Kết quả nghiên cứu

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Năng suất lao động trong doanh nghiệp Việt Nam (Trang 80 - 101)

CHƯƠNG 4 MỨC ĐỘ TÁC ĐỘNG CỦA CÁC CHẾ ĐỘ PHÚC LỢI NGOÀI LƯƠNG ĐẾN

4.6 Kết quả nghiên cứu

32.4.6.1 Mô tả dữ liệu nghiên cứu

Bảng 4.2 mô tả phân phối của mẫu nghiên cứu theo ngành nghề qua các năm gồm 6.556 doanh nghiệp được phân vào 3 năm 2011, 2013 và 2015. Trong mẫu nghiên cứu, số lượng doanh nghiệp thuộc ngành sản xuất chế biến thực phẩm cao nhất (2.062 doanh nghiệp, chiếm 31% số doanh nghiệp trong mẫu), tiếp đến là ngành sản xuất kim loại đúc sẵn (1.149 doanh nghiệp chiếm 17,5%), chế biến gỗ và các sản phẩm từ gỗ (chiếm 10,4%), sản xuất đồ nội thất (chiếm 8,8%).

Bảng 4.2 Phân phối mẫu nghiên cứu phân theo ngành nghề qua các năm

Tên ngành Năm

2011 Năm

2013 Năm

2015 Tổng

cộng Sản xuất chế biến thực phẩm 63

6 75

1 67

5 2.062

Sản xuất thuốc lá 0 0

1

1

Dệt 86 9

9

6 7

252

Sản xuất trang phục 96 11

5

10 7

318

Sản xuất da và sản phẩm liên quan

38 5

1

4 6

135 Chế biến gỗ và các sản phẩm từ

gỗ

20 7

24 1

24 0

688 Sản xuất giấy và các sản phẩm từ

giấy

51 71 5

0

172 In, sao chép các bản ghi các loại 54 64 6

5 183

Sản xuất than cốc, dầu mỏ tinh chế

6

8

8

2 2 Sản xuất hóa chất và sản phẩm hóa

chất

32 4

8

3 8

118

Sản xuất cao su, plastic 10

6

13 4

12 2

36 2 Sản xuất từ khoáng, phi kim loại 93 10

1

8 9

283

Sản xuất kim loại 30 2

6 2

1 7

7 Sản xuất từ kim loại đúc sẵn 37

2

41 4

36 3

1.149 Sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi

tính, và sản phẩm quang học

57 64 4

9

170

Sản xuất xe có động cơ 14 11 10 3

5 Sản xuất sản phẩm nội thất 17

0

19 8

14 0

580 Sửa chữa bảo dưỡng, lắp đặt máy

móc 5 7 9 21

Tổng cộng 2.053 2.403 2.100 6.556

Nguồn: Tính toán của tác giả từ Điều tra DNNVV 2011, 2013 và 2015

Bảng 4.3 mô tả số lượng doanh nghiệp được phân theo quy mô và vùng miền.

Trong đó số lượng doanh nghiệp có trụ sở đặt tại miền Bắc chiếm tỷ lệ cao nhất trong mẫu với 2.815 doanh nghiệp tương đương 42,7%, số lượng doanh nghiệp đặt trụ sở tại miền Nam chiếm 29,5%, số lượng doanh nghiệp đặt tại miền Trung chiếm 24,2% và số lượng doanh nghiệp đặt tại Cao Nguyên chiếm số lượng ít nhất trong mẫu với 3,6% số lượng doanh nghiệp trong mẫu nghiên cứu.

Bảng 4.3: Số lượng doanh nghiệp được phân theo quy mô và vùng miền

Vùng DN siêu nhỏ DN nhỏ DN vừa Tổng

Bắc 2.071 736 8 2.815

Trung 1.332 254 5 1.591

Nam 1.296 628 15 1.939

Cao nguyên 191 44 0 235

Tổng 4.890 1.662 28 6.580 Nguồn: Tính toán của tác giả từ Điều tra DNNVV 2011, 2013 và 2015

Số lượng doanh nghiệp siêu nhỏ đặt trụ sở chủ yếu tại miền Bắc với 2.071 doanh nghiệp chiếm 42,4% số lượng doanh nghiệp siêu nhỏ trong mẫu, tiếp đến là miền Trung với 1.332 doanh nghiệp chiếm 27,2%, sau đó mới tới miền Nam và Cao nguyên. Số lượng doanh nghiệp nhỏ đặt trụ sở cao nhất vẫn ở miền Bắc chiếm 44,3% số lượng doanh nghiệp, tiếp đến là miền Nam 37,8%, miền trung chiếm 15,3% và cuối cùng là các doanh nghiệp nhỏ đặt tại Cao nguyên chỉ chiếm 2,6%.

Số lượng doanh nghiệp vừa đặt trụ sở nhiều nhất tại miền Nam với 15 doanh nghiệp trong tổng số 28 doanh nghiệp vừa chiếm tỷ lệ 53,6%, số lượng doanh nghiệp vừa đặt trụ sở tại miền Bắc và miền trung chiếm tương ứng 28,6% và 17,8%. Không có doanh nghiệp vừa nào lựa chọn đặt trụ sở tại Cao Nguyên.

Bảng 4.4 trình bày số lượng doanh nghiệp được phân theo quy mô và loại hình doanh nghiệp. Trong đó, số lượng doanh nghiệp theo kinh doanh theo hình thức hộ gia đình chiếm số lượng lớn nhất trong mẫu nghiên cứu chiếm 64,7% số lượng doanh nghiệp, tiếp đến là hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn 21,2% và 15%

số lượng doanh nghiệp còn lại phân cho các loại hình khác. Đặc biệt, trong mẫu nghiên cứu chỉ xuất hiện duy nhất 1 doanh nghiệp có liên doanh với nước ngoài và là doanh nghiệp nhỏ. Doanh nghiệp kinh doanh dưới hình thức hộ gia đình chiếm tỷ lệ lớn nhất trong mẫu những chủ yếu là doanh nghiệp siêu nhỏ chiếm tới 93% số doanh nghiệp là hộ gia đình, chỉ có duy nhất 1 doanh nghiệp kinh doanh loại hình này là doanh nghiệp vừa. Số lượng doanh nghiệp tư nhân chiếm số lượng ít hơn trong mẫu nghiên cứu nhưng phần lớn là doanh nghiệp nhỏ, số lượng doanh nghiệp nhỏ chiếm 62,7% số lượng doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp siêu nhỏ của loại hình này là 36% trong tổng số doanh nghiệp tư nhân.

Đây cũng là loại hình có số lượng doanh nghiệp vừa cao nhất. Trong tổng số 28 doanh nghiệp vừa trong mẫu nghiên cứu, có đến 17 doanh nghiệp là doanh nghiệp trách nhiệm hữu hạn tương đương 60%.

Bảng 4.4 Số lượng doanh nghiệp phân theo quy mô và loại hình doanh nghiệp

Loại hình doanh nghiệp DN siêu

nhỏ DN nhỏ DN

vừa Tổn

g

Hộ gia đình 3.979 278 1 4.258

DNTN 282 208 2 492

Công ty hợp danh 3 3 0 6

Tập thể hợp tác xã 51 90 2 143

Công ty TNHH 503 876 17 1.396

Công ty cổ phần nhà nước 1 13 3 17

Công ty cổ phần không có nhà

nước 71 193 3 267

Công ty liên doanh nước

ngoài 0 1 0 1

Nguồn: Tính toán của tác giả từ Điều tra DNNVV 2011, 2013 và 2015 33.4.6.2 Thống kê mô tả các biến chính trong mô hình nghiên cứu

Bảng 4.5 Trình bày thống kê mô tả các biến số chính trong mô hình nghiên cứu.

Tên biến Số quan sát Độ lệch chuẩn

Giá trị trung bình

Giá trị nhỏ nhất

Giá trị lớn nhất

Ln_NSLĐ 5.891 0,7272 11,047 7,681 15,359

Ln(K/L) 5.914 1,1965 12,371 6,214 16,552

LnL 5.914 0,9629 1,823 0,405 4,

595

Ch  s  đ c quy nỉ ố ộ ề 5.914 0,0218 0,012 0,002 1

Nguồn: Tính toán của tác giả từ Điều tra DNNVV 2011, 2013 và 2015

Bảng 4.5 trình bày thống kê mô tả của các biến số chính trong mô hình nghiên cứu. Kết quả bảng thống kê mô tả chỉ ra rằng có sự khác biệt khá lớn giữa các doanh nghiệp chế biến chế tạo trong mẫu nghiên cứu khi có sự chênh lệch giữa các giá trị trung bình, độ lệch chuẩn và giá trị lớn nhất, giá trị nhỏ nhất.

Giá trị log cơ số e của năng suất lao động dao động từ 7,68 đến 15,35 và có giá trị trung bình là 11,047. Tương tự với năng suất lao động, mức độ vốn hóa trên mỗi lao động cũng cho thấy sự chênh lệch rõ ràng khi log cơ số e của mức độ vốn hóa trên mỗi lao động dao động từ 6,2 -16,5 và có giá trị trung bình là 12,33. Log cơ số e của lao động dao động từ 0,405- 4,595 và có giá trị trung bình là 1,823.

Mức độ độc quyền của doanh nghiệp dao động rất cao từ 0,002 đến 1. Tuy nhiên, giá trị trung bình nằm ở khoảng 0,0116 và có độ lệch chuẩn 0,002 cho thấy hầu hết các doanh nghiệp hoạt động trong các ngành có mức độ độc quyền thấp, sự cạnh tranh trong ngành cao.

Bảng 4.6 Trình bày số lượng doanh nghiệp xuất khẩu và FDI phân theo quy mô doanh nghiệp

Quy mô DN Xuất khẩu Không xuất khẩu Có FDI Không FDI

DN siêu nhỏ 17 4.873 0 4.890

DN nhỏ 181 1.481 1 1.661

DN vừa 15 13 0 28

Tổng cộng 213 6.367 1 6.57

9 Nguồn: Tính toán của tác giả từ Điều tra DNNVV 2011, 2013 và 2015

Bảng 4.6 trình bày số lượng doanh nghiệp tiến hành xuất khẩu hàng hóa ra thị trường nước ngoài và các doanh nghiệp liên doanh nhận vốn đầu từ trực tiếp từ nước ngoài. Qua bảng kết quả cho thấy chỉ có 1 doanh nghiệp trong tổng số các doanh nghiệp trong mẫu có nhận vốn FDI, số lượng doanh nghiệp nhỏ và vừa xuất khẩu cũng chiếm số lượng rất ít 213 doanh nghiệp trong tổng số 6580 doanh nghiệp tương đương 3,2% số doanh nghiệp. Trong đó, số lượng doanh nghiệp

xuất khẩu là doanh nghiệp nhỏ chiếm tỷ lệ lớn nhất 181 doanh nghiệp trong tổng số 213 doanh nghiệp xuất khẩu chiếm gần 85% tổng số doanh nghiệp xuất khẩu.

Tuy nhiên, trong tổng số 28 doanh nghiệp vừa có tới 15 doanh nghiệp thực hiện xuất khẩu hàng hóa ra thị trường nước ngoài chiếm hơn 53% tổng số doanh nghiệp vừa trong mẫu nghiên cứu.

Bảng 4.7 Số lượng DN có thành lập tổ chức công đoàn Có tổ chức công đoàn hay

không?

DN siêu nhỏ

DN nhỏ DN vừa Tổng

Có 58 571 24 653

Không 4.832 1.091 4 5.927

Tổng 4890 1.662 28 6.580

Nguồn: Tính toán của tác giả từ Điều tra DNNVV 2011, 2013 và 2015

Bảng 4.7 trình bày số lượng doanh nghiệp có thành lập tổ chức công đoàn trong tổ chức. Trong đó, chỉ có 653 doanh nghiệp có tổ chức công đoàn trong bộ máy tổ chức của doanh nghiệp chiếm tỷ lệ 9,9% tổng số. Phần lớn các doanh nghiệp siêu nhỏ không có tổ chức công đoàn trong cơ cấu tổ chức doanh nghiệp chỉ có 58 doanh nghiệp tương đương 1,1%. Doanh nghiệp nhỏ có số lượng doanh nghiệp có tổ chức công đoàn cao hơn. Số lượng doanh nghiệp nhỏ có tổ chức công đoàn chiếm 31,3% tổng số doanh nghiệp nhỏ. Doanh nghiệp vừa có số lượng doanh nghiệp có tổ chức công đoàn cao nhất. Có tới 24 doanh nghiệp vừa trong tổng số 28 doanh nghiệp vừa có tổ chức công đoàn trong bộ máy tổ chức tương đương 85,7%.

Bảng 4.8: Trình bày số lượng DN đóng các loại bảo hiểm phân theo quy mô

Loại bảo hiểm Đóng bảo

hiểm

DN siêu nhỏ

DN nhỏ DN vừa Tổng cộng

BH xã hội Có 368 1.151 27 1.546

Khôn

g 4.522 511 1 5.034

BH y tế Có 375 1.151 27 1.553

Khôn

g 4.515 511 1 5.027

BH thất nghiệp Có 263 986 25 1.274

Khôn g

4.627 676 3 5.306

Bồi thường tai nạn, bệnh nghề nghiệp

Có 933 1.067 25 2.025

Khôn g

3.957 595 3 4.555

Trợ cấp đau ốm Có 639 1.135 27 1.801

Khôn g

4.251 527 1 4.779

Nghỉ thai sản có nhận Có 601 937 14 1.552

lương Khôn g

4.289 725 14 5.028

Nghỉ thai sản không

được nhận lương Có 1.373 829 11 2.213

Khôn g

3.517 833 17 4.367

Nghỉ phép được nhận lương

Có 542 1.076 25 1.643

Khôn g

4.348 586 3 4.937

Tiền hưu trả 1 lần Có 277 899 21 1.197

Khôn g

4.613 763 7 5.383

Tử tuất Có 1.230 1.075 25 2.330

Khôn

g 3.660 587 3 4.250

Nguồn: Tính toán của tác giả từ Điều tra DNNVV 2011, 2013 và 2015

Bảng 4.8 mô tả số lượng các doanh nghiệp thực hiện chính sách phúc lợi dành cho nhân viên của doanh nghiệp được phân theo quy mô. Kết quả bảng 4.9 cho thấy có sự chi trả vượt trội các chính sách phúc lợi theo quy mô. Theo đó:

Nhóm 3 biến chính sách phúc lợi chính bao gồm Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế, Bảo hiểm thất nghiệp có sự khá tương đồng về số lượng doanh nghiệp thực hiện.

Đây cũng chính là 3 chính sách phúc lợi thuộc quỹ bảo hiểm xã hội bắt buộc do nhà nước quy định. Số lượng doanh nghiệp đóng 3 loại bảo hiểm này chiếm khoảng 23% trong tổng số lượng các doanh nghiệp trong mẫu nghiên cứu. Trong đó, gần 100% các doanh nghiệp vừa đóng bảo hiểm bắt buộc cho doanh nghiệp, chỉ có 1 doanh nghiệp vừa không đóng. Có khoảng 31% số lượng doanh nghiệp nhỏ thực hiện đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc và chỉ có khoảng 7% các doanh nghiệp siêu nhỏ đóng bảo hiểm bắt buộc cho người lao động của mình.

Trong tất cả 10 loại chính sách phúc lợi, trợ cấp tử tuất, quyền nghỉ thai sản không nhận lương và trợ cấp tai nạn và bệnh nghề nghiệp là 3 loại chính sách được nhiều công ty thực hiện nhất. Chính sách trợ cấp tử tuất có 2330 doanh nghiệp thực hiện chiếm 35% tổng số. Tiếp theo là quyền nghỉ thai sản không được nhận lương có 2213 doanh nghiệp thực hiện chiếm 33,6%. Số lượng doanh nghiệp thực hiện bồi thương tai nạn và bệnh nghề nghiệp là 2015 doanh nghiệp chiến khoảng 30,6%. Các chính sách phúc lợi khác số lượng doanh nghiệp thực hiện chiếm dưới 30% trên tổng số doanh nghiệp, đặc biệt chính sách lương hưu trả 1 lần là chính sách có ít doanh nghiệp thực hiện nhất chỉ có 1.197 doanh nghiệp thực hiện chiếm 18,2% trong tổng số các doanh nghiệp trong mẫu nghiên cứu.

Bảng 4.9 thể hiện số lượng doanh nghiệp đóng các loại bảo hiểm theo số năm.

Kết quả ở bảng 4.9 cho thấy từ năm 2011-2013 có sự chi trả tăng vượt trội của các DNNVV cho các chính sách phúc lợi. Qua năm 2015 sự chi trả của các DNNVV có sự sụt giảm nhẹ. Tỷ lệ các doanh nghiệp đóng 3 chính sách phúc lợi chính là bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp tăng khoảng 4 điểm

% và sang năm 2015 giảm nhẹ 0,6 điểm %. Ở hầu hết tất cả các chính sách phúc lợi đều gia tăng qua các năm, chỉ có số lượng doanh nghiệp thực hiện chính sách

phúc lợi nghỉ thai sản không được hưởng lương giảm sút rõ rệt từ 961 doanh nghiệp ở năm 2011 giảm còn 536 doanh nghiệp (giảm gần 4.4 điểm %) đồng thời số lượng doanh nghiệp thực hiện chính sách phúc lợi nghỉ thai sản có nhận lương tăng lên. Điều này cho thấy có sự cải thiện về mức độ quan tâm đối với người lao động đặc biệt là người lao động nữ.

Bảng 4.9: Số lượng doanh nghiệp thực thi phúc lợi cho người lao động qua các năm

Loại bảo hiểm Đóng bảo

hiểm

2011 2013 2015 Tổng

cộng

BH xã hội Có 423

(20,4%)

583 (24,2%)

540 (25,7%)

1.546

Không 1.650 1.823 1.561 5.034

BH y tế Có 430

(20,74%) 586

(24,35%) 537

(25,56%) 1.553

Không 1.643 1.820 1.564 5.027

BH thất nghiệp Có 312

(15,05%)

472 (19,62%)

490 (23,32%)

1.274

Không 1.761 1.934 1.611 5.306

Bồi thường tai nạn, bệnh nghề nghiệp

Có 645

(31,11%)

629 (26,14%)

751 (35,74%)

2.025

Không 1.428 1.777 1.350 4.555

Trợ cấp đau ốm Có 490

(23,64%)

674 (28,01%)

637 (30,32%)

1.801

Không 1.583 1.732 1.464 4.779

Nghỉ thai sản có nhận lương

Có 444

(21,42%)

572 (23,77%)

536 (25,51%)

1.552

Không 1.629 1.834 1.565 5.028

Nghỉ thai sản không được nhận lương

Có 961

(46,36%)

716 (29,76%)

536 (25,51%)

2.213

Không 1.112 1.690 1.565 4.367

Nghỉ phép được nhận lương

Có 462

(22,28%)

596 (24,77%)

585 (27,84%)

1.643

Không 1.611 1.810 1.516 4.937

Tiền hưu trả 1 lần Có 399

(19,25%)

385 (16,00%)

413 (19,60%)

1.197

Không 1.674 2.021 1.688 5.383

Tử tuất Có 541

(26,09%)

644 (26,77%)

956 (45,50%)

2.141

Không 1.532 1.762 1.145 4.439

Nguồn: Tính toán của tác giả từ Điều tra DNNVV 2011, 2013 và 2015

Bảng 4.10 trình bày số lượng các doanh nghiệp thực hiện các chính sách phúc lợi được phân theo vùng miền. Theo đó, các doanh nghiệp miền Nam là nơi thực

hiện chính sách phúc lợi tốt nhất khi có 1.661 doanh nghiệp đóng bảo hiểm cho doanh nghiệp tương đương 85,6% doanh nghiệp chi trả phúc lợi cho người lao động. Đứng thứ 2 là khu vực Cao nguyên với 54,8% doanh nghiệp thực thi chính sách phúc lợi cho người lao động. Tuy nhiên, số lượng doanh nghiệp nhỏ và vừa đặt tại vùng này rất thấp chỉ có 235 doanh nghiệp. Tiếp theo là đến các doanh nghiệp đặt ở miền Trung với 52,7% doanh nghiệp chi trả phúc lợi cho người lao động. Các doanh nghiệp miền Bắc có tỷ lệ chi trả phúc lợi thấp nhất với 46,9%

trên tổng số doanh nghiệp đặt tại đây chi trả phúc lợi cho người lao động.

Bảng 4.10: Số lượng các doanh nghiệp thực thi chính sách phúc lợi phân theo miền

Thực hiện phúc lợi

Miền Bắc Miền Trung Miền Nam Cao nguyên

Tổng cộng

Không 1.323 752 278 106 2.459

Có 1.492 839 1.661 129 1.406

Tổng cộng 2.815 1.591 1.939 235 6.58

0 Nguồn: Tính toán của tác giả từ Điều tra DNNVV 2011, 2013 và 2015

34.4.6.3 Kết quả ước lượng mô hình nghiên cứu đánh giá mức độ tác động của phúc lợi đến năng suất lao động

Với mục tiêu số 2 này luận án vẫn sử dụng dữ liệu bảng để nghiên cứu do đó mô hình ước lượng tác động cố định FEM và ước lượng tác động ngẫu nhiên REM tiếp tục được sử dụng để xem xét sự tác động của các chính sách thực thi phúc lợi ảnh hưởng đến năng suất lao động của các DNNVV như thế nào.

Bảng 4.11: Số lượng doanh nghiệp đóng bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế B o hi m xã h iả ể ộ B o hi m yả ể  

tế

T ngổ

Không Có

Không 4.997 37 5.034

Có 30 1.516 1.546

T ngổ 5.027 1.553 6.580

Nguồn: Tổng hợp của tác giả từ Điều tra DNNVV 2011, 2013 và 2015.

Bảng 4.11 cho chúng ta thấy, hầu hết các doanh nghiệp nhỏ và vừa nếu đã không đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) cho người lao động thì cũng không đóng bảo hiểm y tế (BHYT) và ngược lại nếu đóng bảo hiểm xã hội sẽ đóng bảo hiểm y tế. Tương tự với bảo hiểm y tế, bảng 4.12 cho chúng ta thấy doanh nghiệp không có chính sách bảo hiểm xã hội cũng sẽ không cung cấp chính sách bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) cho người lao động. Kết quả của bảng 4.11 và bảng 4.12 cho ta thấy được mối quan hệ chặt chẽ giữa bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp. Theo quy định tại khoản 4 Điều 3 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, quỹ bảo hiểm xã hội bắt buộc mà nhà nước bắt buộc các doanh nghiệp phải thực hiện đối với người lao động sẽ bao gồm: bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm thất nghiệp. Bảng 4.13 phản ánh mức độ tương quan rất chặt của 3 biến: bảo

hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm thất nghiệp. Như vậy, một DN đã tham gia đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động của mình, đồng thời sẽ tham gia đóng bảo hiểm y tế và bảo hiểm thất nghiệp.

Bảng 4.12: Số lượng doanh nghiệp đóng BHXH và BHTN B o hi m xã h iả ể ộ B o hi mả ể  

th t nghi pấ ệ

T ngổ

Không Có

Không 5.027 7 5.034

Có 279 1.267 1.546

T ngổ 5.306 1.274 6.580

Nguồn: Tổng hợp của tác giả từ Điều tra DNNVV 2011, 2013 và 2015.

Bảng 4.13 Mức độ tương quan của BHXH, BHYT và BHTN

BHXH BHYT BHTN

BHXH 1,00

BHYT 0,97 1,00

BHTN 0,87 0,87 1,00

Nguồn: Tổng hợp của tác giả từ Điều tra DNNVV 2011, 2013 và 2015.

Bảng 4.14 cho chúng ta thấy thêm rằng, hầu hết các doanh nghiệp đóng bảo hiểm xã hội là các doanh nghiệp nhỏ và vừa, các doanh nghiệp không đóng bảo hiểm xã hội thường là các doanh nghiệp siêu nhỏ. Điều này có thể hàm ý, các doanh nghiệp không tham gia đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động của mình có thể là những doanh nghiệp hoạt động dưới hình thức phi chính thức.

Bảng 4.14: Bảng thống kê số doanh nghiệp đóng BHXH theo quy mô doanh nghiệp

Đóng b oả  

hi m xã h iể ộ Quy mô doanh nghi pệ

DN siêu nhỏ DN nhỏ DN v aừ Tổng

Không 4.522   511  1 5.034

Có   368 1.151 27 1.546

Nguồn: Tổng hợp của tác giả từ Điều tra DNNVV 2011, 2013 và 2015

Từ những kết quả trên, để tránh tình trạng đa cộng tuyến chặt trong mô hình nghiên cứu làm kết quả ước lượng không còn chính xác, luận án tiến hành hồi quy riêng biệt từng biến chính sách phúc lợi với các đặc điểm của doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Một vấn đề chính của phương pháp hồi quy đó chính là tìm cách xác định các ảnh hướng đến năng suất lao động từ các chính các khía cạnh của các chế độ phúc lợi chứ không phải do các yếu tố khác gây ra mối tương quan tích cực giữa các chế độ phúc lợi và năng suất lao động. Nói cách khác, các chế độ phúc lợi có thể

tương quan với phần dư bởi vì các yếu tố không nhìn thấy được này có thể ảnh hưởng đến năng suất lao động cũng có thể ảnh hưởng đến các quyết định của các doanh nghiệp để cung cấp các chế độ phúc lợi. Ví dụ trường hợp doanh nghiệp đưa ra các gói phúc lợi nhằm giữ chân người lao động có tay nghề và chuyên môn cao, những người này đồng thời cũng có năng suất lao động cao (Nguyen và Zawacki, 2009). Do đó, luận án sử dụng mô hình hồi quy 2 giai đoạn để xử lý vấn đề nội sinh của mô hình. Thách thức được đặt ra đó là tìm kiếm một biến công cụ ảnh hưởng đến việc cung cấp các gói phúc lợi mà không ảnh hưởng đến năng suất lao động của doanh nghiệp. trong nghiên cứu của Nguyen và Zawacki (2009), sử dụng chi phí của các gói phúc lợi y tế là biến công cụ cho trường hợp nghiên cứu ảnh hưởng của bảo hiểm y tế đến năng suất lao động.

Tuy nhiên, hạn chế của bộ dữ liệu của nghiên cứu không có dữ liệu về chi phí cho các gói phúc lợi mà các doanh nghiệp hiện nay sử dụng. Theo nghiên cứu của Rand và Tarp (2011), những người chủ doanh nghiệp là nữ có thiên hướng chi trả các gói phúc lợi cho người lao động hơn là nam giới. Do đó, luận án sử dụng giới tính của người quản lý hay người đại diện trả lời bảng hỏi trong bộ dữ liệu làm biến công cụ trong trường hợp này. Giới tính của chủ doanh nghiệp đưa đưa vào mô hình là biến giả với giá trị 1 đại diện cho chủ doanh nghiệp là nam và 0 đại diện cho chủ doanh nghiệp là nữ. Luận án tiến hành hồi quy mô hình hai giai đoạn như sau:

Đầu tiên, luận án ước tính Pr(phúc lợi)ij, là xác suất mà một doanh nghiệp i cung cấp (thực hiện) chính sách phúc lợi j cho người lao động của mình, được ước tính trong mô hình (11):

Logit= = β0 +β1Gioitinhi+ β2Ln(L)it+β3Ln(K/L)it +β4FDIit +β5Xuatkhauit+β6Nghiencuuit+ β7Đaotaoit+ β8DNTN +β9Hopdanh+ β10HTX+ β11TNHH +β12Cophannhanuoc+

β13Cophankhongnhanuoc+ β14Liendoanhnuocngoai +β15Đocquyen+ β16Mientrung +β17Caonguyen+ β18Miennam + εit

Ở bước thứ 2, luận án ước tính xác suất thực hiện phúc lợi và đưa vào phương trình để ước lượng năng suất lao động của doanh nghiệp. Thêm vào đó, luận án cũng muốn kiểm tra đồng thời mối quan hệ của việc thực thi các chính sách với quy mô của doanh nghiệp nhằm xem xét tác động đồng thời khi quy mô doanh nghiệp khác nhau liệu rằng ảnh hưởng của các chính sách phúc lợi đến NSLĐ có khác nhau hay không. Do đó, luận án đưa thêm vào mô hình biến tương tác Phúc lợi*LnLit. Phương trình (11) có thể viết lại như sau:

Lnyit= β0 +β1Pr(Phucloi)+ β2Ln(L)it +β3Ln(K/L)it +β4Phucloi*Ln(L)it + β5FDIit

+β6Xuatkhauit +β7Nghiencuuit+ β8Đaotaoit+ β9DNTN +β10Hopdanh+ β11HTX+

β12TNHH +β13Cophannhanuoc+ β14Cophankhongnhanuoc+

β15Liendoanhnuocngoai +β16Đocquyen+ β17Mientrung +β18Caonguyen+

β19Miennam + εit (12)

Bảng 4.15 trình bày kết quả ước lượng mô hình xác định xác suất thực hiện 3 chính sách phúc lợi thuộc quỹ bảo hiểm bắt buộc của nhà nước bao gồm: bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm tai nạn. Đây cũng chính là những chính sách phúc lợi quan trọng nhất.

Bảng 4.15: Kết quả ước lượng mô hình xác suất thực hiện BHXH, BHYT và BHTN tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa

Pr(phúc lợi) (1) BHXH (2) BHYT (3) BHTN

Tên biến Hệ số Hệ số Hệ số

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Năng suất lao động trong doanh nghiệp Việt Nam (Trang 80 - 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(162 trang)