Nhận biết sự thay đổi trường phổ thông

Một phần của tài liệu Tai lieu bai giang-Tiep can hien dai trong QLGD (1) (1) (Trang 35 - 50)

- Số lượng học sinh tăng hay giảm

- Chất lượng dạy học cao hay thấp so với yêu cầu và mong muốn

- Cơ sở vật chất, phương tiện thay đổi do xuống cấp hay có sự đầu tư mới - Năm học mới khác với năm học trước

- Đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên có sự biến động 2.3.2.Thay đổi từ bên ngoài

- Tuyển sinh thay đổi

- Yêu cầu đầu ra (tốt nghiệp) thay đổi - Tình hình kinh tế-xã hội biến đổi

- Yêu cầu đổi mới nội dung chương trình, sách giáo khoa, phương pháp, phương tiện giáo dục

- Môi trường địa phương có sự biến đổi.

2.3.3. Phân loại sự thay đổi

- Phân loại dựa theo nguyên nhân

+ Thay đổi theo yêu cầu từ bên ngoài: chủ trương, chính sách giáo dục mới, sát nhập hay mở rộng trường học, thay đổi chức năng, nhiệm vụ

+ Thay đổi do nhu cầu bên trong: nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục, thay đổi cơ câu tổ chức, phát sinh những vấn đề mới…

- Phân loại theo mức độ thay đổi + Nhiều hay ít

+ Lớn hay nhỏ + Thay đổi từ từ + Thay đổi cấp thời

2.3.4.Thay đổi để phát triển nhà trường phổ thông - Phân tích thực trạng thay đổi đã xảy ra

- Nhận định các mặt tích cực, tiêu cực, thuận lợi, khó khăn của sự thay đổi - Xác định các nguyên nhân

- Dự đoán sự phát triển để mở rộng về cả phạm vi, số lượng, chất lượng và cơ cấu trường học.

Thay đổi về tổ chức

- Tăng hay giảm các bộ phận

- Thay đổi quy định, điều lệ, pháp chế, quy chế hoạt động - Thay đổi cán bộ quản lý

Thay đổi đội ngũ giáo viên, nhân viên

- Giáo viên đi học, nghỉ hưu

- Tuyển dụng giáo viên, nhân viên mới

- Bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ - Chế độ, chính sách mới đối với giáo viên

- Thay đổi tư tưởng, thái độ Thay đổi học sinh

- Thay đổi về tuyển sinh

- Biến động về tỷ lệ học sinh bỏ học, ở lại lớp

- Thay đổi về chất lượng và hiệu quả giáo dục (kết quả học tập và rèn luyện) - Thay đổi về tốt nghiệp và sau tốt nghiệp

Đổi mới chương trình, sách giáo khoa - Lý do đổi mới

- Những cái mới so với chương trình, sách giáo khoa trước đây

- Những thành công và hạn chế, thuận lợi và khó khăn khi thực hiện chương trình, sách giáo khoa mới và các nguyên nhân

- Ý kiến đề xuất thay đổi

Đổi mới phương pháp, phương tiện giáo dục - Lý do đổi mới

- Định hướng đổi mới - Thực trạng đổi mới

- Đề xuất sự thay đổi để cải thiện thực trạng Thay đổi cơ sở vật chất, tài chính

- Điều kiện cần và đủ cho sự thay đổi cơ sở vật chất, tài chính - Thực trạng

- Những việc cần làm để thay đổi Thay đổi môi trường giáo dục

- Mối quan hệ của môi trường giáo dục với các yếu tố khác của nhà trường - Thực trạng môi trường văn hóa và môi trường tự nhiên – xã hội

- Để xuất sự thay đổi để cải thiện thực trạng 2.3.5. Kết hợp sự thay đổi

- Thay đổi đồng bộ, toàn diện và thống nhất - Cân đối các nguồn lực cho sự thay đổi - Phối hợp và quản lý phối hợp sự thay đổi 1.3.6. Bảy bước thay đổi

Huy động năng lực và xác định vấn đề

Xây dựng tầm nhìn chung Xây dựng quyền lãnh đạo Hướng vào kết quả

Thay đổi từng phần

Thể chế hóa chính sách, quy trình Kiểm soát và điều chỉnh

2.3.7. Lãnh đạo và quản lý

* Vì sao chúng ta cần những nhà lãnh đạo và LĐ-QL sự thay đổi trường học?

- Quản lý giáo dục là hoạt động điều hành, phối hợp, huy động các lực lượng giáo dục và xã hội nhằm thực hiện có hiệu quả công việc giáo dục; không chỉ là sự nghiệp của các nhà trường, của ngành giáo dục - đào tạo mà là sự nghiệp chung của cả xã hội.

Hệ thống giáo dục hiện nay được xây dựng và phân cấp theo chiều dọc và chiều ngang; tạo thành mạng lưới trường lớp, cơ sở giáo dục ngày càng đa dạng, phong phú.

Số lượng người dạy và người học ngày càng nhiều; các hình thức tổ chức dạy học và giáo dục đang được xác định đúng đắn, phù hợp hơn.

Thực hiện công tác giáo dục của quốc gia và địa phương là không thể thiếu được các công việc quản lý như:

- Kế hoạch hoá công tác giáo dục dài hạn, trung hạn, ngắn hạn - Tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục và phát triển giáo dục

- Chỉ đạo các lực lương tham gia quản lý và thực hiện công tác giáo dục-kiểm tra, đánh kết quả hoạt động giáo dục nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục.

Do sự cần thiết của quản lý giáo dục mà Đảng và Nhà nước ta đã rất quan tâm đến việc đào tạo cán bộ lãnh đạo và quản lý và quản lý giáo dục các cấp, thường xuyên xem xét để cải tiến cơ chế quản lý giáo dục.

*Ý nghĩa, tầm quan trọng của việc quản lý, lãnh đạo trường học

Quản lý, lãnh đạo nhà trường là quản lý, lãnh đạo hoạt động dạy của giáo viên, hoạt động học của học sinh, hoạt động phục vụ việc dạy và việc học của cán bộ, nhân viên trong trường và các vấn đề khác.

- Nhà trường là đơn vị cơ sở trực tiếp giáo dục - đào tạo, là cơ quan chuyên môn của ngành giáo dục - đào tạo, hoạt động của nhà trường rất đa dạng, phong phú và phức tạp, nên việc quản lý, lãnh đạo cần đảm bảo tính khoa học sẽ bảo đảm đoàn kết, thống nhất được mọi lực lượng, tạo nên sức mạnh đồng bộ nhằm thực hiện có chất lượng và hiệu quả mục đích giáo dục.

- Đặc biệt trong thời đại ngày nay, nhà trường đang ngày càng phát triển nhanh và mạnh cho phù hợp với yêu cầu của thời đại và thực tiễn phát triển của đất nước (số lượng giáo viên, học sinh ngày càng đông, cơ sở vật chất ngày càng nhiều, nội dung, phương pháp, hình thức giáo dục - đào tạo ngày càng phong phú, đa dạng...) yêu cầu quản lý, lãnh đạo nhà trường ngày càng cao và chặt chẽ nhằm tăng sức mạnh của các tổ chức, cá nhân trong nhà trường .

- Chủ thể lãnh đạo và quản lý là tác nhân tạo ra các tác động và đối tượng bị quản lý tiếp nhận trực tiếp các tác động của chủ thể quản lý và các khách thể khác chịu các tác động gián tiếp từ chủ thể quản lý. Tác động có thể liên tục nhiều lần.

- Muốn quản lý thành công, trước tiên cần phải xác định rõ chủ thể, đối tượng và khách thể quản lý. Điều này đòi hỏi phải biết định hướng đúng.

- Chủ thể quản lý phải thực hành việc tác động và phải biết tác động. Vì thế chủ thể phải hiểu đối tượng và điều khiển đối tượng một cách có hiệu quả.

- Chủ thể có thể là một người, một nhóm người; còn đối tượng có thể là con người (một hoặc nhiều người), giới vô sinh hoặc giới sinh vật.

- Lãnh đạo và quản lý và quản lý là hoạt động khó khăn, phức tạp nhưng có ý nghĩa rất quan trọng của xã hội loài người. Nhờ có QL mà có thể tạo ra sự thống nhất ý chí trong tổ chức (các thành viên của tổ chức, giữa những người bị QL với nhau và giữa những người bị quản lý với người quản lý. Từ đó mới có thể đạt được mục tiêu đề ra với hiệu quả cao nhất.

- Lãnh đạo và quản lý và quản lý có tác dụng định hướng sự phát triển của tổ chức trên cơ sở xác định mục tiêu và hướng mọi nỗ lực của các cá nhân, của tổ chức vào mục tiêu chung đó. Tổ chức, điều hòa, phối hợp và hướng dẫn hoạt động của các cá nhân trong tổ chức, giảm độ bất định nhằm đạt mục tiêu quản lý đã xác định. Tạo ra động lực cho hoạt động bằng cách kích thích, đánh giá, khen thưởng, trách phạt, tạo ra môi trường và điều kiện thuận lợi cho sự phát triển cá nhân và tổ chức, đảm bảo phát triển ổn định, bền vững và có hiệu quả.

- Lãnh đạo và quản lý và quản lý không còn là một chức quyền mà là một chức nghiệp, là một dạng hoạt động có vai trò quan trọng. Lao động lãnh đạo và quản lý trở thành một ngành lao động độc lập; bao gồm các yếu tố; con người sử dụng công cụ tác động vào đối tượng nhằm tạo ra (gián tiếp) sản phẩm hoặc là cải biến đối tượng theo nhu cầu của con người trong một môi trường nhất định.

- Lao động lãnh đạo và quản lý là dạng lao động thực hiện các chức năng quản lý;

là hoạt động phối hợp, điều hành nhằm thực hiện được chức năng trỗi của hệ thống.

Lao động quản lý là loại lao động thực hiện sức lao động tập thể với kết quả chung của toàn bộ quá trình lao động tập thể.

Lãnh đạo

- Quản lý là quá trình ràng buộc và xử lý đối với sự vật trong phạm vi quyền lực;

là quá trình tiến hành chỉnh lý và xử lý về nhân lực, vật lực và các tài nguyên khác nhằm thực hiện mục tiêu xác định.

- Lãnh đạo là hoạt động quản lý con người của người lãnh đạo; thống nhất điều khiển và hướng dẫn người bị quản lý nhằm thực hiện mục tiêu nhất định. Không ai nói lãnh đạo bàn nghế, tiền bạc, chỉ có thể nói là quản lý bàn nghế, tiền bạc.

- Lãnh đạo có thuộc tính nói chung là hoạch định, tổ chức, khống chế quản lý.

- Tầng quản lý có tầng cao, tầng trung, tầng cơ sở. Quản lý tầng cơ sở là quản lý vi mô, quản lý trực tiếp con người, cơ sở vật chất, sự việc cụ thể, theo quy định thông thường; chấp hành nhiệm vụ cụ thể do cấp trên quyết định, tính độc lập không lớn.

-Quản lý tầng cao và trung là quản lý vĩ mô, là quản lý trực tiếp rất ít người, vật chất,

sự việc cụ thể mà xử lý chủ yếu những vấn đề quan trọng có tính chiến lược và nguyên tắc, tính độc lập tương đối lớn; có thể xem quản lý tầng cao và trung là lãnh đạo.

- Quản lý nặng về chấp hành chính sách, tổ chức lực lượng hoàn thành mục tiêu tổ chức; theo đuổi hiệu quả của một loại công tác nào đó.

- Lãnh đạo là một loại quản lý có tính chiến lược.

Quan hệ tổ chức-lãnh đạo-quản lí

* Nhà lãnh đạo khác nhà quản lý như thế nào?

- Các nhà lãnh đạo tổ chức và huy động mọi người. Vai trò của họ là đảm trách những mục tiêu mang tính thách thức có liên quan tới sự thay đổi. Họ tập trung vào việc thay đổi hành vi, trong khi các nhà quản lý tập trung vào việc duy trì các tình huống.

- Như vậy, lãnh đạo có ý nghĩa quan trọng ở các thời điểm diễn ra sự thay đổi.

Bởi không phải lúc nào các hệ thống cũng ổn định và các nhà lãnh đạo phải đối mặt với những thách thức rất lớn và điều khiển sự thay đổi.

- Nói ngắn gọn, khi các hệ thống tồn tại ổn định, bạn cần các nhà quản lý, còn trong trường hợp có những tình huống biến động bất thường cần có sự thay đổi, thì người bạn cần là những nhà lãnh đạo.

- Các nhà lãnh đạo giỏi luôn luôn tạo ra sự thay đổi. Vượt ra ngoài khỏi sự thay đổi đó, họ đem lại sự hài lòng cho mọi người. Những nhà lãnh đạo giỏi luôn làm điều gì đó cho mọi người. Họ hướng tới những mục đích mà xã hội cần.

Đặc điểm của lao động lãnh đạo và quản lý trường học

- Là loại lao động trí óc sáng tạo: có tính khoa học; không phải chỉ là chủ nghĩa kinh nghiệm; đó là công việc cần thu thập, xử lý thông tin để ra quyết định nhằm tập hợp, huy động được các nguồn lực để thực hiện mục tiêu.

- Là loại lao động có tính cộng đồng; mang tính gián tiếp trong quá trình lao động: chỉ huy, điều hành, phối hợp nhằm thống nhất được ý chí, sức lực của nhiều người vào mục đích chung.

LÃNH ĐẠO QUẢN LÝ

TỔ CHỨC

- Là một dạng hoạt động thực tiễn. Bản chất của nó không phải chỉ là “biết” mà là

“làm”. Việc chứng minh sự đúng đắn của quản lý không phải là bằng nghiên cứu logic mà là kết quả thực tế của công việc.

- Là loại lao động phức hợp. Đối tượng của quá trình quản lý là một hệ thống bao gồm nhiều người, nhiều sự vật và sự việc với nhiều quy mô, cấp độ khác nhau và luôn biến động. Lao động quản lý đòi hỏi người quản lý phái có kiến thức tổng hợp và vận dụng tổng hợp hiểu biết về nhiều lĩnh vực: tự nhiên, xã hội, kinh tế, kỹ thuật, chính trị, pháp lý, tâm lý, giáo dục, ngoại giao, văn hoá…

- Lãnh đạo và quản lý trường học bao giờ cũng phải được định hướng tới những mục đích, mục tiêu nhất định. Người lãnh đạo và quản lý phải trả lời được câu hỏi: LĐ- QL để làm gì? đạt đến cái đích nào? Đích phải đến của từng chặng đường là mục tiêu;

Đích ở xa hoặc cuối cùng gọi là mục đích. Mục đích tổng quát của sự nghiệp giáo dục chính là mục đích tổng quát nhất của lãnh đạo và quản lý giáo dục. Quản lý giáo dục trong xã hội ta hiện nay là hướng tới việc nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Ở cấp độ nhân cách, quản lý giáo dục là quản lý sự hình thành và phát triển nhân cách.

- Mục tiêu quản lý là trạng thái được xác định trong tương lai của đối tượng quản lý hoặc của một số yếu tố cấu thành của nó.

“Quản lý nhà trường là thực hiện đường lối giáo dục của Đảng trong phạm vi trách nhiệm của mình, tức là đưa nhà trường vận hành theo nguyên lý giáo dục, để tiến tới mục tiêu giáo dục, mục tiêu đào tạo đối với ngành giáo dục, với thế hệ trẻ và với từng học sinh” (GS.VS Phạm Minh Hạc)

Đối tượng của LĐ-QL trường học là một hệ thống bao gồm 4 thành tố :

Tư tưởng (quan điểm, đường lối, chính sách, chế độ, nội dung, phương pháp, tổ chức giáo dục).

Con người (giáo viên, học sinh, cán bộ, nhân viên...)

Quá trình (dạy và học diễn ra trong không gian và thời gian).

Vật chất và tài chính (trường sở và trang thiết bị kỹ thuật phục vụ cho dạy và học).

Công cụ LĐ-QL trường học

Công cụ quản lý là các phương tiện, điều kiện ( mang tính chủ quan và khách quan) mà chủ thể quản lý giáo dục dùng nó để tác động vào đối tượng quản lý thông qua các chức năng quản lý giáo dục.

Các công cụ quản lý giáo dục bao gồm:

Các chế định, đó là các chính sách, chế độ, quy định của nhà nước về mục tiêu, nội dung, phương pháp, tổ chức đào tạo; các chính sách chế độ đối với giáo viên và học sinh, các quy định đối với các hoạt động của nhà trường; chính sách đầu tư cho giáo dục.

Trường học với tư cách là một cơ quan Nhà nước cũng cần quản lí nhà trường bằng pháp luật, cần tăng cường trật tự kỷ cương trong việc quản lý mọi hoạt động của nhà trường. Các chế định được xây dựng từ đường lối, chủ trương của Đảng và Nhà nước, từ quy luật phát triển của xã hội, trong đó có hệ thống giáo dục. Song thực tiễn luôn luôn biến đổi, khi đó chủ trương, đường lối cũng thay đổi. Do đó mà các chế định

cũ không còn phù hợp, không phát huy được tác dụng tích cực trong công tác quản lý và sự phát triển của xã hội. Trong trường hợp đó phải sửa đổi - Điều này đòi hỏi, một mặt người quản lý phải luôn nắm vững các chế định để sử dụng một cách thích hợp;

mặt khác người quản lý phải có tư duy linh hoạt, mềm dẻo khi thấy chế định không còn phù hợp nữa thì không thể cứ máy móc áp dụng các quy định đã lạc hậu đó.

Thiết chế tổ chức bộ máy

Để thực hiện mỗi nhiệm vụ công tác thì công cụ tổ chức là rất cần thiết đối với người quản lý. Nó giúp xây dựng một cơ cấu bộ máy thích hợp cho công việc, hoặc nó giúp cải tiến cho bộ máy hoạt động có hiệu quả hơn, nó đổi mới quy chế làm việc, nó giúp giảm biên chế làm cho bộ máy gọn nhẹ hơn.

Các nguồn lực : Bao gồm nhân lực, vật lực, tài lực.

- Nhân lực : Con người là nguồn lực quan trọng nhất. Nguồn nhân lực chủ yếu trong trường học là đội ngũ giáo viên, đội ngũ cán bộ, công nhân viên khác và học sinh.

- Vật lực : Bao gồm tất cả vật tư, trang thiết bị, tài sản cố định phục vụ cho việc thực hiện một nhiệm vụ công tác. Trường sở và thiết bị dạy học là sức mạnh vật chất của trường học. Có cơ sở vật chất hiện đại thì mới có nền giáo dục hiện đại. Vì vậy cần từng bước nâng cấp cơ sở vật chất trường học theo hướng hiện đại hóa.

- Tài lực : Là vốn đầu tư tài chính cho trường, bao gồm ngân sách nhà nước, địa phương, vốn tự có và sự giúp đỡ, đóng góp của nhân dân, có thể cả nguồn tài trợ nước ngoài.

Phẩm chất và năng lực của chủ thể quản lý

- Một người thợ vụng, một thầy thuốc kém, một thầy giáo non nớt, ... sản phẩm của họ đều gây hậu quả không nhỏ cho xã hội, một cán bộ LĐ-QL giáo dục tồi làm hỏng đối tượng bị quản lý (giáo viên, học sinh, sinh viên ...) thì hậu quả nghiêm trọng khôn lường. Quản lý giáo dục theo tiêu chí chất lượng tổng thể và hiệu quả bền vững thích ứng với mọi sự thay đổi đòi hỏi cán bộ quản lý giáo dục không chỉ biết “ làm việc “ đúng mà cần hơn hết là biết làm “ đúng việc “ theo chức trách và bổn phận của mình. Suy nghĩ và hành động của nhà quản lý là tổ hợp của “ Trái tim nóng, cái đầu lạnh “.

- Kết hợp “ học và tự học “, “ đào tạo và tự đào tạo “, rèn luyện tư duy quản lý trên nền tảng của tư duy logic, tư duy hệ thống, tư duy hình tượng, tư duy biện chứng, tư duy kinh tế, tư duy kỹ thuật, tư duy công nghệ, tư duy thuật toán, thấm nhuần tư tưởng học suốt đời với bốn trụ cột : học để biết, học để làm, học để chung sống với nhau, học cách sống chung với mọi người học để tồn tại, để khẳng định mình là con đường đúng đắn để thành người LĐ-QL trường học giỏi, thành công, sáng tạo trong công việc.

Nhân tố chủ yếu trong quản lý trường học

Đối tượng của quản lý giáo dục là những mối quan hệ sư phạm - xã hội của hai nhóm người trong quá trình đào tạo : người dạy, người học. Ở đây có những mối quan hệ giữa người dạy với nhau, người học với người học, người dạy và người học.

Một phần của tài liệu Tai lieu bai giang-Tiep can hien dai trong QLGD (1) (1) (Trang 35 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(77 trang)
w