Phân tích tương quan và hồi quy tuyến tính

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả phương pháp sử dụng hệ thống thử nghiệm kết cấu trong công tác kiểm định chất lượng công trình cầu tại việt nam (Trang 81 - 85)

CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.1. VẤN ĐỀ 1: KHẢO SÁT VÀ PHÂN TÍCH CÁC TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ

4.1.6. Phân tích tương quan và hồi quy tuyến tính

4.1.6.1 Phân tích tương quan

Là bước đầu tiên để phân tích hồi quy tuyến tính nhằm xem xét các mối tương quan tuyến tính giữa các biến với nhau.

Các nhóm Tiêu chí mới sau khi phân tích EFA đƣợc đặt làm biến đại diện và mã hóa để thực hiện phân tích tương quan bằng hệ số Pearson và phân tích hồi quy tuyến tính .

Bảng 4.13 Mã hóa các biến độc lập và phụ thuộc

Loại biến Mã số Mô tả

Biến độc lập

TUH Nhóm tiêu chí Tối ƣu hóa

KTTD Nhóm tiêu chí Kỹ thuật và Tiến độ HDAT Nhóm tiêu chí Hiệu quả và An toàn

Biến phụ thuộc HQ Hiệu quả phương pháp sử dụng hệ thống thử nghiệm kết cấu BDI-STS

Bảng 4.14 Kết quả hệ số Pearson

STT Biến độc lập Hệ số tương quan Mức độ đáng kể (sig.)

01 TUH .737 .000

02 CLTD .655 .000

03 HDAT .570 .000

Kết quả phân tích cho thấy:

 Mức độ đáng kể của 3 biến độc lập đều nhỏ hơn 0.05, cho thấy các biến có tương quan tuyến tính và hệ số tương quan có ý nghĩa.

 Giá trị hệ số tương quan của 3 biến độc lập với biến phụ thuộc ở mức khá tốt, tương quan tuyến tính mạnh, phù hợp để đưa vào mô hình hồi quy tuyến tính.

 Các giá trị tương quan đều là số dương cho thấy mối quan hệ thuận chiều giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc. Điều này cho thấy, khi sử dụng các tiêu chí này để đánh giá sẽ thể hiện được độ hiệu quả phương pháp sử dụng hệ thống thử nghiệm kết cấu BDI-STS trong công tác kiểm định chất lƣợng công trình cầu tại Việt Nam.

4.1.6.2 Phân tích hồi quy tuyến tính

Phân tích với 3 biến độc lập là TUH, KTTG, DGAT với biến phụ thuộc là HQ nhằm đánh giá mức độ tác động tích cực của các biến độc lập tới biến phụ thuộc. Phương pháp hồi quy được sử dụng là phương pháp bình phương nhỏ nhất OLS, phương pháp chọn biến là Enter, các điều kiện để lựa chọn và phân tích như trình bày mục 3.2.2.8.

Giả thuyết mô hình hồi quy: Khi sử dụng phương pháp Hệ thống thử nghiệm kết cấu BDI-STS trong công tác kiểm định chất lƣợng công trình cầu tại Việt Nam, mức độ thỏa mãn khi đánh giá các nhóm tiêu chí TUH, KTTG và DGAT càng cao thì hiệu quả của phương pháp đạt được càng cao. Công thức tổng quát cho mô hình hồi quy đa biến đƣợc nghiên cứu:

HQi = 0 + 1*TUH + 2*KTTG + 3*DGAT +ei

 HQ: biến phụ thuộc “hiệu quả phương pháp thử nghiệm kết cấu BDI- STS” tại quan sát thứ i

 TUH, KTTG, DGAT: là các biến độc lập

 B : là các hệ số hồi quy riêng phần

 e: là biến độc lập ngẫu nhiên có phân phối chuẩn với trung bình là 0 và phương sai không đổi 2

Bảng 4.15 Tóm tắt kết quả phân tích hồi quy

Bảng 4.16 Các hệ số phân tích hồi quy

Kết quả phân tích hồi quy cho thấy:

 Hệ số R2 hiệu chỉnh (Adjusted R Square) bằng 0.674, có nghĩa là 67,4%

phương sai của biến phụ thuộc Hiệu quả sử dụng phương pháp BDI-STS được phản ánh qua 3 biến độc lập TUH, CLTD và HDAT.

 Giá trị sig. khi kiểm định t của các biến độc lập đều <0.05, nên không có biến nào bị loại bỏ.

 Phương trình hồi quy được viết như sau:

HQ = -0.171 + 0.509*TUH + 0.352*KTTG + 0.201*DGAT

 Dựa vào hệ số Beta, thứ tự tác động tích cực đến Hiệu quả sử dụng phương pháp BDI-STS của các tiêu chí từ cao đến thấp là: TUH, KTTG, DGAT.

Xác lập mô hình hồi quy thể hiện mức độ tác động của các tiêu chí đánh giá đến hiệu quả sử dụng của phương pháp thử nghiệm kết cấu BDI-STS trong công tác kiểm định chất lƣợng công trình cầu tại Việt Nam.

Hình 4.7 Mô hình hồi quy thể hiện mức độ tác động của các tiêu chí đánh giá Mô hình hồi quy đƣợc thiết lập phù hợp với các phân tích đƣợc thể hiện trong các nghiên cứu có liên quan. Các ưu điểm của phương pháp sử dụng hệ thống thử nghiệm kết cấu BDI – STS về sự Tối ƣu hóa, Thời gian, Chi phí và An toàn trong “Một số bàn luận về công tác kiểm định chất lượng công trình cầu đường bộ”

[19]. Khắc phục đƣợc một số các hạn chế về Kỹ thuật và Chi phí của công tác kiểm định chất lƣợng công trình cầu hiện nay tại Việt Nam nhƣ đã nêu trong “Một số đề xuất đối với công tác kiểm định cầu tại Việt Nam” [12]. Thể hiện đƣợc sự hiệu quả về Tối ƣu hóa và Kỹ thuật đƣợc nêu trong các nghiên cứu nhƣ: “Ứng dụng công nghệ wireless structural bridges testing system đánh giá dao động và khả năng chịu lực của các công trình cầu trên địa bàn miền trung và tây nguyên” [14], “Evaluation of a structural testing system” [20], “Bridge Load Rating Using Physical Testing”

[18], “Evoluation of bridge diagnostic load Testing in the USA” [30]. Đồng thời, mô hình thể hiện sự đóng góp cao nhất của nhóm tiêu chí Tối ƣu hóa trong việc đánh giá sự hiệu quả của phương pháp sử dụng hệ thống BDI – STS là phù hợp khi đây cũng là nhóm tiêu chí đƣợc nhắc đến nhiều nhất trong các nghiên cứu có liên quan và tài liệu đƣợc cung cấp từ nhà sản xuất [29].

Bảng 4.17 Kết quả phân tích ANOVA

Kết hợp các bảng để kiểm định độ phù hợp của mô hình nghiên cứu, cho thấy:

 Giá trị Sig. từ bảng ANOVA rất nhỏ, cho thấy mô hình hồi quy tìm đƣợc là phù hợp với bộ dữ liệu

 Hệ số Durbin-Watson gần bằng 2, chứng tỏ phần dư không có tương quan chuỗi bậc với nhau. Mô hình hồi quy tìm đƣợc là chấp nhận đƣợc.

 Giá trị VIF của các nhân tố đều nhỏ hơn 2, nhƣ vậy, trong mô hình không xảy ra hiện tƣợng đa cộng tuyến.

Từ các đánh giá trên, mô hình nghiên cứu đƣợc tìm ra là phù hợp.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả phương pháp sử dụng hệ thống thử nghiệm kết cấu trong công tác kiểm định chất lượng công trình cầu tại việt nam (Trang 81 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)