Phần 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.3. Nguyên nhân ảnh hưởng đến chất lượng môi trường nước bể nuôi cá trắng và giải pháp khắc phục
4.3.1. Nguyên nhân
Đối với bể nguồn do bể có nuôi cá trắng nên hàng ngày có đổ bèo tấm làm thức ăn cho cá với lượng là 4 xe rùa bèo trên một ngày chia 2 lần. Bèo được nuôi bằng phân và nước thải từ chồng nuôi bò của TTTS nên sẽ gây ra rất nhiều chất rắn lơ lửng. Bùn đáy bể tích tụ lâu, xách động thủy sinh, xác cá chết.
Đối với bể nuôi cá trắng thì mật độ nuôi là 6-8 con/m2 lớn hơn mức tiêu chuẩn là 4 con/m2, hơn nữa hệ thống bể không thay nước bể. Mật độ cá lớn và chất thải của cá trong quá trình tiêu hóa nên có thể gây ra hiện tượng thiếu oxy ảnh hưởng đến hoạt động của cá, nếu hiện tượng này có xu hướng kéo dài và tăng nặng thì có thể làm cho cá chết.
Do nước mưa chảy tràn: Vụ nuôi cá thì thường kéo dài từ 6- 12 tháng trong thời gian nuôi thì không tránh được tác động xấu của thời tiết như mưa, lũ..Nước mưa mang theo những chất cặn bẩn trên bề mặt mà nơi nó chảy qua và có thể có cả các mầm bệnh, nước mưa chảy xuống bể nuôi có thể làm cho nồng độ pH trong bể nuôi bị thay đổi, lượng chất rắn lơ lửng trong bể nuôi
tăng cbể. Nếu người nuôi cá không có biện pháp xử lý môi trường tốt thì dẫn đến hậu quả là môi trường nước có thể bị ô nhiễm, bùng phát dịch bệnh ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng cá của TTTS.
Do thức ăn dư thừa: Nguồn thức ăn của cá thì có thức ăn tự nhiên và thức ăn tổng hợp. Thức ăn tổng hợp được người nuôi bổ sung cho cá ngày 2 lần mỗi lần tùy vào loại cá, kích cỡ cá mà lượng thức ăn khác nhau. Lượng thức ăn này thì cá có thể không ăn hết, phần thức ăn dư thừa tích tụ dần ở đáy bể, lâu dần có thể làm cho nước trong bể nuôi bị bẩn, hàm lượng chất rắn lơ lửng trong bể tăng lên, nghiêm trọng thì có thể góp phần vào việc làm ô nhiễm môi trường nước trong bể NTTS.
Do sự phân hủy của xác động thực vật thủy sinh, xác của cá: Đây cũng là một trong những nguyên nhân có thể gây ra ô nhiễm môi trường nước nuôi cá. Nếu lượng xác động thực vật thủy sinh và cá thấp thì môi trường có thể tự xử lý được, nhưng nếu lượng xác động thực vật thủy sinh và cá cbể thì gây ra hiện tượng như: làm thay đổi màu, mùi, vị của nước, hàm lượng các chất lơ lửng của nước tăng cbể, làm giảm hoặc ức chế hoạt động của những động thực vật thủy sinh sống trong bể nuôi. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến hàm lượng oxy hòa tan trong bể nuôi, ảnh hưởng trực tiếp đến sự sinh trưởng và phát triển của cá.
Nước cung cấp cho các bể nuôi thì được lấy từ đoạn suối chảy qua trường, đi qua một trạm bơm với công suất lớn vào bể nguồn và cung cấp cho các bể nuôi khác thống qua hệ thống ống nước ngầm.
Nguồn nước được lấy từ đoạn suối không qua xử lý cung cấp thẳng cho các bể nuôi đây cũng là một nguyên nhân quan trọng có thể gây ra ô nhiễm môi trường nước nuôi cá của TTTS.
Nước từ đoạn suối này thì chảy qua rất nhiều nơi và có thể chứa các mầm bệnh, các ấu trùng có thể gây bệnh cho cá.
Đoạn suối này thì tiếp nhận nguồn nước thải sinh hoạt từ khu KTX của trường ĐHTN và nước thải sinh hoạt của các hộ dân sống xung quanh khu vực mà đoạn suối này đi qua. Các nguồn nước thải này chưa được xử lý hoặc đã được xử lý nhưng không đạt tiêu chuẩn môi trường nhưng vẫn được xả trực tiếp vào đoạn suối, dẫn đến môi trường nước của đoạn suối có thể bị ô nhiễm, đặc biệt là chỉ tiêu coliform.
Nguồn nước đầu vào của đoạn suối này không đảm bảo, đây cũng là một nguyên nhân trực tiếp làm cho nước của hệ thống bể NTTS có thể bị ô nhiễm.
Tất cả nhưng nguyên nhân nêu trên ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng môi trường nước của khu vực NTTS và có thể làm cho nguồn nước bị ô nhiễm.
4.3.2. Đề suất giải pháp
Sự dụng thêm máy quạt nước để có thể làm tăng hàm lượng oxi hòa tan trong nước.
Cung cấp lượng thức ăn vừa đủ đúng với nhu cầu của thủy sản, không nên quá lạm dụng các loại thức ăn công nghiệp vì chất lượng cá sẽ giảm sút cũng như lắng đọng trong bể những chất gây hại.
Sử dụng thực vật nổi để hấp thụ các chất có nguy cơ gây ô nhiễm trong bể: Thả bèo lục bình trong bể để làm giảm nồng độ chất ô nhiễm trong nước, khi thả bèo lục bình vào trong bể ta có thể tạo thành những ô nhỏ ở trong bể để dễ dàng vớt bèo ra khỏi bể khi bèo đã già hoặc để ngăn cản không cho bèo lan rộng ra khắp mặt bể làm giảm nồng độ oxy hòa tan trong bể. Các loại bèo có khả năng
+Hút các chất ô nhiễm như N, P tích lũy chúng tạo sinh khối trong cơ thể.
+Hấp thu, tích lũy và phân hủy một số chất hữu cơ khó phân hủy, kể cả những kim loại nặng.
+Bể được phủ bèo hạn chế sự phát triển của muỗi và hạn chế mùi phát sinh.
+Trong các vùng thiếu nước, thảm bèo có tác ngăn chặn một phần nước bốc hơi nhằm tích trữ nước cho mục đích tưới tiêu.
+Bể được phủ bèo có tác dụng ngăn cản sự phát triển của tảo, tạo ra điều kiện tĩnh giúp thúc đẩy quá trình lắng của các chất rắn lơ lửng, làm trong nước.[8]
Không cho nước mưa chảy tràn vào bể nuôi, bằng cách là đào các rãnh mương quanh các bể nuôi để nước mưa không chảy vào bể.
Đảm bảo mật độ nuôi, có hệ thống quạt nước và sục oxy cưỡng bức để kịp thời xử lý các tình huống nồng độ oxy hòa tan trong nước giảm đột ngột.
Không sử dụng hóa chất xung quanh khu vực NTTS.
Phần 5