I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Hệ thống kiến thức về văn nghị luận.
- Cách đưa yếu tố biểu cảm vào bài văn nghị luận.
2. Năng lực:
- Năng lực chung: Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực hợp tác,…
- Năng lực chuyên biệt: Năng lực nghe, nói, đọc, viết, tạo lập văn bản.
3. Phẩm chất:
- Yêu quê hương đất nước, yêu Tiếng Việt.
- Tự lập, tự tin, tự chủ.
- Giáo dục ý thức về việc viết văn nghị luận II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Chuẩn bị của giáo viên:
- Kế hoạch bài học.
- Học liệu: bảng phụ, phiếu học tập.
2. Chuẩn bị của học sinh: soạn bài theo nội dung được phân công.
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Ổn định tổ chức lớp:
2. Luyện tập:
Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung G chép đề bài. Yêu cầu đọc lại đề bài.
HS đọc đề bài.
? Để viết được bài văn nghị luận hay, chặt chẽ, logíc, chúng ta cần trải qua những bước nào?
- Tìm hiểu đề và tìm ý.
- Lập dàn ý.
- Viết bài.
- Sửa bài.
? Bài làm cần sáng tỏ vấn đề gì? Cho ai? Cần làm theo kiểu lập luận nào?
- Thể loại: Nghị luận chứng minh.
- Vấn đề: Sự bổ ích của những chuyến tham quan, … - Phạm vi dẫn chứng: thực tế.
? Để làm sáng tỏ vấn đề trên, cách sắp xếp các luận điểm theo trình tự dưới đây đã hợp lí chưa? Vì sao?
Đề bài: Sự bổ ích của những chuyến tham quan, du lịch đối với học sinh.
I. Tìm hiểu đề và tìm ý:
II. Lập dàn bài:
- Các luận điểm đưa ra khá toàn diện, phong phú nhưng thiếu mạch lạc, sắp xếp các ý còn lộn xộn.
? Hãy sắp xếp lại hệ thống luận điểm trên cho hợp lí?
- e -> d -> a -> c -> b.
Cho h/s thảo luận nhóm . Ghi ra bảng phụ.
? Dựa vào phần tìm ý, hãy lập dàn bài cho đề bài trên a. Mở bài:
Nêu lợi ích của việc đi tham quan.
b. Thân bài:
* Về thể chất: những chuyến tham quan, du lịch giúp chúng ta thêm khoẻ mạnh.
* Về tình cảm: những chuyến tham quan du lịch giúp chúng ta:
- Tìm thêm được thật nhiều niềm vui mới cho bản thân.
- Có thêm tình yêu đối với thiên nhiên, với quê hương đất nước.
* Về kiến thức: những chuyến tham quan du lịch giúp chúng ta:
- Hiểu sâu hơn, cụ thể hơn những điều được học trong trường lớp qua những điều mắt thấy, tai nghe.
- Đem lại nhiều bài học còn chưa có trong sách vở của nhà trường.
c. Kết bài:
Khẳng định tác dụng của hoạt động tham quan (Tham quan du lịch qủa thật là hoạt động bổ ích, mọi người cần tích cực tham gia ).
HS đọc dàn bài.
Gọi h/s nhóm khác nhận xét, bổ sung.
G đưa ra dàn bài mẫu trên bảng phụ.
Gọi h/s đọc lại dàn bài mẫu.
HS đọc.
a. Mở bài.
b. Thân bài:
c. Kết bài.
G chép đoạn văn (a) ra bảng phụ. Gọi h/s đọc.
Hs đọc đoạn văn.
? Xác định các yếu tố biểu cảm trong
III. Luyện tập:
- Niềm vui sướng, hạnh phúc tràn ngập vì được đi bộ.
- Cảm xúc ấy được biểu hiện ở giọng điệu,
đoạn văn? Cảm xúc ấy được biểu hiện ntn trong đoạn văn?
? Xác định luận điểm trong đoạn văn trên? Đoạn văn ấy nằm ở vị trí nào trong bài văn?
? Nếu phải viết đoạn văn cho luận điểm ấy, em cần bày tỏ tình cảm gì?
? Vậy đoạn văn trên đã biểu hiện đúng, đủ những tình cảm chưa? Có cần thiết tăng cường yếu tố biểu cảm cho đoạn văn nữa không?
? Nếu đưa các từ ngữ biểu cảm: biết bao nhiêu, diệu kì thay, có ai…lại, làm sao có được…có được không?
Nên đưa vào chỗ nào trong đoạn văn?
G chép đoạn văn (b) ra bảng phụ. Đọc đoạn văn.
? Có thể thay đổi một số câu văn để đoạn văn có thêm sức truyền cảm không? Viết lại đoạn văn cho hợp lí hơn?
G chép đoạn văn (b) ra bảng phụ. Đọc đoạn văn.
HS viết đoạn văn.
? Gọi h/s đọc đoạn văn? (2-3h/s).
HS khác nhận xét. (Đoạn văn có yếu tố biểu cảm chưa? Tình cảm biểu hiện chân thành hay khuôn sáo?).
ở các từ n gữ biểu cảm, câu cảm thán.
VD: Biết bao hứng thú, thú vị, vui vẻ, ta hân hoan biết bao, ta thích thú biết bao, ta ngủ ngon giấc biết bao!
- Luận điểm: Những chuyến tham quan, du lịch đem đến cho ta thật nhiều niềm vui.
Đoạn văn nằm ở phần thân bài của bài văn (luận điểm 2).
- Cảm xúc trước khi đi, trong khi đi, sau khi về (hồi hộp, náo nức chờ đợi, ngạc nhiên, thích thú, cảm động, hài lòng, nuối tiếc…) nhưng cảm xúc phải chân thật.
- Yếu tố biểu cảm đã được thể hiện khá rõ trong đoạn văn qua các từ ngữ và cách xưng hô.
VD: Chắc các bạn vẫn chưa quên, không ai trong chúng ta kìm nổi một tiếng reo, tôi để ýý thấy, rạng rỡ dần lên , niềm sung sướng ấy ….
-> Tuy nhiên vẫn có thể gia tăng yếu tố biểu cảm trong từng câu, từng đoạn thêm phong phú.
- Để biểu đạt được tình cảm của mình ta có thể sử dụng các từ ngữ biểu cảm.
Không chỉ tăng cường sức mạnh tâm hồn.
Bạn còn nhớ cái lần cả lớp mình cùng đến thăm Vịnh Hạ Long không? Hôm ấy, có ai trong chúng ta lại kìm nổi một tiếng reo, khi sau một chặng đường dài, ….Nỗi buồn kia, diệu kì thay, đã tan đi hẳn như có một phép màu. Làm sao có được niềm sung sướng ấy khi chúng ta suốt năm chỉ quẩn quanh trong căn nhà, nơi góc phố hay trên con đường mòn quen thuộc?
G: Tổng kết những ưu, nhược điểm đã đạt được hoặc để khắc phục sửa chữa.
3. Dặn dò: ôn tập, làm bài tiếp theo
IV. RÚT KINH NGHIỆM:
...
...
...
...
...
15
==========================
Tuần 29: Ngày soạn: 20 Ngày dạy:
Bài 28. Tiết 114: Tiếng Việt