CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1. VẤN ĐỀ 1: KHẢO SÁT VÀ PHÂN TÍCH CÁC TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ
4.1.2. Thống kê mô tả đối tƣợng khảo sát
4.1.2.3 Vai trò trong các dự án
Cùng mức độ hiểu biết về các phương pháp được đề cập, vai trò của từng đối tƣợng đƣợc khảo sát trong các dự án kiểm định đã tham gia khác nhau thì góc nhìn của đối tƣợng đối với các vấn đề cũng khác nhau. Đồng thời, thống kê vai trò của các đối tƣợng trong các dự án đã tham gia còn cho biết chính xác hơn số lƣợng đối tƣợng khảo sát đã tham gia vào các dự án kiểm định, cho thấy mức độ tin cậy của bộ dữ liệu.
Bảng 4.4 Thống kê vai trò của đối tượng khảo sát trong các dự án đã tham gia
Vai trò Tần suất Phần trăm
Chủ đầu tƣ / Đơn vị quản lý công trình 5 4.6
Đơn vị giám sát / Đơn vị nghiệm thu công tác
kiểm định công trình 12 11.0
Đơn vị thực hiện kiểm định 68 62.4
Đơn vị khác 3 2.8
Có biết (đã có tìm hiểu và nghiên cứu) Đã từng tham gia 41%
thực hiện / Nắm rõ quy trình thực
hiện 59%
Chƣa tham gia 21 19.3
Tổng số 109 mẫu 100 %
Hình 4.3 Biểu đồ thể hiện vai trò của các đối tượng khảo sát trong các dự án Kết quả thống kê cho thấy: có 88/109 đối tƣợng khảo sát đã từng tham gia vào các dự án kiểm định công trình cầu có sử dụng một (hoặc cả hai) phương pháp.
Trong đó, các đối tƣợng có vị trí là đơn vị thực hiện kiểm định chiếm tỉ lệ cao nhất với 62.4% (68/109 mẫu). Khi thực hiện một dự án kiểm định công trình, đơn vị thực hiện kiểm định cũng là đơn vị có số lƣợng nhân lực tham gia nhiều nhất và trực tiếp thực hiện các công tác thu thập số liệu, phân tích số liệu, lập báo cáo,… Điều này khiến cho bộ dữ liệu khảo sát thực sự có ý nghĩa tích cực.
4.1.2.4 Số năm làm việc trong ngành xây dựng
Thống kê số năm làm việc trong ngành xây dựng của các đối tƣợng đƣợc khảo sát cho biết khái quát mức độ kiến thức và kinh nghiệm của các đối tƣợng, dựa trên quan điểm đối tượng làm việc lâu năm thường tích góp kiến thức và kinh nghiệm nhiều hơn. Do vấn đề nghiên cứu là khá mới và yêu cầu trình độ chuyên môn nhất định, nên yếu tố số năm làm việc trong ngành phản ánh mức độ kinh nghiệm của đối tƣợng có vai trò quan trọng trong việc đánh giá chung mức độ tin cậy của dữ liệu.
Bảng 4.5 Số năm làm việc trong ngành xây dựng
Số năm làm việc Tần suất Phần trăm
< 2 năm 31 28.4
2 – 5 năm 38 34.9
5 – 7 năm 22 20.2
Chủ đầu tư / Đơn vị quản lý công
trình
5% Đơn vị giám sát /
Đơn vị nghiệm thu công tác kiểm
định công trình 11%
Đơn vị thực hiện kiểm định
62%
Đơn vị khác 3%
Chưa tham gia 19%
> 7 năm 18 16.5
Tổng số 109 mẫu 100 %
Hình 4.4 Biểu đồ thể hiện số năm kinh nghiệm làm việc của đối tượng khảo sát
Kết quả thống kê cho thấy:
Đối tƣợng có số năm làm việc trong ngành xây dựng từ 2 – 5 năm chiếm tỉ lệ cao nhất trong dữ liệu thu thập đƣợc (34.9%). Các đối tƣợng này có thể là các kiểm định viên, hoặc thí nghiệm viên chuyên ngành, và với số năm kinh nghiệm khá nhiều có thể đã từng tham gia nhiều dự án kiểm định, có kiến thức cố định về lĩnh vực này.
Đối tƣợng có số năm kinh nghiệm từ 5 – 7 năm và nhiều hơn 7 năm lần lƣợt chiếm tỉ lệ 20.2% và 16.5%. Các chuyên gia trong lĩnh vực kiểm định cầu và Chủ trì kiểm định có kiến thức chuyên môn về đối tƣợng nghiên cứu, có vai trò quan trọng đối với nghiên cứu có thể nằm trong số đối tƣợng này.
Đối tượng có số năm làm veiẹc dưới 2 năm cũng chiếm tỉ lệ khá cao (28.4%).
Các đối tượng này thường thuộc đơn vị thực hiện kiểm định như kiểm định viên mới ra trường, thí nghiệm viên chuyên ngành,… đảm nhiệm công việc đọc số liệu , thu thập số liệu hiện trường, chuẩn bị mặt bằng và thiết bị, quản lý nhân lực,… Các dữ liệu từ nhóm đối tƣợng này có độ tin cậy không cao bằng hai nhóm trên nhƣng cũng đƣợc chấp nhận để phân tích dữ liệu nghiên cứu.
4.1.3. Xếp hạng các tiêu chí
< 2 năm 28%
2 – 5 năm 35%
5 – 7 năm 20%
> 7 năm 17%
Xếp hạng 20 tiêu chí đƣợc khảo sát bằng thống kê mô tả theo giá trị trung bình (Mean). Phân tích đối với 109 bảng khảo sát đƣợc sử dụng làm dữ liệu nghiên cứu.
Bảng 4.6 Xếp hạng các tiêu chí Xếp
hạng
Mã
hiệu Mô tả Giá trị
trung bình 1 NT1 Tiết kiệm số lƣợng nhân lực tham gia kiểm định 3.79 2 KT1 Số liệu hiện trường được thu thập liên tục và tự động 3.73
3 NT4 Tiết kiệm xe tải thử 3.72
4 KT6 Phương pháp hiện đại, tiên tiến 3.69
5 TG3 Thời gian thực hiện thử tải hiện trường ngắn 3.55 6 KT5 An toàn lao động trong quá trình thực hiện thử tải 3.54 7 KT2 Hạn chế sai số, mất số liệu trong quá trình thu thập
số liệu hiện trường 3.54
8 CP3 Tổng chi phí thực hiện thử tải kiểm định công trình
cầu thấp 3.46
9 TG1 Thời gian lắp đặt thiết bị tại hiện trường nhanh 3.46 10 KT3 Đánh giá khả năng chịu tải gần đúng với khả năng
thực tế của công trình 3.45
11 TG5 Dễ dàng kiểm tra và phát hiện sai sót trong quá trình
thực hiện 3.45
12 NT2 Nhân sự có trình độ kỹ thuật chuyên môn cao 3.40 13 KT4 Đánh giá được sự tương quan giữa số liệu thu thập
và vị trí xe thử trên cầu 3.31
14 CP1 Giảm chi phí quá trình lắp đặt thiết bị 3.28 15 TG2 Thời gian nhập dữ liệu hiện trường vào mô hình tính
nhanh chóng 3.21
16 KT7 Kết quả kiểm định và phương pháp thực hiện trình
bày thuyết phục 3.11
17 CP2 Tiết kiệm chi phí dài hạn do kéo dài tuổi thọ công
trình 2.98
18 NT3 Tiết kiệm số lượng điểm đo tại hiện trường 2.96
19 NT5 Tiết kiệm công trình phụ trợ 2.96
20 TG4 Giao tiếp giữa người thử tải trên cầu và dưới cầu dễ
dàng, nhanh chóng 2.84
Kết quả xếp hạng các tiêu chí cho thấy:
Tiêu chí “Tiết kiệm số lƣợng nhân lực tham gia kiểm định” đƣợc đánh giá tích cực nhất trong việc đánh giá hiệu quả của phương pháp sử dụng Hệ thống thử nghiệm kết cấu (BDI – STS) trong công tác kiểm định chất lƣợng công trình cầu tại Việt Nam. Điều này cũng phù hợp với lý thuyết đƣợc tổng quan nghiên cứu về ƣu điểm công nghệ của phương pháp này. Các công tác đều được đơn giản hóa và tự động hóa làm cho các công việc đòi hỏi tập trung nhân lực đều đƣợc tối ƣu. Nhân sự cần thiết để thực hiện đều là các kỹ sƣ có chuyên môn để quản lý và vận hành.
Điển hình nhất là sự chiết giảm nhân sự ở công tác thu thập số liệu đo.
Sau tiêu chí ““Tiết kiệm số lƣợng nhân lực tham gia kiểm định”, các tiêu chí được xếp hạng cao tiếp theo (hạng 2 đến hạng 6) tuần tự là: “Số liệu hiện trường được thu thập liên tục và tự động”; “Tiết kiệm xe tải thử”; “Phương pháp hiện đại, tiên tiến”; “Phương pháp hiện đại, tiên tiến”; “An toàn lao động trong quá trình thực hiện thử tải”. Các tiêu chí này đều là ưu điểm của Phương pháp sử dụng Hệ thống thử nghiệm kết cấu BDI – STS. Việc xếp hạng cao từ thống kê các bảng khảo sát cho thấy các tiêu chí này trong thực tế vẫn thể hiện được ưu điểm của phương pháp, đặc biệt là ƣu điểm khi áp dụng tại Việt Nam. Ngoài ra, điều này còn cho thấy các đối tƣợng khảo sát đánh giá các tiêu chí là hợp lý. Bộ dữ liệu đáng tin cậy.
Bốn tiêu chí được xếp hạng cuối cùng và có giá trị trung bình dưới 3 (từ hạng 17 đến hạng 20) tuần tự là: “Tiết kiệm chi phí dài hạn do kéo dài tuổi thọ công trình”; “Tiết kiệm số lượng điểm đo tại hiện trường”; “Tiết kiệm công trình phụ trợ”; “Giao tiếp giữa người thử tải trên cầu và dưới cầu dễ dàng, nhanh chóng”.
Theo lý thuyết tổng quan giải thích thì các tiêu chí này đều có ý nghĩa tác động tích cực đến sự hiệu quả của phương pháp sử dụng Hệ thống thử nghiệm kết cấu BDI – STS. Thực tế thống kê đánh giá dữ liệu khảo sát thì các nhân tố này đƣợc xếp hạng rất thấp và đặc biệt là dưới giá trị trung bình ( 3 – mức đánh giá trung bình) cho thấy các tiêu chí này không đƣợc đánh giá cao khi áp dụng tại Việt Nam, không thể
hiện được sự hiệu quả của phương pháp khi áp dụng vào thực tế công trình. Tiêu chí
“Tiết kiệm chi phí dài hạn do kéo dài tuổi thọ công trình” đƣợc nghiên cứu chi tiết ở các tài liệu “Evaluation of a structural testing system - Anthony Samuelson” hay
“Bridge load rating using physical testing - Brent M.Phares, Tery J.Wipf, F.Wayne Klaiber, Ahmad Abu-Hawash”, đƣợc đánh giá rất hiệu quả ở Mỹ, nhƣng thực tế Việt Nam thì chi phí này chƣa đƣợc chú ý đến và cũng rất thiếu dữ liệu liên quan đối với các công trình cầu cũ. Nên tiêu chí này đƣợc đánh giá thấp trong các bảng khảo sát ở Việt Nam là hợp lý. Các tiêu chí “Tiết kiệm số lƣợng điểm đo tại hiện trường”; “Tiết kiệm công trình phụ trợ”; “Giao tiếp giữa người thử tải trên cầu và dưới cầu dễ dàng, nhanh chóng” đều là các tiêu chí được lấy ý kiến từ các chuyên gia. Điều này có thể do số lƣợng chuyên gia khi tiến hành khảo sát lấy ý kiến đề xuất các tiêu chí chƣa đủ lớn, các tiêu chí này chỉ đƣợc đánh giá cao trong một bộ phận chuyên gia. Ngoài ra còn có thể do các đối tƣợng khảo sát có mức độ hiểu biết không đồng nhất (nhƣ trình bày ở mục 4.1.2 - Thống kê mô tả đối tƣợng khảo sát), tỉ lệ chuyên gia trong lĩnh vực chiếm tỉ lệ thấp hơn so với đối tƣợng nhân sự có mức độ hiểu biết thông qua tham gia thực tế công tác hiện trường thi công theo phương pháp sử dụng BDI – STS. Nhƣng nhìn chung, việc đa phần các tiêu chí đƣợc đánh giá thấp hơn là các tiêu chí đƣợc đề xuất thì có ý nghĩa khá tích cực và logic đến nghiên cứu.