THỰC HÀNH: TÌM HIỂU MÔI TRƯỜNG VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ NHÂN TỐ SINH THÁI LÊN ĐỜI SỐNG SINH

Một phần của tài liệu Giáo án sinh học 9 theo cv 5512 phát triển phẩm chất năng lực mới (trọn bộ) (Trang 251 - 256)

PHẦN II: SINHVẬTVÀMÔITRƯỜNG CHUYÊN ĐỀ: SINH VẬT VÀ MÔI TRƯỜNG

Bài 46: THỰC HÀNH: TÌM HIỂU MÔI TRƯỜNG VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ NHÂN TỐ SINH THÁI LÊN ĐỜI SỐNG SINH

I.MỤC TIÊU:

1.Kiến thức:

- HS biết cách sưu tầm mẫu vật và biết các môi trường sống của động vật.

- HS mô tả được đặc điểm của động vật thích nghi với các môi trường sống.

2. Năng lực

Phát triển các năng lực chung và năng lực chuyên biệt

Năng lực chung Năng lực chuyên biệt - Năng lực phát hiện vấn đề

- Năng lực giao tiếp - Năng lực hợp tác - Năng lực tự học

- Năng lực sử dụng CNTT và TT

- Năng lực kiến thức sinh học - Năng lực thực nghiệm

- Năng lực nghiên cứu khoa học 3. Về phẩm chất

Giúp học sinh rèn luyện bản thân phát triển các phẩm chất tốt đẹp: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Giáo viên:

- Giáo án, SGK, Tranh vẽ như SGK, tiêu bản mẫu vật, tranh ảnh.

2. Học sinh

- Vở ghi, SGK, Nêu và giải quyết vấn đề kết hợp hình vẽ và làm việc với SGK.

III. TIẾN HÀNH THỰC HÀNH:

1. Ổn định lớp (1p)

2.Kiểm tra (5p): sự chuẩn bị của HS. GV tập trung lớp, ổn định tổ chức, hướng dẫn dặn dò những điều cần thiết trước khi thực hành.

3.Bài thực hành:

A. Khởi động (1p): Tình huống xuất phát.

a. Mục tiêu: HS biết được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.

b. Nội dung: Giáo viên giới thiệu thông tin liên quan đến bài học.

c. Sản phẩm:Học sinh lắng nghe định hướng nội dung học tập.

d. Tổ chức thực hiện:Giáo viên tổ chức, học sinh thực hiện, lắng nghe phát triển năng lực quan sát, năng lực giao tiếp.

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

- GV chia nhóm HS. Phân nhóm trưởng, thư ký nhóm

- Kiểm tra sự chuẩn bị mẫu vật của học sinh - GV: Trong quá trình thu thập mẫu vật, các em thấy sinh vật ở mỗi môi trường sống khác nhau có điều gì làm cho em thắc mắc, muốn nghiên cứu về chúng.

- GV: Các em hãy viết ra các câu hỏi thắc mắc của mình để cùng tìm hiểu về chúng.

- HS: Để mẫu vật lên bàn theo nhóm phân loại

- HS: Viết ra câu hỏi cần tìm hiểu về sinh vật đã quan sát ở những môi trường khác nhau.

B. Hình thành kiến thức mới:

HOẠT ĐỘNG 1. Tìm hiểu môi trường sống của động vật. (Quan sát rừng cao su)

a) Mục tiêu: HS nhận biết được các môi trường sống của động vật. Mô tả được đặc điểm của động vật thích nghi với các môi trường sống.

b) Nội dung: HS căn cứ trên các kiến thức đã biết, làm việc với sách giáo khoa, hoạt động cá nhân, nhóm hoàn thành yêu cầu học tập.

c) Sản phẩm: Trình bày được kiến thức theo yêu cầu của GV.

d) Tổ chứcthực hiện: Hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm.

Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung - GV chia 2 nhóm để tiến hành: 2

nhóm luân phiên nhau quan sát để tìm hiểu các đặc điểm hình thái của cây và môi trường sống của động vật.

Mỗi nhóm quan sát 20 phút và ghi vào PHT số 2 và 3 ( bảng 45.2, 45.3) sau đó hai nhóm đỗi chỗ cho nhau, lần lượt đợt 1 nhóm 1 quan sát TV nhóm 2 quan sát ĐV và ngược lại

HS làm việc theo nhóm, hoàn thành PHT theo sự hướng dẫn của GV

I. Tìm hiểu môi trường sống của động vật (23p)

BẢNG 45.3. Môi trường sống của các động vật quan sát được.

STT Tên động vật Môi trường sống Mô tả đặc điểm của động vật thích nghi với môi trường sống 1

2

3 4 . . .

HOẠT ĐỘNG 2. Hướng dẫn làm báo cáo thực hành

a)Mục tiêu: HS nắm được kiến thức về môi trường quan sát và đặc điểm của động vật để làm thực hành..

b) Nội dung: HS căn cứ trên các kiến thức đã biết, làm việc với sách giáo khoa, hoạt động cá nhân, nhóm hoàn thành yêu cầu học tập.

c) Sản phẩm: Trình bày được kiến thức theo yêu cầu của GV.

d) Tổ chứcthực hiện: Hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm.

- Yêu cầu HS hoàn thành các PHT.

- Mỗi nhóm vẽ 2 lá thuôc 2 loại là cây ưa bong và cây ưa sáng vào PHT

Rút ra nhận xét về môi trường quan sát.

- HS làm việc theo nhóm , hoàn thành PHT theo sự hướng dẫn của GV

- Yêu cầu nhận xét theo từng cá nhân HS

II. Hướng dẫn làm báo cáo thực hành (7p).

Tên bài thực

hành: . . .

Họ và tên học sinh: . . . Lớp:

9/. . .

* Kiến thức lý thuyết: (HS trả lời các câu hỏi sau) 1/ Có mấy loại môi trường sống của sinh vật ? Đó là những môi trường nào ? 2/ Hãy kể tên những nhân tố sinh thái ảnh hưởng tới đời sống sinh vật ?

3/ Lá cây ưa sáng mà em đã quan sát có những đặc điểm hình thái như thế nào ? 4/ Lá cây ưa bóng mà em đã quan sát có những đặc điểm hình thái như thế nào ?

5/ Các loài đvật mà em quan sát được thuộc nhóm động vật sống trong nước, ưa ẩm hay ưa khô ?

6/ Kẻ hai bảng 45.2 và 45.3 vào báo cáo.

* Nhận xét chung của em về môi trường đã quan sát:

1/ Môi trường đó có được bảo vệ tốt cho động vật và

thực vật sinh sống hay không ?

2/ Cảm tưởng của em sau buổi thực hành ?

4.Kiểm tra đánh giá (3p):

- GV yêu cầu HS thu dọn, vệ sinh lớp học. Tuyên dương cá nhân, nhóm tích cực, nghiêm túc; phê bình cá nhân, nhóm chưa nghiêm túc trong giờ thực hành rút kinh nghiệm .

5.Dặn dò (1p):

- Hoàn thành bài báo cáo thu hoạch.

- Soạn trước bài: Quần thể sinh vật. Kẻ sẵn bảng 47.1 và 47.2/SGK vào vở.

******************************************************

CHUYÊN ĐỀ: HỆ SINH THÁI I. Nội dung chuyên đề

1. Mô tả chuyên đề

Chuyên đề gồm các bài:

+ Bài 47: Quần thể sinh vật + Bài 48: Quần thể người + Bài 49: Quần xã sinh vật + Bài 50: Hệ sinh thái

+ Bài tập lưới – chuỗi thức ăn + TH: Hệ sinh thái.

2. Mạch kiến thức của chuyên đề

- Khái niệm quần thể sinh vật

- Những đặc trưng cơ bản của quần thể.

- Ảnh hưởng của môi trường tới quần thể sinh vật.

- Đặc điểm cơ bản của quần thể người, liên quan tới vấn đề dân số.

- Khái niệm quần xã sinh vật.

- Những dấu hiệu điển hình của một quần xã.

- Quan hệ giữa ngoại cảnh và quần xã.

- Khái niệm hệ sinh thái, chuỗi thức ăn, lưới thức ăn 3. Thời lượng của chuyên đề

Tổng số tiết

Tuần thực hiện

Tiêt theo KHDH

Tiết theo chủ đề

Nội dung

4 21 48 1 Bài 47: Quần thể sinh vật

49 2 Bài 48: Quần thể người

22 50 3 Bài 49: Quần xã sinh vật

51 4 Bài 50: Hệ sinh thái

23, 24 52 5 Bài tập chuỗi, lưới thức ăn

53 + 54 6,7 Thực hành

II. Tổ chức dạy học chuyên đề 1. Mục tiêu chuyên đề

1.1. Kiến thức 1.1.1. Nhận biết

Trình bày được khái niệm quần thể sinh vật, quần xã sinh vật, hệ sinh thái, chuỗi thức ăn, lưới thức ăn.

1.1.2. Thông hiểu

- Lấy được ví dụ minh họa một quần thể sinh vật, ví dụ minh họa các đặc trưng cơ bản của quần thể sinh vật.

- Trình bày được một số đặc điểm cơ bản của quần thể người , liên quan tới vấn đề dân số.

- Phân biệt quần xã với quần thể.

- Lấy được ví dụ minh họa các mối quan hệ sinh thái trong quần xã.

- Mô tả được một số dạng biến đổi phổ biến của quần xã, trong tự nhiên biến đổi quần xã thường dẫn tới sự ổn định, và chỉ ra được một số biến đổi có hại do tác động của con người gây nên.

- Lấy được ví dụ minh họa các kiểu hệ sinh thái, chuỗi và lưới thức ăn.

1.1.3. Vận dụng

- Xác định và phân tích được đặc điểm của các quần thể, quần xã, hệ sinh thái ở địa phương.

- Giải thích được ý nghĩa của các biện pháp nông nghiệp nâng cao năng suất cây trồng đang sử dụng rộng rãi hiện nay.

1.1.4. Vận dụng cao

- Xác định những ảnh hưởng của môi trường đến các quần thể, quần xã, HST này. Từ đó có biện pháp tác động vào quần thể, quần xã, HST.

- Phân tích những yếu tố ảnh hưởng tới sự gia tăng dân số ở địa phương. Ảnh hưởng của tăng dân số tới đời sống xã hội.

- Đề ra các biện pháp thực tế nhằm hạn chế gia tăng dân số ở địa phương.

- Đề ra các biện pháp bảo vệ, phát triển các HST.

1.2. Kĩ năng

- Quan sát tranh ảnh để rút ra được khái niệm về quần thể, quần xã, HST.

- Liên hệ và vận dụng tìm hiểu mối quan hệ của sinh vật trong thực tế địa

phương.

- Làm việc theo nhóm và trình bày kết quả làm việc trước lớp.

1.3. Thái độ

- Giáo dục tình yêu thiên nhiên, hứng thú tìm hiểu môi trường sống.

- Tích cực tham gia vào việc bảo vệ môi trường ở địa phương để bảo vệ các hệ sinh thái.

1.4. Định hướng các năng lực được hình thành: Chung và chuyên biệt

* Năng lực chung: Năng lực tự học, Năng lực giải quyết vấn đề, NL tư duy sáng tạo, NL tự quản lý, NL giao tiếp, NL hợp tác, NL sử dụng CNTT và truyền thông, NL sử dụng ngôn ngữ.

* Năng lực chuyên biệt: Năng lực kiến thức sinh học, Năng lực nghiên cứu khoa học, Năng lực thực địa.

1.5. Phương pháp dạy học

- Trực quan, vấn đáp – tìm tòi - Dạy học theo nhóm

- Dạy học giải quyết vấn đề - Kỹ thuật phòng tranh

1.6. Kiến thức bổ trợ (tích hợp liên môn).

- Môn Địa lý:

+ Địa lý 7:

Một phần của tài liệu Giáo án sinh học 9 theo cv 5512 phát triển phẩm chất năng lực mới (trọn bộ) (Trang 251 - 256)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(383 trang)
w