Tiết 115. Tập làm văn

Một phần của tài liệu VĂN 8 PTNL KI 2 CV 5512 mới nhất (Trang 279 - 282)

TRẢ BÀI LUYỆN TẬP VIẾT TẬP LÀM VĂN SỐ 6 I. MỤC TIÊU: giúp Hs

1.Kiến thức: - Nhận rõ những ưu, nhược điểm trong bài viết của mình về nội dung, về hình thức trình bày, qua đó củng cố thêm một bước về thể loại văn thuyết minh.

2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng hình thành dàn ý bài văn thuyết minh, sử dụng kết hợp các yếu tố miêu tả, tự sự, biểu cảm, nghị luận trong bài văn thuyết minh.

3. Thái độ: Ý thức làm bài một cách nghiêm túc.

4. Năng lực: Phát triển các năng lực như:

+ Năng lực chung: Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực hợp tác,…

+ Năng lực chuyên biệt: Khả năng phân tích, tổng hợp vấn đề, tạo lập văn bản.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Chuẩn bị của giáo viên: Lập kế hoạch dạy học, chấm bài

2. Chuẩn bị của học sinh: Nghiên cứu bài học, chuẩn bị theo sự phân công.

III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Trả bài:

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Nội dung Hướng dẫn học sinh tìm

hiểu đề, xây dựng đáp án

? Gọi h/s đọc lại đề bài?

? Yêu cầu h/s xác định y/c của đề bài?

Yêu cầu:

Xác định đúng thể loại:

Nghị luận.

- Xác định đúng đối tượng nghị luận: quann điểm về mối quan hệ giữa học và

I. Đáp án

Đề bài: Từ bài “Bàn luận về phép học” của La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp, hãy nêu suy nghĩ mối quan hệ giữa “học” và “hành”.

Biểu điểm chấm I. Mở bài: 1đ

- "Bàn luận về phép học" là một phần trong bài tấu của Nguyễn Thiếp gửi cho vua Quang Trung để bàn bạc, tìm cách đổi mới cho phương thức học tập thời bấy giờ. Văn bản nghị luận này không chỉ có giá trị đương thời mà còn ảnh hưởng đến cách học của chúng ta sau này.

hành.

- Diễn đạt trong sáng, sinh động.

- Câu văn đúng chính tả, đúng ngữ pháp, viết rõ ràng, trình bày sạch đẹp.

- HS lâp dàn ý, nhận xét, bổ sung và tự chữa bài

- Học phải đi đôi với hành. Học phải kết hợp với hành là luận điểm tiến bộ trong bài tấu mà ngày nay chúng ta còn làm theo.

- Vậy giữa học và hành có quan hệ như thế nào?

Chúng ta cần làm rõ vấn đề trên.

II. Thân bài:7đ 1. Giải Thích: (2đ)

- Học: là hoạt động của trí óc để tiếp thu những cái mới, những điều chưa biết, học còn là bắt chước những cái hay, cái đẹp của người khác.

- Hành: là thực hành, là ứng dụng những gì đã học.

=> Tác giả khuyên học phải có hành, nghĩa là học và hành phải đi đôi với nhau. Không thể học mà không đi đôi với hành và ngược lại: hành mà không học.

2. Tại sao học lại phải đi đôi với hành?(3đ)

- Nếu học chỉ để nhồi nhét 1 mớ kiến thức, sách vở vào đầu thì có ích lợi gì nếu không biết đem những điều đã học ra áp dụng. Học mà không hành như vậy thật là vô ích. Phải biết đem cái học áp dụng vào thực tế thì cái học ấy mới có giá trị. Ngược lại: chỉ hành mà không học theo kiểu: "Trăm hay không bằng hay quen" thì rõ ràng là cực đoan và nguy hiểm.

- Hành mà không học thì làm sao biết được đầy đủ kiến thức về sự vật, sự việc ấy đễ ứng phó trong mọi trường hợp, mọi lĩnh vực.

- Hành mà không học thì chỉ là sự mò mẫn chẳng khác nào người đi trong đêm tối. Vừa mất thời gian, vừa hỏng việc.

- Rõ ràng kiến thức không phải tự nhiên mà có, tất cả là từ những kinh nghiệm quý báu đã được rút ra từ thực tiễn, có giá trị đúng đắn và được nhiều người chấp nhận. Cho nên hành không thể không học. ý thức được điều này, ông cha ta thường xuyên "học hành, học hỏi, học tập".

- Học, hỏi, hiểu, hành là phương trâm mà mọi người cần hướng tới và làm theo nó.

3. Tác dụng(2 đ)

- Phải gắn liền học và hành. Cần hiểu hành ở đây không chỉ là những bài tập áp dụng trong sách vở mà hành còn là những điều đã học phải đem ra áp dụng vào thực tế cuộc sống( Ví dụ: 1 kỹ sư học lý thuyết trong trường, khi về công xưởng anh ta phải biết áp dụng những điều đã học vào thực tế sản xuất, vào cuộc sống.)

- Học đễ cung cấp kiến thức cho thực hành, giúp cho thực hành dễ dàng hơn.

- Học đễ đem áp dụng kiến thức đã học vào thực tế.

Hành còn củng cố, hoàn chỉnh cho học.

- Là học sinh còn ngồi ghế nhà trường phải biết áp dụng tốt phương trâm học này đễ việc học ngày càng đạt kết quả tốt hơn. Lời khuyên này còn có tác dụng chỉ ra con đường học tập đúng đắn, nhất là đối với 1 số người lười nhác, không chịu thực hành, chỉ muốn rập khôn theo lý thuyết.

III. Kết bài: 1đ

- Tóm lại qua tư tưởng tiến bộ, Nguyễn Thiếp đã chỉ cho ta thấy được học và hành phải là 2 mặt đồng thời của 1 quá trình học tập. Không được coi nhẹ mặt nào, coi nặng mặt nào.

- Bài học cho bản thân em về vấn đề nghị luận trên.

II. Nhận xét

1, Ưu điểm: NhiÒu bài viết đã thể hiện rõ đặc điểm của bài văn nghị luận, bố cục rõ ràng, đầy đủ.

- Biết kết hợp sử dụng dẫn chứng, lí lẽ

- Bài văn diễn đạt trong sáng, mạch lạc, rõ ràng + VD: - Giang, Huy - Đào

2, Nhược ®iÓm:

+ Nắm được cách làm bài văn giải thích nhưng nội dung giải thích chưa rõ ràng, cụ thể từng vấn đề.

H lắng nghe -> Tự rút ra kinh nghiệm trong bài viết của mình.

+ Dẫn chứng đơn điệu, chưa đủ làm sáng tỏ luận điểm.

+ Dùng từ ngữ tuỳ tiện, thiếu chính xác, câu văn tối nghĩa.

III. Trả bài: GV trả bài cho HS xem lại IV. Bổ sung và sửa chữa lỗi của bài viết - GV treo bảng phụ ghi lỗi (bài của:

- Y/c HS đọc và sửa lỗi

* GV cho HS trao đổi hướng sửa chữa các lỗi - Về nội dung: ý và sắp xếp các ý.

- Về hình thức: Bố cục, trình bày, diễn đạt, chính tả, ngữ pháp, ...

* GV bổ sung, kết luận về hướng và cách sửa lỗi.

V. Đọc bài văn hay:

- Đọc bài viết tốt của HS : + VD: - Thành

- Hằng VI. Gọi điểm vào sổ

IV. RÚT KINH NGHIỆM:

...

...

...

...

...

22

Tuần 29: Ngày soạn: 20 Ngày dạy:

Bài 28. Tiết 116. Tập làm văn

Một phần của tài liệu VĂN 8 PTNL KI 2 CV 5512 mới nhất (Trang 279 - 282)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(401 trang)
w