Phần 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.4. Đề xuất một số biện pháp giảm thiểu các tác động xấu từ hoạt động NTTS
4.4.1.1. Một số giải pháp để giảm ô nhiễm môi trường nước bể nuôi cá - Nuôi trai lấy ngọc trong bể làm giảm ô nhiễm ngồn nước.
- Nâng cao kiến thức về nuôi trồng thủy sản thân thiện với môi trường - Cải tiến việc thiết kế các bể nuôi làm giảm bớt việc trao đổi nước giữa hồ nuôi và môi trường bên ngoài.
4.4.1.2. Một số biện pháp để giảm ô nhiễm môi trường nước trong quá trình nuôi cá
Để khắc phục tình trạng trên, cần áp dụng các giải pháp bảo vệ môi trường ngành nuôi thủy sản như sau:
* Chuẩn bị trước khi lấy nước đầu vụ nuôi:
Tiến hành xả nước đáy bể, phơi khô. Rắc vôi diệt tạp và phơi đáy bể nuôi từ 7 - 15 ngày.
* Cấp nước đầu vụ nuôi:
Xử lý nước cấp trước khi đưa vào bể nuôi bằng các túi lọc cục bộ đối với cá giống để loại bỏ những yếu tố gây ô nhiễm môi trường nước bể nuôi. Nếu nguồn nước bị ô nhiễm nặng, cần sử dụng thêm một số loại thuốc hoặc chế phẩm sinh học được phép lưu hành để xử lý triệt để trước khi nuôi thả vụ mới.
Sau khi cấp nước đến mực nước yêu cầu trong bể nuôi, giữ nước bể ổn định trong thời gian 7 - 10 ngày để theo dõi diễn biến chất lượng nước trong bể trước khi thả cá.
* Trong thời gian nuôi:
Thường xuyên thay nước bể nuôi. Đối với cá giống 1 tuần thay nước 1 lần, cá thịt thì 2 đến 4 tuần thay 1 lần mỗi lần thay 2/3 mực nước trong bể nuôi. Nhằm cải thiện DO, giảm lượng Coliform, E. Coli trong nước và để các chất độc hại thoát ra ngoài…
Lưu ý khi thay nước cần tránh thời điểm nắng nóng, cá dễ bị ngạt và bị sốc; kiểm soát lượng thức ăn ở mức ổn định, vớt thức ăn thừa hằng ngày, sục khí nhằm tăng lượng oxy hòa tan trong nước, làm các chất độc hại trong bể nuôi như NH4+, H2S, NO2- thoát ra ngoài không khí
* Xử lý nước thải sau mỗi vụ nuôi:
Nước thải từ quá trình thay nước và nước thải cuối vụ nuôi xả trực tiếp ra hồ nuôi trai lấy ngọc, hoặc ra đồi trè, trai trai sẽ ngậm nước thải của bể cá và trả ra môi trường nước sạch, nước đáp ứng đầy đủ yêu cầu về chỉ số nước sạch. Nếu xảy ra dịch bệnh trong quá trình nuôi, nước thải cần được xử lý bằng các loại thuốc và chế phẩm sinh học tại bể lọcđể loại bỏ các mầm mống gây bệnh, tránh tình trạng lây lan dịch bệnh trên diện rộng.
4.4.2. Xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học 4.4.2.1. Phương pháp sử dụng hệ vi sinh vật
Có một số loài vi sinh vật có khả năng sử dụng các chất hữu cơ và một số khoáng làm nguồn dinh dưỡng và tạo năng lượng, sinh trưởng nhờ vậy mà sinh khối của chúng tăng lên. Các vi sinh vật này được dùng để phân hủy các chất ô nhiễm hữu cơ và vô vơ trong nước thải nuôi trồng thủy sản. Quá trình phân hủy này còn được gọi là quá trình oxy hóa sinh hóa.
Lợi ích của các chủng vi sinh vật:
- Làm sạch nền đáy bể nuôi bằng việc phân hủy các chất hữu cơ trong bể như thức ăn thừa, mùn bã hữu cơ,chất thải của động vật thủy sản,…giúp đáy bể không bị trơ mà luôn tơi xốp qua các vụ nuôi.
- Chuyển hóa các khí độc gây độc cho cá như: NH3, NO2, H2S,.. trong bể nuôi sang dạng không độc.
- Một số chủng vi sinh vật khi sử dụng sẽ làm tăng hàm lượng oxy, ổn định pH và các chỉ số môi trường trong bể nuôi.
Các chủng vi sinh vật như: Bacillus, Lactobacilus khi sử dụng trộn vào thức ăn sẽ tốt cho đường ruột của động vật thủy sản.
- Các loại enzyme hữu cơ, xúc tác cho quá trình phân hủy của các vi sinh vật như: Protease, Lypase, Amyllase, Chitinnase…
- Một số chế phẩm vi sinh thường để cải thiện môi tường nước nuôi trồng thủy sản như super VS, BRF-2 quakit, probiotic,…
4.4.2.2. Sử dụng hợp lí các loại thức ăn và hóa chất - Thức ăn.
Nên cung cấp một lượng thức ăn vừa đủ đúng với nhu cầu của thủy sản, không nên quá lạm dụng các loại các loại thức ăn công nghiệp vì chất lượng cá sẽ giảm sút cũng như lắng đọng trong bể các loại chất gây hại.
- Thuốc và hóa chất.
Hiện nay phần lớn người dân đều sử dụng rất nhiều hóa chất trong nuôi trồng thủy sản để phòng ngừa dịch bệnh, xử lý nước nuôi trồng nhằm nâng cao năng suất, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Tuy nhiên, việc lạm dụng các loại hóa chất đã dẫn đến hiện tượng kháng thuốc, nhờn thuốc với các loại sinh vật có hại, dư thừa hóa chất trong sản phẩm thủy sản, cũng như lắng đọng các chất độc, chất ô nhiễm trong môi trường nước. Chính vì thế cần phải có những hiểu biết trong việc sử dụng các hóa chất trong nuôi trồng thủy sản như:
Phải tìm hiểu kĩ các loại thuốc, chức năng cũng ảnh hưởng của chúng đến môi trường nước.Sử dụng đúng loại thuốc, đúng liều lượng cho mỗi bệnh loại bệnh. Nên sử dụng những loại thuốc, hóa chất thân thiện với môi trường.
Phần 5