỡ, dân mất lòng tin, tác dụng, ý nghĩa động lực của quy chế suy giảm, thậm chí triệt tiêu.
4). Giải pháp huy động nguồn lực cộng đồng để đầu tư xây dựng công trình phục vụ lợi ích chung của cộng đồng
Chính quyền địa phương, tại khu vực có dự án đầu tư về hạ tầng giao thông nông thôn, xác định các đối tượng cần huy động và tính toán mức huy động đối với từng đối tượng trong huy động đóng góp tiền mặt; việc tính toán mức đóng góp căn cứ vào số người trong độ tuổi lao động, thu nhập và khả năng đóng góp của người dân, mức đóng góp phải được cộng đồng bàn bạc quyết định, chính quyền địa phương thông qua. Đối với những hộ có hoàn cảnh khó khăn (hộ nghèo, cận nghèo, tàn tật…) cần đưa ra bàn bạc trước cuộc họp xóm, ấp và đưa ra mức đóng góp phù hợp (có thể đóng góp ít hơn hoặc miễn so với các hộ còn lại, hoặc chuyển sang hình thức đóng góp bằng công lao động). Trong việc lấy ý kiến người dân phải được thực hiện theo phương thức người dân bàn và quyết định trực tiếp. Trong trường hợp có chủ hộ chưa nhất trí, chính quyền địa phương có trách nhiệm chủ trì cùng với các tổ chức đoàn thể vận động, giải thích để các hộ này tự nguyện đóng góp theo sự nhất trí của đa số chủ hộ.
Huy động đóng góp đất đai và tài sản trên đất: Đối với các hộ không đồng ý hiến đất, chính quyền, đoàn thể ấp, xã nên vào tận các hộ gia đình và kiên trì vận động, thuyết phục, đối thoại; dùng biện pháp “lấy dân vận động dân” hoặc nhờ người nhà gia đình đó vận động giúp. Có chính sách tuyên dương, khen thưởng cá nhân, hộ gia đình,
có nhiều đóng góp cho xây dựng NTM, điều này sẽ động viên, kích thích các hộ cùng tham gia đóng góp một cách tự nguyện, để không vắng tên mình trên bảng khen.
(4). Huy động nguồn vốn từ ODA, FDI và các nguồn vốn vay khác
Hiện nay với nguồn vốn dành cho phát triển giao thông từ nguồn ODA, FDI là rất lớn, do đó tranh thủ tối đa sự hỗ trợ của Trung ương giới thiệu và nỗ lực hơn nữa để thu hút nguồn vốn ODA, FDI. Ngoài ra, có thể huy động nguồn vốn vay tín dụng từ ngân hàng trong nước.
3.3.3.2. Giải pháp sử dụng vốn đầu tư tiết kiệm, hiệu quả
Đối với Nhà nước nguồn vốn đầu tư có được từ các nguồn thu khác nhau kể cả vốn đi vay. Đối với các doanh nghiệp vốn đầu tư là số tiền được tích luỹ từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh và vốn vay. Cho dù là từ các nguồn nào thì vốn đầu tư vẫn là mối quan tâm hàng đầu của doanh nghiệp và Nhà nước. Do đó quản lý vốn hoạt động có hiệu quả là hết sức cần thiết và cấp bách.
Mục tiêu của quản lý vốn đầu tư sẽ là các giải pháp nhằm chống thất thoát, lãng phí gây tổn thất cho doanh nghiệp cũng như cho xã hội, sử dụng nguồn vốn đầu tư một cách hợp lý và an toàn để góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư:
Một là, đánh giá, lựa chọn và thực hiện các dự án đầu tư phát triển giao thông vận tải nói chung và giao thông nông thôn nói riêng đúng định hướng, đúng lúc, hợp lý và kịp thời để đưa ra quyết định đầu tư phù hợp, đúng thời điểm nhất có thể. Một quyết định đầu tư sẽ thành công hơn sẽ phụ thuộc rất nhiều vào mục tiêu đầu tư. Do đó các bước trong khâu chuẩn bị đầu tư phải thật kỹ, thật chính xác thì nguồn vốn được phân bổ cho các hạng mục của dự án đầu tư được hợp lý hơn.
Hai là, quản lý chặt chẽ, minh bạch, rõ ràng từng chi tiết cho các hạng mục trong dự án đầu tư. Thường xuyên kiểm tra, theo dõi việc cấp phát vốn để kịp thời phát hiện những sai sót kịp thời sửa chữa. Việc quản lý, kiểm tra, giám sát và cấp phát vốn đầu tư phải tiến hành độc lập để mỗi bên có liên quan nâng cao ý thức trách nhiệm trong quyền hạn được giao.
Ba là, áp dụng nghiêm minh và quyết liệt hơn nữa trong hình thức thưởng phát đối với quản lý vốn đầu tư, trong đó sử dụng công cụ tài chính làm trợ thủ chính khi áp dụng đối với hình thức này.