Thực trạng ô nhiễm môi trường nước từ hoạt động nuôi trồng thủy sản trên thế giới và Việt Nam

Một phần của tài liệu Đánh Giá Chất Lượng Môi Trường Nước Bể Nuôi Trồng Thủy Sản Tại HTX Thủy Sản Hồ Núi Cốc Thái Nguyên (Trang 28 - 31)

2.2.1. Trên thế giới

Nước là nguồn tài nguyên vô cùng quan trọng cho tất cả các sinh vật trên quả đất. Nước chiếm 70% trên trái đất. Nếu không có nước thì chắc chắn không có sự sống xuất hiện trên quả đất, thiếu nước thì cả nền văn minh hiện nay cũng không tồn tại được. Từ xưa, con người đã biết đến vai trò quan trọng của nước, các nhà khoa học cổ đại đã coi nước là thành phần cơ bản của vật chất và trong quá trình phát triển của xã hội loài người. Hiện nay thế giới phát triển nhanh dẫn đến môi trường nước cũng bị ô nhiễm nặng nề. Theo bộ tài nguyên và môi trường, cục quản lý tài nguyên nước một số thông tin đến chủ đề ngày nước thế thế giới 2017 cho biết:

- Trên toàn cầu, hơn 80% nước thải xả trực tiếp ra môi trường không qua xử lý và không được tái sử dụng.

- Theo thống kê, hiện có 1,8 tỷ người sử dụng nguồn nước uống có chứa vi khuẩn gây ra các bệnh như tiêu chảy, kiết lị, thương hàn... Điều đó cũng khiến cho 842,000 người chết mỗi năm do ảnh hưởng của các căn bệnh này.

Thống kê cũng cho thấy, hiện có 663 triệu người chưa được tiếp cận với các nguồn nước uống hợp vệ sinh. Đến năm 2050, sẽ có khoảng 70% dân số thế giới sống trong các đô thị. Con số này hiện nay là 50%.

- Hiện tại, hầu hết các thành phố ở các quốc gia đang phát triển không có đủ cơ sở hạ tầng và tài nguyên để giải quyết vấn đề nước thải một cách hiệu quả và bền vững.

- Có nhiều cơ hội để khai thác tài nguyên nước thải. Nước thải được quản lý hiệu quả sẽ là nguồn tài nguyên nước, năng lượng, dinh dưỡng có chi phí hợp lý và bền vững.

- Chi phí cho quản lý nước thải không đáng kể so với các lợi ích về sức khoẻ, phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường, đồng thời mang lại cơ hội nghề nghiệp và tạo ra nhiều việc làm "xanh" xã hội.[14]

Ước tính mỗi năm ngành nuôi trồng thủy sản trên thế giới đã thải ra môi trường xấp xỉ 3 triệu tấn bùn ở dạng chất thải hữu cơ gần như chưa được xử lí. Mầm bệnh từ các ao, hồ nuôi trồng cũng đã đi theo nguồn thải này ra hệ thống kênh rạch làm chất lượng nhiều vùng nước suy giảm nặng nề. Cùng với sự phát triển của ngành nuôi trồng thủy sản, để đáp ứng cho xuất khẩu và tiêu dùng, người nuôi thường thả giống với mật độ quá dày trong khi không có các biện pháp xử lí môi trường sẽ dẫn đến giảm lượng oxy hòa tan, tăng các chất mùn hữu cơ gây nên hiện tượng thối ao, hồ. Môi trường nước không được xử lí sinh ra các khí độc như CH4, H2S, CO2…làm cho thủy sản bị ngộ độc chết hàng loạt gây ô nhiễm cho nguồn nước và môi trường xung quanh.

2.2.2. Ở Việt Nam

Kết quả điều tra nghiên cứu những năm gần đây của Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản 1 cho thấy hàm lượng BOD, COD, NO2 trong nước của những thủy vực đều cao hơn tiêu chuẩn cho phép đối với đời sống thủy sinh vật.

Do thiếu quy hoạch nuôi trồng thủy sản ven biển phát triển khá tự phát và ồ ạt, quy mô và phương thức nuôi cũng rất đa dạng, chủ yếu vẫn là quảng canh, tăng cường mở rộng diện tích. Cho nên đã phá hủy phần lớn các nơi cư trú của các loài ở vùng ven biển, thu hẹp không gian vùng ven biển và đẩy môi trường vào tình trạng khắc nghiệt hơn về mặt sinh thái, tăng rủi ro bệnh dịch cho vật nuôi do thiếu các yếu tố có vai trò điều hòa và điều chỉnh môi trường.

Nuôi trồng thủy sản ven biển tăng nhanh dẫn đến nguồn giống tự nhiên của một số loài cá giống kinh tế cư trú ở các dạn san hô bị đối tượng nuôi lồng bè khai thác cạn kiệt. Điều này làm ảnh hưởng đến chức năng duy trì nguồn lợi tự nhiên của các hệ sinh thái đặc hữu và ảnh hưởng tới khả năng khai thác hải sản tự nhiên của vùng biển. Việc thiết kế, xây dựng đầm ao nuôi trồng thủy sản ở vùng cửa sông ven biển đẫn đến những thay đổi về nơi sinh sống của quần xã sinh vật, độ muối, lắng đọng trầm tích và xói lở bờ biển. Tại một số khu vực nuôi tôm, cá tập trung, do việc xả thải các chất hữu cơ phú dưỡng, chất độc vi sinh vật và các chất sinh hoạt bừa bãi làm cho môi trường suy thoái, bùng nổ dịch bệnh (bệnh tôm năm 1993 – 1994) và gây thiệt hại đáng kể về kinh tế cũng như về điều kiện môi trường sinh thái. Lạm dụng nước ngầm để nuôi tôm trên cát, không tuân thủ luật tài nguyên nước đang là hiện tượng khá phổ biến ở vùng cát ven biển miền trung. Hậu quả lâu dài sẽ làm cạn kiệt nguồn nước ngọt và nước ngầm, thu hẹp diện tích rừng phòng hộ, làm tăng hoạt động cát bay và bão cát.

Phần 3

Một phần của tài liệu Đánh Giá Chất Lượng Môi Trường Nước Bể Nuôi Trồng Thủy Sản Tại HTX Thủy Sản Hồ Núi Cốc Thái Nguyên (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(61 trang)