Tính chất của dung dịch không điện ly

Một phần của tài liệu Bài giảng nhiệt động hóa học (Trang 93 - 106)

Do kết quả tương tác xảy ra giữa các tiểu phân của chất tan và dung môi, cũng như do sự giảm nồng độ các tiểu phân tự do của dung môi trong quá trình tạo thành dung dịch mà tính chất của chất tan, dung môi thay đổi và khác với tính chất của dung dịch thu được.

Ðiều này được chứng minh rõ ràng với hiệu ứng nhiệt, hiệu ứng thể tích, độ tăng nhiệt độ sôi, hạ nhiệt độ đông đặc của dung dịch so với dung môi tinh chất.

Khi nồng độ chất tan tăng, ảnh hưởng của các yếu tố nói trên tăng mạnh làm cho tính chất của dung dịch trở nên phức tạp hơn. Việc nghiên cứu tính chất của các dung dịch đó rất khó, do đó, đến nay vẫn chưa có lý thuyết định lượng đối với những dung dịch có nồng độ cao.

Ðối với các dung dịch có nồng độ chất tan nhỏ, đặc biệt ở những nồng độ rất nhỏ, các ảnh hưởng của những yếu tố nói trên có thể bỏ qua, do đó dung dịch trở thành gần với lý tưởng, nghĩa là không có hiệu ứng nhiệt và hiệu ứng thể tích. Trong những trường hợp như vậy tính chất của dung môi hầu như không thay đổi, còn các tính chất của dung dịch thì có một số thay đổi phụ thuộc bản chất chất tan, ví dụ như sự thay đổi màu sắc, nhưng có một số tính chất khác chỉ phụ thuộc nồng độ chất tan như áp suất hơi bảo hòa, nhiệt độ sôi, nhiệt độ đông đặc, áp suất thẩm thấu. Việc nghiên cứu các tính chất này tương đối đơn giản và đã xây dựng được lý thuyết định lượng hoàn chỉnh về chúng đối với các dung dịch lỏng và loãng.

Dưới đây sẽ lần lượt khảo sát các tính chất đó.

a). Áp suất hơi của dung dịch

Các dung dịch lỏng có áp suất hơi khác đáng kể so với dung môi tinh chất. Ðể hiểu được sự ảnh hưởng này chúng ta xem xét thí nghiệm sau:

Hình 5.4. Thí nghim kho sát nh hưởng ca cht tan đến tính cht ca dung môi

Có hai cốc: một cốc đựng nước tinh chất và một cốc đựng dung dịch nước đường, đặt trong một chậu thủy tinh như hình 5.4. Sau một thời gian ta thấy thể tích của nước giảm còn thể tích của dung dịch nước đường tăng.

Ðiều này chỉ có thể giải thích được khi áp suất hơi của dung môi tinh chất phải lớn hơn áp suất hơi của dung dịch chứa chất tan không bay hơi, nghĩa là nếu hai bình độc lập nhau thì khi cân bằng lỏng hơi được thiết lập áp suất hơi tạo ra trên bề mặt dung môi tinh chất phải lớn hơn áp suất hơi tạo ra trên bề mặt dung dịch. Do đó trong một hệ kín sự hóa hơi mạnh của dung môi tinh chất làm cân bằng lỏng hơi của dung dịch bị dịch chuyển theo chiều dung dịch phải hấp thụ hơi để làm giảm áp suất hơi trên bề mặt dung dịch. Sự hấp thụ hơi dung môi trên bề mặt dung dịch làm giảm áp suất hơi của dung môi trong hệ. Ðể đạt cân bằng lỏng hơi trở lại dung môi tinh chất phải bốc hơi thêm, do đó cân bằng lỏng hơi của dung môi tinh chất bị dịch chuyển theo chiều làm tăng áp suất hơi của dung môi tinh chất, kết quả là xảy ra sự chuyển dung môi tinh chất sang dung dịch.

Sự hiện diện của chất tan trong dung dịch làm giảm số phân tử dung môi tự do trong một đơn vị thể tích, do đó làm giảm số phân tử dung môi trên bề mặt và do đó làm giảm khả năng hóa hơi của dung môi.

Các nghiên cứu về áp suất hơi của dung dịch lỏng lý tưởng chứa chất tan không bay hơi được thực hiện bởi Francois M.Raoult và được công thức hóa như sau:

Ðường biểu diễn phương trình của định luật Raoult có dạng đường thẳng:

y = ax + b.

Với:

Ví dụ 5.7. Tính áp suất hơi của dung dịch được tạo thành bằng cách hòa tan 158,0g đường Saccaroz (M = 342,3g) trong 643,5cm3 nước ở 250C, biết ở 250C khối lượng riêng của nước tinh chất là 0.9971g/cm3 và áp suất hơi của nước tinh chất là 23,76mmHg.

Giải:

Trong trường hợp chất tan bay hơi, thường gặp đối với các dung dịch lỏng-lỏng lý tưởng, phương trình mở rộng của dịnh luật Raoult có dạng.

Với:

Các dung dịch lý tưởng nghiệm đúng phương trình của định luật Raoult. Nếu phương trình không được nghiệm đúng ta có sự sai lệch. Sự sai lệch này có thể âm hoặc dương, nghĩa là áp suất hơi dung dịch có thể nhỏ hơn hoặc lớn hơn so với khi tính toán bằng phương trình Raoult. Ðối với dung dịch chứa chất tan không bay hơi thường gặp sự sai lệch nhiều hơn so với dung dịch chứa chất tan bay hơi.

Ðồ thị biểu diễn sự phụ thuộc áp suất hơi của dung dịch chứa chất tan bay hơi theo

Hình 5.5. S ph thuc ca áp sut hơi ca dung dch cha cht tan bay hơi theo phân mol ca dung môi và cht tan trong trường hp lý tưởng và có xy ra sai lch

1: áp sut hơi dung dch. 2: áp sut riêng phn ca B. 3: áp sut riêng phn ca A.

Ðối với các dung dịch mà tương tác giữa chất tan- chất tan, dung môi-dung môi, chất tan- dung môi có cùng bản chất thì tính chất của dung dịch càng gần với tính chất của dung dịch lý tưởng. Trong trường hợp này chất tan chỉ làm nhiệm vụ pha loãng dung môi và ngược lại.

Ví dụ 5.8. Dung dịch benzen-toluen chúng có cùng bản chất là không phân cực.

Entanpy hòa tan coi như bằng 0, dung dịch này rất gần dung dịch lý tưởng và có thể xem là dung dịch lý tưởng.

Trong một số trường hợp dung môi có thể có những ái lực đặc biệt đối với chất tan, ví dụ như tạo được liên kểt hydro đối với chất tan, lúc này khả năng hóa hơi của chất tan cũng như dung môi trong dung dịch đều giảm và do đó áp suất hơi của dung dịch nhỏ hơn so với tính toán bằng phương trình Raoult, ta có sự sai lệch âm, ví dụ: dung dịch aceton trong nước có sai lệch âm vì xảy ra liên kết hydro giữa aceton và nước.

Ngược lại nếu tương tác giữa chất tan-dung môi yếu hơn tương tác giữa các phân tử của chất tinh chất thì khi hình thành dung dịch nhiệt hòa tan thường có giá trị (+) vì cần năng lượng để làm dãn khoảng cách giữa các phân tử chất tan và dung môi khi chúng được trộn lẫn vào nhau. Trong trường hợp này các phân tử chất tan cũng như dung môi có khuynh hướng hóa hơi mạnh hơn, ta có dung dịch sai lệch (+), nghĩa là áp suất hơi của

phân cực, chúng tương tác với nhau rất yếu. Entanpy hòa tan có giá trị (+)xảy ra sự sai lệch dương.

Bng 5.4. Bng tóm tt tính cht ca các loi dung dch khác nhau

Ví dụ 5.9. Một dung dịch được điều chế bằng cách hòa tan 5,81g aceton vào 11,9g

Cloroform. Ở 350C dung dịch có áp suất hơi là 260mmHg. Ðây là dung dịch lý tưởng hay không? Biết áp suất hơi của aceton và cloroform ở 350C là 345 và 293mmHg.

Giải:

Muốn biết dung dịch có lý tưởng không ta tính áp suất hơi của dung dịch theo phương trình Raoult rồi so sánh với giá trị thực nghiệm.

Theo thực nghiệm giá trị đo được là 260mmHg, vậy đây là dung dịch không lý tưởng.

Ở đây có sự giảm áp suất hơi của dung dịch nhiều hơn dự kiến tức xảy ra sự sai lệch âm. Ðiều này cho thấy giữa chất tan và dung môi phải tương tác nhau mạnh. Thực vậy, giữa aceton và cloroform hình thành liên kết hydrogen.

Ý nghĩa của sự giảm áp suất hơi của dung dịch chứa chất tan không bay hơi cho ta một phương pháp thực tiển để đếm số phân tử và qua đó giúp ta xác định được phân tử

chất tan hiện diện, và do đó chúng ta đã biết khối lượng tương ứng nên sẽ xác định được phân tử lượng.

Ví dụ 5.10. Một dung dịch được điều chế bằng cách hòa tan 20,0g urea vào 125g nước ở 250C. Áp suất hơi của dung dịch đo được ở 250C là 22,67mmHg. Xác định phân tử lượngcủa urea biết áp suất hơi của nước tinh chất ở nhiệt độ trên là 23,76mmHg.

Phân tử lượng đúng của urea là 60,0. Kết quả thực nghiệm phù hợp tốt với thực tế.

Một ý nghĩa khác nữa là có thể dùng định luật Raoult để nghiên cứu tính chất của dung dịch. Khi hòa tan 1 mol NaCl vào nước thì người ta thấy rằng áp suất hơi dung dịch giảm gấp 2 lần so với dự kiến bởi vì các phân tử NaCl khi hòa tan vào nước phân ly hoàn toàn thành ion nên tiểu phân trong dung dịch tăng lên gấp đôi, mà độ giảm áp suất hơi của dung dịch thì tỉ lệ với số lượng tiểu phân có trong dung dịch. Thí nghiệm này khẳng định NaCl phân ly hoàn toàn khi hòa tan vào nước là đúng.

Ví dụ 5.11. Dự đoán áp suất hơi của dung dịch được điều chế bằng cách hòa tan

Giải:

Khi hòa tan vào nước, 1 mol Na2SO4 phân ly cho 2 mol Na+ và 1 mol SO42-, do đó số tiểu phân tan trong dung dịch tăng lên 3 lần nên cũng sẽ ứng với số mol là:

b). Ðộ tăng nhiệt độ sôi

Nhiệt độ sôi bình thường của một chất lỏng được định nghĩa là nhiệt độ lúc đó áp suất hơi của chất lỏng đạt được 1 atm. Các chất tan không bay hơi làm giảm áp suất hơi của dung dịch, do đó dung dịch phải được đun nóng đến nhiệt độ cao hơn nhiệt độ sôi của dung môi tinh chất mới có thể đạt được áp suất 1atm. Ðiều này có nghĩa là chất tan không bay hơi làm tăng nhiệt độ sôi của dung môi. Mức độ gia tăng nhiệt độ sôi phụ thuộc vào nồng độ của chất tan trong dung dịch. Ðối với các dung dịch loãng mối quan hệ đó được biểu diễn bằng phương trình:

∆Ts = ks.mct

Với: ∆Ts: độ tăng nhiệt độ sôi so với dung môi tinh chất.

ks gọi là hằng số nghiệm sôi phụ thuộc vào bản chất dung môi.

mct nồng độ molan của chất tan trong dung dịch.

Bng 5.5. Giá tr ks và kđ ca mt s dung môi khác nhau Dung môi Nhiệt độ sôi (C) ks0C.Kg/mol Nhiệt độ kd0C.Kg/mol

Nước 100,0 0,51 0 1,86

CCl4 76,5 5,03 -22,99 3,00

CHCl3 61,2 3,63 -63,5 4,70

C6H6 80,1 2,53 5,5 5,12

CS2 46,2 2,34 -111,5 3,83

Ête etylic 34,5 2,02 -116,2 1,79

Camphor 208,0 5,95 179,8 40

Dựa vào độ tăng nhiệt độ sôi so với dung môi tinh chất ta có thể xác định được phân tử lượng của chất tan trong dung dịch.

Ví dụ 5.12. Một dung dịch được điều chế bằng cách hòa tan 18,00g Glucô trong 150,00g nước. Dung dịch có nhiệt độ sôi là 100,340C. xác định phân tử lượng của Glucô, biết hằng số nghiệm sôi của nước là 0,510C.Kg/mol.

Giải:

c). Ðộ hạ nhiệt độ đông đặc

Người ta định nghĩa nhiệt độ đông đặc của một chất lỏng là nhiệt độ mà lúc đó áp suất hơi của pha lỏng bằng với áp suất hơi của pha rắn, cụ thể đối với nước tinh chất có nhiệt độ đông đặc là 00C (chính xác là 0,00990C) ứng với áp suất hơi bảo hòa của nước đá và nước lỏng là 0,006atm. Việc hòa tan chất tan vào nước sẽ làm cho dung dịch có nhiệt độ đông đặc thấp hơn nước tinh chất, bởi vì sự hiện diện của chất tan trong nước sẽ làm cho áp suất hơi của nước trong dung dịch thấp hơn áp suất hơi của nước đá, do đó tại nhiệt độ này dung dịch không thể đông đặc vì không có sự bằng nhau của áp suất hơi giữa pha lỏng và pha rắn. Nếu ta hạ nhiệt độ, áp suất hơi của pha rắn giảm nhanh hơn pha lỏng, kết quả sẽ dẫn đến sự cân bằng áp suất hơi của 2 pha lỏng và rắn và lúc này dung dịch sẽ đông đặc.

Do chất tan làm hạ nhiệt độ đông đặc của nước, nên các chất như NaCl, CaCl2 thường được rãi trên vĩa hè hoặc đường để tránh sự đóng băng trong mùa đông ở các nước Châu Âu, dĩ nhiên với điều kiện nhiệt độ bên ngoài không quá thấp.

Hình 5.6. Gin đồ pha ca cân bng lng / hơi và lng / rn ca dung dch nước cha cht tan không bay hơi

Từ giản đồ ta có thể kết luận: sự hiện diện của chất tan không bay hơi làm mở rộng khoảng nhiệt độ mà dung dịch tồn tại ở trạng thái lỏng-cũng giống như độ tăng nhiệt độ sôi-độ hạ nhiệt độ đông đặc của dung dịch so với dung môi tinh chất phụ thuộc vào nồng độ của chất tan, phương trình biểu diễn sự liên hệ, đối với dung dịch loãng, cũng có dạng tương tự và cũng được dùng để xác định phân tử lượng của các chất tan.

∆Tđ = kđ.mct

∆Tđ độ hạ nhiệt độ đông đặc của dung dịch so với dung môi tinh chất.

kđ hằng số nghiệm đông phụ thuộc vào bản chất dung môi.

mct : nồng độ molan của chất tan.

Giá trị hằng số Kđ của một số dung dịch khác nhau được trình bày ở bảng 5.5.

Ví dụ 5.13a. Tính gần đúng khối lượng của etylen glycol cần thêm vào 10 lít nước để thu được một dung dịch có nhiệt độ đông đặc là . Khối lượng riêng của nước 1g/ml, hằng số nghiệm đông của nước

Giải:

Ví dụ 5.13b. Hòa tan 0,546g thyroxin (một loại hocmon động vật) vào 15,0g benzen. Dung dịch thu được có độ hạ nhiệt độ đông đặc là 0,2400C. xác định phân tử lượng của thyroxin.

Giải:

d). Áp suất thẩm thấu

Ta xét thí nghiệm sau đây: một ống thủy tinh hình chữ U được ngăn cách bởi một màng bán thẩm ở giữa (màng bán thẩm là một loại màng ngăn có tính chất đặc biệt là chỉ cho các phân tử dung môi thấm qua nhưng không cho các phân tử chất tan thấm qua). Cho vào hai bên ống thể tích bằng nhau của dung môi tinh chất và dung dịch chứa chất tan. Sau một thời gian thể tích của dung dịch tăng còn thể tích của dung môi tinh chất giảm. Quá trình chuyển dung môi tinh chất sang dung dịch thông qua màng bán thẩm được gọi sự thẩm thấu. Ðến một lúc nào đó mực chất lỏng bên phần ống đựng dung dịch không dâng cao lên nữa, quá trình thẩm thấu đạt đến cân bằng. Mực chất lỏng trong ống đựng dung dịch cao hơn trong phần ống đựng dung môi tinh chất, điều này có ý nghĩa là áp suất tĩnh của dung dịch lớn hơn của dung môi tinh chất. Phần áp suất chênh lệch được gọi là áp suất thẩm thấu.

Hình 5.7. Thí nghim xác định áp sut thm thu

Chúng ta có thể xét một thí nghiệm khác như sau: chúng ta cũng bố trí thí nghiệm tương tự thí nghiệm trên, và có thể ngăn chặn sự thẩm thấu bằng cách áp đặt lên dung dịch một áp suất xác

Khi 2 chất lỏng tiếp xúc nhau qua màng bán thẩm, có sự chuyển các phân tử dung môi từ dung môi tinh chất sang dung dịch và ngược lại. Do trong dung dịch có xảy ra sự tương tác giữa các phân tử chất tan và dung môi nên tốc độ chuyển các phân tử dung môi từ dung dịch vào dung môi tinh chất sẽ nhỏ hơn tốc độ của quá trình ngược lại. Kết quả là số phân tử dung môi sẽ chuyển vào dung dịch nhiều hơn, làm tăng thể tích dung dịch. Sự gia tăng thể tích dung dịch, sẽ tạo nên một áp suất có tác động làm tăng vận tốc của quá trình chuyển các phân tử dung môi từ dung dịch trở lại dung môi tinh chất. Khi vận tốc của hai quá trình này bằng nhau, hệ đạt cân bằng và thể tích dung dịch không gia tăng được nữa. Từ điều này cho thấy áp suất thẩm thấu cũng phụ thuộc vào nồng độ chất tan trong dung dịch. Ðối với các dung dịch loãng mối liên hệ đó được biểu diễn bằng phương trình:

Áp suất thẩm thấu π cũng được sử dụng để xác định phân tử lượng của chất tan và được dùng nhiều hơn các phương pháp khác bởi vì chỉ cần một nồng độ nhỏ của chất tan cũng tạo nên được một áp suất thẩm thấu có giá trị đáng kể.

Ví dụ 5.14. hòa tan 10-3 g một protein vào nước và chỉnh đến thể tích 1ml. Dung dịch thu được có áp suất thẩm thấu là 1,12mmHg ở 250C, tính phân tử lượng của protein.

Giải:

Quá trình thẩm thấu tương tự được nghiên cứu thấy xảy ra ở thành tế bào của thực vật và động vật, nhưng trong trường hợp này màng bán thẩm cho phép các phân tử dung

dụng quan trọng của sự thẩm thấu là tạo ra máy lọc máu cho những bệnh nhân bị bệnh thận. Máu được cho chảy qua một ống làm bằng cellophane, đóng vai trò màng bán thẩm, ống được đặt trong dung dịch rửa (dialyzing). Dung dịch này chứa các ion cũng như chứa các chất tan có nồng độ bằng nồng độ của chúng trong máu, do sự thẩm thấu các chất thảy sẽ thấm qua màng đi vào dung dịch và do đó máu được lọc sạch. Dung dịch có áp suất thẩm thấu như nhau gọi là dung dịch đẳng trương. Các chất lỏng bơm vào máu phải đẳng trương với chất lỏng trong máu.

Nếu tế bào được ngâm vào dung dịch ưu trương, nghĩa là dung dịch có áp suất thẩm thấu lớn hơn chất lỏng trong tế bào, thì tế bào sẽ bị co lại do sự mất nước. Ngược lại, nếu tế bào được ngâm vào dung dịch nhược trương, tức dung dịch có áp suất thẩm thấu nhỏ hơn chất lỏng của tế bào, tế bào sẽ bị trương phồng và vỡ ra do sự thâm nhập của nước. Khi ướp thịt, cá bằng muối, chúng ta đã tạo ra một dung dịch ưu trương so với dung dịch trong tế bào vi khuẩn do đó xảy ra quá trình loại nước khỏi các tế bào của vi khuẩn làm vi khuẩn bị co rút lại và chết, nên chúng ta có thể dùng muối để bảo quản thịt, cá...

Bây giờ nếu chúng ta cho nước tinh chất tiếp xúc với dung dịch nước muối thông qua một màng bán thẩm và tác động lên dung dịch nước muối một áp suất lớn hơn áp suất thẩm thấu của dung dịch nước muối thì sẽ xảy ra quá trình thẩm thấu ngược nghĩa là nước sẽ chuyển từ dung dịch vào nước tinh chất. Ưùng dụng này cú ý nghĩa thực tiễn lớn. Cỏc máy khử muối xách tay ứng dụng nguyên tắc trên cho phép lọc được 5 lít nước từ nước biển trong 1 giờ, nghĩa là có thể cứu sống 25 người.

BÀI TẬP CHƯƠNG 5

Bài 1.

Hằng số phân bố của SO2 giữa nước và CHCl3 bằng 0,953. Hỏi phải cần bao nhiêu nước vào 1 lít dung dịch SO2 trong CHCl3 để tách được 25% SO2.

Bài 2.

ở 200C; CH3OH (Me) và C2H5OH (E) có áp suất hơi = 96 và 44 mmHg. Xác định thành phần hơi trên dung dịch được hình thành từ những thể tích bằng nhau của 2 rượu.

Cho biết: khối lượng riêng của 2 rượu làdMe = 0,7915 và dE = 0,7894 Bài 3.

Hằng số phân bố rượu etylic (C2H5OH) giữa CCl4 và H2O bằng 0,0244. Tính nồng độ rượu của mỗi lớp, nếu 0,1 mol C H OH rượu phân bố giữa 300ml H O và 500ml CCl .

Một phần của tài liệu Bài giảng nhiệt động hóa học (Trang 93 - 106)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(268 trang)