7. Kết cấu luận văn
4.3 Thủ tục phân tích mô hình
Mục đích đầu tiên của nghiên cứu này là khám phá ra các nhân tố và thang đo
lường về sự gắn kết của nhân viên với tổ chức. Vì thế thang đo lường phải được đảm bảo
về độ tin cậy, mỗi chỉ báo phải đảm bảo độ giá trị hội tụ của các thang đo, và khái niệm
sử dụng là khác nhau, tức đạt được độ giá trị phân biệt. Mục đích thứ hai là kiểm định
các quan hệ cấu trúc giữa các khái niệm trong mô hình được đề xuất của đề tài này. Để đạt mục tiêu thứ nhất, đề tài thực hiện phân tích các thang đo lường qua ba
bước: (1) Phân tích độ tin cậy bằng hệ số Cronbach alpha (1951) với thủ tục loại bỏ chỉ
báo không tốt; (2)Phân tích nhân tố khám phá cho các chỉ báo để xác định xem các chỉ báo có tạo ra số nhân tố như dự định không. Hai bước này được xử lý trên phần mềm SPSS 18.0; (3)Cuối cùng, một phân tích mô hình đo lường cho tất cả các thang đo bằng
phương pháp phân tích nhân tố xác định nhằm đánh giá các chỉ báo một cách nghiêm
ngặt hơn, đặc biệt phân tích nhân tố xác định được sử dụng để kiểm tra tính đơn hướng
của các khái niệm, thủ tục ước lượng ML được sử dụng với sự trợ giúp của phần mềm AMOS 18.0. Thống kê về sự phù hợp của mô hình, Chi – bình phương, sẽ được báo cáo. Tuy nhiên, vì thống kê này rất nhạy cảm với kích thước mẫu (Browne & Cudek, 1992), nên các chỉ số khác được cũng được thực hiện là: RMSEA, GFI, CFI, và TLI. Thọ và Trang (2008) cho rằng nếu mô hình có các chỉ số TLI và CFI nhận được giá trị lớn hơn 0,9, CMIN/df < 2, và chỉ số RMSEA dưới 0,08 thì mô hình được xem là phù hợp (tương thích) với dữ liệu thị trường. Quy tắc này được tác giả áp dụng để phân tích trong nghiên cứu này. Việc đánh giá mô hình đo lường sẽ được thực hiện ở bước tiếp theo.