CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
3.4 Đo lường biến và các giả thuyết nghiên cứu
Biến phụ thuộc trong mục tiêu này chính là năng suất lao động. Năng suất lao động nên được xác định bằng chỉ số giá trị gia tăng VA trên mỗi người lao động hơn là sử dụng chỉ số doanh thu trên mỗi người lao động (Tomiura, 2007). Vì trong trường hợp doanh nghiệp có thuê bên ngoài gia công cho mình, NSLĐ của doanh nghiệp sẽ bị ảnh hưởng bởi những yếu tố này nếu chúng ta sử dụng chỉ tiêu doanh thu. Do đó, nếu chúng ta phụ thuộc vào tổng sản lượng (doanh số) trên mỗi lao động, NSLĐ không phản ánh chính xác giá trị do người lao động của doanh nghiệp đó tạo ra.
Ln(yit ) =Ln (Năng suất lao động của doanh nghiệp) = Ln ( ) Trong đó: Giá trị gia tăng của doanh nghiệp i thời điểm t.
Số lượng lao động của doanh nghiệp i thời điểm t được tính
Vì bộ số liệu không có sẵn giá trị gia tăng của doanh nghiệp nên luận án ước tính giá trị giá tăng VA= Doanh thu – trị giá vốn hàng bán + doanh thu từ hoạt động tài chính – chi phí tài chính – trợ cấp sản xuất kinh doanh.
19.3.4.2 Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và sự tác động của nó đến năng suất lao động doanh nghiệp
Nếu nhóm lý thuyết tăng trưởng và nội sinh đề cao FDI dưới góc độ vĩ mô tăng tích lũy vốn cho nền kinh tế thì dưới góc độ vi mô, nhóm lý thuyết sản xuất và tiến bộ công nghệ cho rằng sự xuất hiện của FDI đối với một quốc gia nào đó còn dẫn đến việc chuyển giao công nghệ cho các doanh nghiệp nội địa, hiệu ứng này được gọi là hiệu ứng lan tỏa (Dunning, 1978; Findlay, 1978; Griffith, 2002). Đối với việc phân tích sự tác động của FDI và sự lan tỏa công nghệ từ FDI được cho là phù hợp hơn cả khi xem xét ở cấp độ doanh nghiệp hơn là cấp ngành hay quốc gia (Aiken và Harison, 1999).
Nhóm lý thuyết này gợi ý rằng FDI có thể làm tăng năng suất của nước sở tại khi mang các kỹ thuật và công nghệ quản lý tiên tiến hơn từ các doanh nghiệp nước ngoài lan sang những doanh nghiệp địa phương. Đồng thời, nó cũng được hy vọng rằng công nghệ trong các nhà máy của công ty đa quốc gia sẽ lan truyền giữa các nhà máy của công ty được đặt ở các quốc gia khác nhau và sau đó lan sang cả các nhà máy khác ở nước sở tại. Nếu các doanh nghiệp nước ngoài giới thiệu sản phẩm hoặc quy trình mới cho thị trường trong nước, các doanh nghiệp nội địa có thể được hưởng lợi từ sự khuếch tán nhanh chóng của công nghệ mới (De Gregorio, 1992; Djankov, 1999; Piscitello và Rabbiosi, 2005; Ng, 2007).
Nếu như hầu hết các nhóm lý thuyết đều cho rằng FDI có sự tác động tích cực đến năng suất của doanh nghiệp nhưng không phải tất cả các nghiên cứu thực nghiệm đều đưa ra các kết quả giống nhau. Một số trường hợp đưa ra bằng chứng tác động tiêu cực của mối quan hệ này (De Mello, 1999; Aiken, 1999;
Djankov và Hoekman, 1999). Những nghiên cứu này lập luận rằng lý do cho kết quả tiêu cực này có thể là do các nước chủ nhà không có khả năng thích ứng với những tiến bộ công nghệ được các công ty nước ngoài xử lý hoặc lý do có thể là các nước chủ nhà đã phát triển đủ để đảm nhận những tiến bộ công nghệ này. Đầu tư trực tiếp nước ngoài có thể có tác động tiêu cực đến các doanh nghiệp trong nước theo hướng đó là do việc giới thiệu các công ty nước ngoài vào thị trường nội địa sẽ buộc các công ty trong nước phải thu hẹp chia nhỏ thị trường với các doanh nghiệp FDI (Aitken, 1999). Bên cạnh đó, các doanh nghiệp FDI cũng có thể chỉ thuê người nước ngoài ở các vị trí quan trọng, có kỹ thuật cao, trong khi người lao động trong nước được giao cho những vị trí không yêu cầu trình độ chuyên môn cao.
Hay một số trường hợp FDI làm gia tăng khoảng cách tiền lương, gây ra sự bất bình đẳng tiền lương trong nền kinh tế. Điều này có thể có tác động tiêu cực hoặc sẽ không làm thay đổi đến năng suất ròng của các doanh nghiệp trong nước.
Đối với các nghiên cứu ở Việt Nam cũng cho thấy sự không đồng nhất về kết quả.
Hoang và Pham (2010); Nguyen, K. M. và Nguyen V. H. (2012) hay Pham (2018) ủng hộ cho mối quan hệ tích cực của FDI đến NSLĐ của các doanh nghiệp Việt Nam. Nghiên cứu của Le (2005) hay Le và Pomfret (2011) đưa ra các kết quả khác nhau về chiều tác động của FDI phụ thuộc vào giai đoạn nghiên cứu hay kênh lan tỏa mà nghiên cứu muốn nhắm đến.
Như vậy, dựa vào cả lý thuyết và nghiên cứu liên quan mà luận án tổng hợp được, ảnh hưởng của sự xuất hiện FDI đến năng suất lao động của doanh nghiệp có thể là tích cực hoặc tiêu cực.
Giả thuyết H1: Có sự tác động đến NSLĐ của các doanh nghiệp ngành chế biến chế tạo Việt Nam từ FDI.
Biến đại diện cho sự hiện diện của vốn FDI là biến giả FDIi nhận giá trị =1 nếu doanh nghiệp là doanh nghiệp FDI và =0 nếu doanh nghiệp không nhận vốn FDI.
Theo một số tỏc giả (Gửrg & Strobl, 2001 hay Sun, 2009), việc sử dụng cỏc thang đo khác nhau thể hiện sự hiện diện của FDI có thể đưa ra các kết quả khác nhau.
Trong luận án này quyết định sự hiện diện của FDI được đo bằng một biến giả dummy tương tự như các nghiên cứu (Hsu & Chen, 2000; Roger & Tseng, 2000;
Phạm, 2018). Biến số thể hiện sự xuất hiện của FDI ở các doanh nghiệp được thể hiện bằng biến giả FDIi. Với FDIi = 1 đại diện cho sự xuất hiện của vốn FDI vào trong doanh nghiệp i ở thời điểm t. Với FDIi = 0 đại diện doanh nghiệp i không nhận được FDI ở thời điểm t.
20.3.4.3 Tác động của xuất khẩu
Theo Wagner (2007) có 2 giả thuyết được ra giải thích cho việc các doanh nghiệp có xuất khẩu có NSLĐ cao hơn so với các doanh nghiệp không có xuất khẩu: (1) Do vấn đề về tự lựa chọn nghĩa là các doanh nghiệp có năng suất tốt hơn sẽ xuất khẩu hàng hóa; (2) Lý thuyết học hỏi thông qua xuất khẩu: Kiến thức từ những người mua quốc tế hay ngay cả những đối thủ quốc tế giúp cải thiện năng suất của các doanh nghiệp khi họ tham gia vào thị trường quốc tế. Hơn nữa, khi vươn ra thế giới các doanh nghiệp phải đối diện với sự cạnh tranh khốc liệt bắt buộc
phải cải thiện nhanh hơn để đáp ứng nhu cầu thị hiếu so với những doanh nghiệp chỉ bán hàng cho thị trường trong nước.
Đối với nghiên cứu thực nghiệm, các kết quả nghiên cứu về sự tác động của xuất khẩu đến NSLĐ chỉ ra nhiều kết quả khác nhau. Một số nghiên cứu ủng hộ cơ chế tự lựa chọn và một số khác ủng hộ cơ chế học hỏi thông qua xuất khẩu. Phần lớn những tài liệu thực nghiệm cho rằng các doanh nghiệp có năng suất cao hơn sẽ tự chọn gia nhập và trở thành doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa. Điều này có nghĩa cơ chế tự lựa chọn phổ biến hơn cơ chế học hỏi và nó được kiểm chứng qua các nghiên cứu (Wagner, 2007; Haris và Li, 2008; Cassiman & cộng sự, 2007;
Baumann & cộng sự, 2006). Một số tài liệu lại nghiên về giả thiết học hỏi thông qua xuất khẩu cho rằng mua bán trao đổi với nước ngoài làm các doanh nghiệp trong nước nâng cao năng suất của doanh nghiệp mình. Bằng chứng về giả thuyết này được cung cấp bởi các tác giả (Martin & Yang, 2009; Trofimenko, 2008;
Sharma & Mishra, 2012). Lý do các tài liệu nghiên cứu có ít bằng chứng về việc tăng năng suất thông qua cơ chế học hỏi là do khi tham gia vào thị trường xuất khẩu hầu hết chỉ tạo ra lợi ích cho các thị trường có công nghệ và năng suất kém hơn.
Hầu hết các tài liệu nhất quán rằng, xuất khẩu sẽ làm cho năng suất của doanh nghiệp tăng lên dù theo cơ chế của giả thuyết nào, tuy nhiên, một số khác cho rằng thương mại tự do có thể làm cản trở năng suất các doanh nghiệp thuộc các quốc gia đang phát triển do không có lợi thế so sánh, cạnh tranh kém và việc học hỏi không bắt kịp xu thế của thế giới (Young 1991) hoặc không tìm thấy bằng chứng về mối liên hệ giữa xuất khẩu và NSLĐ của doanh nghiệp ở cả 2 cơ chế (Wernerfelt, 1984; Greenaway và cộng sự, 2005; Sharma và Mishra, 2015). Do đó, ảnh hưởng của xuất khẩu có thể có các kết quả khác nhau đối với các nước đang phát triển có trình độ kỹ thuật và năng suất thấp như Việt Nam. 2 nghiên cứu trong số những nghiên cứu mới nhất của Việt Nam nghiên cứu về sự tác động của xuất khẩu đến NSLĐ có nghiên cứu của Ngô (2017) và Phạm (2018) đều cho thấy xuất khẩu có sự tác động đến năng suất lao động.
Từ lý thuyết và những nghiên cứu thực nghiệm tổng hợp được, luận án đưa ra giả thuyết:
Giả thuyết H2: Sự xuất hiện của xuất khẩu được kỳ vọng có sự tác động lên năng suất lao động của các doanh nghiệp ngành chế biến chế tạo.
Từ những lý thuyết trên giúp luận án xây dựng mô hình kinh tế cho biến xuất khẩu, nhưng để kiểm định giả thuyết, cần xây dựng mô hình kinh tế lượng. Trong đó, một số biến như đo lường chênh lệch trình độ giữa các doanh nghiệp xuất khẩu và nhập khẩu, quy mô học hỏi, các yêu cầu của doanh nghiệp và một số đặc điểm khác không thể đo lường được do đó ở đây luận án sử dụng biến đại diện cho sự tác động của xuất khẩu như sau:
Sự xuất hiện của xuất khẩu được đo lường bằng biến giả dummy với Xit = 1 nếu doanh nghiệp i thời điểm t có xuất khẩu và X=0 nếu doanh nghiệp i thời điểm t không tiến hành xuất khẩu.
Luận án lựa chọn biến đại diện cho xuất khẩu là biến giả dummy Xit theo các nghiên cứu (Bernard và Jensen, 1999; Biesebroeck, 2005; Isgut, 2001;Wagner, 2007; Martin và Yang, 2009) thay vì đo xuất khẩu bằng tỷ trọng xuất khẩu vì bộ dữ liệu không có đầy đủ giá trị xuất khẩu của các doanh nghiệp theo các năm.
21.3.4.4 Quy mô và mức độ thâm dụng vốn của ngành và doanh nghiệp
Những tài liệu nghiên cứu hiện nay đưa ra 2 giả thuyết về ảnh hưởng của quy mô doanh nghiệp đến NSLĐ: (1) một số mô hình lý thuyết như mô hình cân bằng của phân phối quy mô dự đoán rằng các doanh nghiệp có năng suất cao hơn thường lớn hơn (Lucas, 1978; Melitz, 2003); (2) Các doanh nghiệp có tổ chức bộ máy nhỏ hơn, tinh gọn hơn do đó cho phép thực hiện các hoạt động chiến lược nhằm khai thác thị trường đặc biệt là các thị trường mới nổi và tạo ra vị thế riêng thích hợp cho chính họ, do đó năng suất của các doanh nghiệp nhỏ hơn này có năng suất cao hơn (Dhawan, 2001).
Một số ít các tác giả như (Dhawan, 2001; Tornatzky và Fleischer, 1990; Acs và Audretsch, 1990) cho rằng những doanh nghiệp có quy mô nhỏ có năng suất cao hơn một phần vì tính linh hoạt của tổ chức lớn hơn, chấp nhận rủi ro và đáp ứng tổ chức cao hơn cũng như linh hoạt trong tốc độ đổi mới. Tuy nhiên phần lớn các tác giả cho rằng những doanh nghiệp có quy mô lớn hơn sẽ có năng suất cao hơn nhờ có hiệu quả hơn, mức thâm dụng vốn cao hơn và cường độ đầu vào trung gian cao hơn. Rất nhiều những nghiên cứu ủng hộ kết quả tích cực này có thể kể đến (Baldwin và Sabourin, 1998; Oi và Idson, 1999; Baldwin, Jarmin và Tang, 2004; Chowhan, 2005; Crespo và Fontoura, 2007). Với lý thuyết và các nghiên cứu thực nghiệm, giả thuyết đưa ra với quy mô doanh nghiệp như sau:
Giả thuyết H3: Những doanh nghiệp có quy mô lớn của ngành chế biến chế tạo được kỳ vọng có năng suất cao hơn các doanh nghiệp có quy mô nhỏ.
Trong luận án này sử dụng độ lớn tài sản của doanh nghiệp để thể hiện quy mô doanh nghiệp. Cụ thể:
Quymôit=
Trong đó, TSit là (tổng tài sản đầu kỳ năm t + tổng tài sản cuối kỳ năm t)/2 của doanh nghiệp i.
Vốn và lao động là 2 đầu vào quan trọng nhất đối với doanh nghiệp. Theo Hsu và Chen (2000), điều quan trọng nhất đối với NSLĐ chính là mức độ thâm dụng vốn (tỷ lệ vốn trên mỗi lao động K/L). Mức độ thâm dụng vốn đại diện cho tiềm lực tài chính mà mỗi doanh nghiệp có được (Eatwell & cộng sự, 1990). Vì vốn và lao động là 2 đầu vào bổ sung nhau do đó doanh nghiệp có mức độ thâm dụng vốn cao được kỳ vọng có năng suất cao hơn trong điều kiện các yếu tố khác như nhau. Đồng thời những doanh nghiệp có mức vốn thâm dụng có điều kiện để trả lương cho người lao động cao hơn, cùng với đó họ có thể đầu tư cho cơ sở vật chất cũng như các hoạt động nghiên cứu R&D phục vụ cho sản xuất tốt hơn và do đó có năng suất lao động cao hơn. Từ đây luận án đưa ra giả thuyết về mức độ thâm dụng vốn:
Giả thuyết H4: Các doanh nghiệp ngành chế biến chế tạo có mức độ vốn hóa càng cao được kỳ vọng có NSLĐ càng cao.
Mức độ vốn hóa của doanh nghiệp được tính như sau:
V n hóaố it = Ln()
Trong đó: Vốn hóait là mức độ vốn hóa của doanh nghiệp i tại thời điểm t. Kit: Giá trị tài sản của doanh nghiệp i thời điểm t. Lit: tổng số lượng lao động của doanh nghiệp i thời điểm t.
22.3.4.5 Các biến đặc điểm của doanh nghiệp
Bên cạnh FDI, xuất khẩu, mức độ thâm dụng vốn của ngành, quy mô, NSLĐ còn bị tác động bởi những đặc tính của doanh nghiệp. Dựa vào các nghiên cứu (Hsu
và Chen, 2000; Roger và Tseng, 2000; Wagner, 2002; Vahter, 2004; Greenaway và cộng sự, 2004; Doraszelski và Jaumandreu, 2013; Arshad và Malik, 2015) và số liệu của dữ liệu luận án đưa vào các nhóm biến kiểm soát bao gồm: Nhóm biến vốn con người; nhóm biến đặc điểm ngành và nhóm biến về vị trí và đặc điểm doanh nghiệp.
Nhóm biến về vốn con người: Bên cạnh vốn vật chất, vốn con người cũng là nhân tố đầu vào quan trọng đóng góp vào kết quả sản xuất của doanh nghiệp đồng thời cũng thông qua thay đổi công nghệ bằng cách thúc đẩy đổi mới và bắt chước (Becker, 1964; Mincer, 1974). Theo Covers (1997) vốn con người có thể ảnh hưởng đến NSLĐ theo 4 hiệu ứng: (1) Hiệu ứng người lao động: hiệu ứng này đề cao giáo dục cho người lao động, nó cho rằng người lao động có học vấn cao hơn sẽ làm việc hiệu quả hơn tức những người lao động có trình độ cao sẽ tạo ra nhiều sản phẩm vật chất cao hơn nếu có cùng những nguồn lực khác trong tay (Welch 1970); (2) Tăng năng suất thông qua hiệu ứng phân bổ: hiệu ứng này cho rằng nếu như người lao động có kiến thức hơn sẽ có cách tối đa hóa sản phẩm làm tăng năng suất cận biên của họ hơn so với cùng một quy trình sản xuất mà sử dụng người lao động có kiến thức thấp hơn và từ đó làm tăng doanh thu của doanh nghiệp (Welch 1970), (3) Hiệu ứng khuếch tán: người lao động có trình độ hơn sẽ có khả năng đáp ứng với thay đổi công nghệ cao hơn và sẽ giới thiệu những kỹ thuật sản xuất mới cho người khác tốt hơn (Nelson and Phelps, 1966) và (4) hiệu ứng nghiên cứu: người lao động có trình độ cao trong khả năng nghiên cứu sáng tạo phát triển và chính nghiên cứu phát triển lại là một yếu tố đầu vào ảnh hưởng đến tiến bộ công nghệ và tăng năng suất (Romer, 1990; Kaimbo, 2015). Do đó, giả thuyết chung cho nhóm biến về chất lượng nguồn nhân lực được đưa ra như sau:
Giả thuyết H5: Doanh nghiệp chế biến chế tạo có chất lượng nguồn nhân lực cao hơn được kỳ vọng có NSLĐ cao hơn
Nhóm biến chất lượng nguồn nhân lực thông thường được thể hiện thông qua:
chất lượng của người lao động, sự đầu tư của doanh nghiệp cho chương trình giáo dục, đầu tư cho nghiên cứu phát triển R&D. Tuy nhiên, vì bộ số liệu mà luận án sử dụng (VES) vào năm 2015 bị khuyết số liệu cho phần chi trả R&D, do đó biến này không được đưa vào mô hình nghiên cứu đồng thời biến đầu tư cho giáo dục của doanh nghiệp cũng không được bộ số liệu đưa vào kể từ năm 2012 do đó nhóm biến đại diện chất lượng nguồn nhân lực chỉ còn lại biến chất lượng lao động. Trong đó:
Chất lượng người lao động (Clit): chất lượng người lao động được đo bằng chi phí lao động (lương, thưởng và phụ cấp) bình quân trên mỗi lao động (Sinani và Meyer, 2004) (điều này tuân theo giả thiết người lao động có chất lượng càng cao thì lương thưởng và phụ cấp cũng càng cao hay lương thưởng phản ánh NSLĐ).
Ch t lấ ượng lao đ ngộ it =
Với Chi phí lao động it: là tổng số tiền doanh nghiệp i thời điểm t chi cho người lao động (đơn vị tính triệu đồng).
Số lượng lao động it: tổng số lao động của doanh nghiệp i thời điểm t.
Nhóm biến đặc điểm doanh nghiệp:
Mỗi một doanh nghiệp có những đặc điểm riêng và đây cũng chính là yếu tố tạo ra sự khác biệt doanh nghiệp trong năng suất lao động. Những biến kiểm soát đại