NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Đánh Giá Hiện Trạng Môi Trường Nước Nuôi Cá Trắng Và Đề Xuất Giải Pháp Giảm Thiểu Ô Nhiễm (Trang 34 - 38)

Đối tượng nghiên cứu: Bể nuôi cá trắng tại trung tâm Đào tạo, nghiên cứu và Phát triển thủy sản vùng Đông Bắc - trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên (TTTS)

3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu

 Địa điểm và phạm vi nghiên cứu: Trung tâm Đào tạo, nghiên cứu và Phát triển thủy sản vùng Đông Bắc - trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên (TTTS).

 Thời gian nghiên cứu: Từ 1/2019 - 5/2019.

3.3. Nội dung nghiên cứu

3.3.1. Sơ lược về Trung tâm đạo tạo, nghiên cứu và phát triển thủy sản vùng Đông Bắc - trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên

+ Vị trí địa lý

+ Lịch sử hình thành và cơ cấu tổ chức của TTTS + Cơ cấu tổ chức quản lý

+ Khái quát về hoạt động nuôi trồng thủy sản của TTTS

3.3.2. Đánh giá hiện trạng môi trường nước bể nuôi cá trắng tại TTTS +Đánh giá chất lượng nước đầu vào của bể nuôi cá trắng theo QCVN 38:2011/BTNMT

+Đánh giá chất lượng nước trong bể đang nuôi cá trắng theo QCVN 38:2011/BTNMT

+Đánh giá chất lượng nước đầu ra của bể nuôi cá trắng theo QCVN 38:2011/BTNMT.

3.3.3. Một số nguyên nhân gây ảnh hưởng đến chất lượng môi trường nước bể nuôi cá trắng của TTTS.

 Nguyên nhân bên trong

 Nguyên nhân bên ngoài

3.3.4. Đề xuất giải pháp giảm thiểu các tác nhân có thể gây ra ô nhiễm nước trong khu vực nuôi trồng thủy sản của TTTS

3.4. Phương pháp nghiên cứu

3.4.1. Phương pháp thu thập số liệu tài liệu thứ cấp

Phương pháp này sẽ kế thừa những kết quả nghiên cứu trước đây, cũng như thu thập tài liệu, số liệu tại trung tâm TTTS và tham khảo các thông tin và phần mềm tính toán trên internet.

3.4.2. Phương pháp điều tra, khảo sát thực địa

Tiến hành khảo sát hiện trạng hệ thống quản lý và hoạt động của trung tâm, nghiên cứu quy trình chăn nuôi cá trắng, cá , nguyên lý hoạt động của các loại máy móc: máy sục không khí, máy bơm, quạt nước, máy phát điện.

Khu vực cấp nước cho các bể nuôi cá và hệ thống cấp thoát nước cho các bể nuôi cá của TTTS.

Tiến hành khảo sát các vấn đề liên quan đến môi trường nước nuôi trồng thủy sản ở khu vực tiến hành đề tài. Từ đó có những nhận xét đúng đắn về hiện trạng môi trường tại khu vực nghiên cứu.

Đánh giá trực quan chất lượng môi trường nước tại bể nuôi cá của trung tâm thủy sản. Đánh giá trực quan các chỉ tiêu: Màu sắc, mùi nước, mực nước trong bể lúc trời mưa và lúc không mưa….

3.4.2. Phương pháp lấy mẫu và phân tích mẫu

- Phương pháp lấy mẫu: Các dụng cụ lấy mẫu, quá trình bảo quản mẫu, vận chuyển mẫu tuân thủ theo đúng hướng dẫn trong các TCVN, giáo trình hướng dẫn, sách hướng dẫn sử dụng.

Đo đạc tại hiện trường thông số nhiệt độ bằng nhiệt kế, sử dụng bộ test nhanh SERA để đo các thông số NO3, pH, O2(DO).

Các thông số còn lại được xác định bằng cách phân tích tại phòng thí nghiệm.

- Số lượng mẫu: Lấy mẫu tại 3 điểm là nước nguồn vào bể nuôi, nước trong bể đang nuôi và nước đầu ra. Mỗi điểm lấy 3 lần. Kết quả phân tích là trung bình của các lần lấy mẫu.

- Vị trí lấy mẫu:

STT Ký hiệu Vị trí

1 M1 Nước suối nguồn vào bể

2 M2 Nước bể nuôi cá

3 M3 Nước đầu ra sau khi nuôi cá (bể nước thải)

- Phương pháp phân tích mẫu

+ Phương pháp đo nhanh: Đo nhanh các thông số pH, nhiệt độ, độ trong bằng các máy đo cầm tay tại hiện trường

+ Phương pháp phân tích trong phòng thí nghiệm: Các thông số BOD5, COD, TSS, được phân tích trong phòng thí nghiệm của trường đại học nông lâm Thái Nguyên

Các phương pháp phân tích chất lượng nước nuôi cá trắng

STT Thông số Phương pháp phân tích

1 pH TCVN 6492 – 2011 : Dùng Test thử pH

2 Nhiệt độ nước SMEWW 2500B – 2012

3 Độ trong Đĩa secchi

4 Oxy hòa tan (DO) TCVN 7325 – 2004 : Đo bằng máy DO

5 BOD5

TCVN 6001-1:2008: Phương pháp nuôi cấy trong tủ định ôn ở 200C trong 5 ngày

6

COD SMEWW 5220C:2012

7 TSS TCVN 6625:2000: Chất lượng nước-xác định chất rắn lơ lửng bằng cách lọc qua cái lọc sợi thủy tinh

3.4.4. Phương pháp thống kê và xử lý số liệu

 Các số liệu được sử lý,thống kê trên máy tính bằng word và Excel.

 Các số liệu thu thập từ quan sát thực địa, kế thừa được tổng kết dưới dạng bảng.

 Dựa trên cơ sở các số liệu đã thống kê đưa ra đánh giá cụ thể từng mục.

 So sánh với QCVN 38:2011/BTNMT nhằm đánh giá ảnh hưởng của các thông số môi trường nước đối với cá trắng.

Phần 4

Một phần của tài liệu Đánh Giá Hiện Trạng Môi Trường Nước Nuôi Cá Trắng Và Đề Xuất Giải Pháp Giảm Thiểu Ô Nhiễm (Trang 34 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(59 trang)