CHƯƠNG 2. MÁY THỞ VÀ NHỮNG CẬP NHẬT CÔNG NGHỆ
2.1. Cấu tạo máy thở và các thành phần
2.1.1. Cấu tạo máy thở
Máy thở sử dụng piston tạo áp lực. Đầu tiên máy thở lấy không khí ở bên ngoài vào bằng cách kéo piston và mở van lấy khí. Chu kì hít vào, máy thở đẩy piston lên không khí được đưa qua van một chiều thẳng đến bệnh nhân. Trước đây, các loại máy thở dùng van một chiều, hiện nay máy thở dùng motor nén khí nên để điều khiển luồng khí theo nhịp thở nên thường dùng van điện từ.
Máy thở áp lực dương dùng máy đẩy khí vào phổi làm tăng áp lực đường thở trung tâm. Áp lực trong đường thở trung tâm tăng sẽ giúp đẩy khí đi vào phế nang nhờ đó phổi sẽ nở ra. Khi phổi nở ra máy sẽ dừng bơm khí vào đường thở, khi đó áp lực trong đường thở trung tâm giảm xuống. Thì thở ra xảy ra áp lực trong đường thở trung tâm giảm xuống thấp hơn so với áp lực trong phế nang.
Máy thở bao gồm:
Hệ thống điều khiển (Control System): Có nhiệm vụ tạo và kiểm soát các chế độ thở khác nhau phù hợp với tình trạng của từng bệnh nhân. Hệ thống điều khiển bao gồm nhiều thành phần kết hợp: mạch xử lý, các van, cảm biến khí...
Màn hình (Monitor): Cung cấp thông tin về các thông số đang hoạt động của máy thở, tình trạng bệnh nhân, các cảnh báo...
Khối nguồn (Sources): Cung cấp nguồn cho toàn bộ hệ thống hoạt động, có thể bao gồm cả pin sạc dự phòng.
PHẠM HẢI SƠN MSHV : 1870205 Trang 31
Khối giao tiếp bệnh nhân (Patient Interface): Trực tiếp tương tác với bệnh nhân thông qua các ống thở tạo thành mạch liên hoàn (patient circuit). Tùy vào thiết kế của máy, có thể gồm 1 hoặc 2 ống thở. Kết nối với bệnh nhân thông qua mặt nạ, ống nội khí quản hoặc mở khí quản.
Hình 2.1. Sơ đồ khối thở máy [10]
Hệ thống điện
Nguồn điện xoay chiều: 220V, 50/60 Hz
Pin sạc: Khởi động khi nguồn điện chính bị ngắt, hoặc dùng cho vận chuyển
Chỉ cung cấp điện cho bộ phận điện tử (màn hình và bộ phận điều khiển nhịp thở)
Không cung cấp điện cho máy nén khí
Hoạt động từ 30 phút đến 1 giờ
Pin dự phòng Nguồn điện xoay chiều Hình 2.2. Hệ thống kết nối điện [10]
PHẠM HẢI SƠN MSHV : 1870205 Trang 32
Hệ thống khí y tế
Hệ thống máy thở sử dụng 2 nguồn khí chính là khí nén và khí Oxy. Nguồn khí nén được lấy từ hệ thống khí trung tâm của bệnh viện hoặc thông qua máy nén khí rời
Nguồn khí Oxy được lấy từ hệ thống bồn Oxy trung tâm hoặc Oxy bình lưu động.
Lưu ý đối với 2 hệ thống cấp khí phải đảm bảo có hệ thống van điều áp ở mức áp lực 50 psi
Hình 2.3. Nguồn khí cấp cho máy thở [9]
Khí y tế được sử dụng trong các bệnh viện theo một hệ thống và được thiết kế với các thông số kiến trúc và tiêu chuẩn chất lượng riêng. Cụ thể những tiêu chuẩn đó như sau:
Tiêu chuẩn thiết kế theo tiêu chuẩn HTM 2022 và HTM 02-01 Anh Quốc
Các tiêu chuẩn khác trong hệ tiêu chuẩn ISO 7396 – 1, ISO 7396-2, NFPA 99.
Chất lượng khí y tế được quy định theo các tiêu chuẩn trong:
+ Tiêu chuẩn khí y tế trong khoa phẫu thuật, bệnh viện đa khoa 52TCN – CTYT.
+ Hướng dẫn áp dụng hệ tiêu chuẩn khí ý tế TCVN 365 – 2007 Bệnh viện đa khoa theo yêu cầu thiết kế hệ thống khí y tế của Bộ y tế.
+ Tài liệu hướng dẫn thiết kế hệ thống khí y tế của Medical Gas Design Guide.
+ Tiêu chuẩn chất lượng khí y tế: EN ISO 9001, EN ISO 13485. EN 13348.
PHẠM HẢI SƠN MSHV : 1870205 Trang 33 Hình 2.4. Hệ thống khí trung tâm [11]
Hệ thống khí y tế [11] của một bệnh viện hiện đại gồm có 3 thành phần chính như sau:
Nguồn cung cấp: nguồn oxy, nguồn khí nén…
Bộ phận truyền dẫn: Bao gồm tổng thể đường ống dẫn và phụ kiện đóng cắt kiểm soát như máy nén khí, van chặn đơn, báo động..
Đầu cuối bao gồm các ổ khí đầu ra cho các loại khí được lắp đặt âm tường để đảm bảo tính thẩm mỹ.
Hình 2.5. Hệ thống khí trung tâm [11]
Hệ thống báo động
Hệ thống cảnh báo thông minh sẽ ưu tiên cảnh báo chính để phân biệt với cảnh báo phụ, tùy thuộc vào cảnh báo , (đó là cảnh báo phát ra dựa vào điều kiện cảnh báo ban đầu)
PHẠM HẢI SƠN MSHV : 1870205 Trang 34
và chỉ báo mức độ khẩn cấp của mỗi cảnh báo. Lịch sử cảnh báo có ghi lại ngày và giờ của mỗi cảnh báo, im lặng cảnh báo, và thiết lập lại cảnh báo theo thứ tự xảy ra.
Hình 2.6. Hệ thống cảnh báo [10]
Tắt âm cảnh báo
Bấm ALARM SILENCE sẽ tắt âm cảnh báo trong vòng 2 phút. Đèn LED của bàn phím sẽ sáng trong quá trình tắt âm, và đèn LED tắt khi cảnh báo được đặt lại. Bất cứ khi nào bạn bấm ALARM SILENCE, máy sẽ tắt âm ảnh báo trong 2 phút. Thông báo tắt âm cảnh báo hiện lên trên màn hình khi bạn thực hiện việc tắt âm cảnh báo.
Lịch sử cảnh báo
Để xem lịch sử cảnh báo, bấm nút ALARM LOG ở màn hình chính. Lịch sử cảnh báo cho bạn biết các sự kiện cảnh báo (bao gồm thời gian và ngày tháng cảnh báo, tắt âm và thiết lập lại) theo thứ tự xảy ra, với những sự kiện gần nhất ở phía trên danh sách . Lịch sử cảnh báo có thể lưu tối đao 80 sự kiện gần nhất. Khi sử dụng máy thở trên bệnh nhân mới, lịch sử cảnh báo của bệnh nhân cũ bị xóa. Dấu hỏi trong hình tam giác hiện ra trên nút ALARM LOG , nếu lịch sử cảnh báo có một sự kiện cảnh báo chưa được xem. Dấu hỏi đó sẽ biến mất sau khi bạn xem sự kiện đó. Để cuộn trang trong lịch sử cảnh báo. Di chuyển thanh cuộn lên hoặc xuống và vặn nút xoay. Biểu tượng sẽ cho bạn biết vị trí tương ứng trong trang lịch sử cảnh báo.
PHẠM HẢI SƠN MSHV : 1870205 Trang 35 Hình 2.7. Lịch sử cảnh báo [10]
Thông báo cảnh báo
Màn hình trên hiển thị hai mức cảnh báo cao nhất của cảnh báo đang xảy ra. Cảnh báo được đánh mã màu, trên cả màn hình cảnh báo (Alarm Setup) và trong phần trạng thái cảnh báo ở màn hình phía trên. Màu đỏ cho mức cảnh báo cao; màu vàng cho mức cảnh báo trung bình và thấp. Biểu tượng cảnh báo sẽ nháy trên nút MORE ALARMS nếu có những cảnh báo khác xảy ra. Bấm vào biểu tượng sẽ hiển thị tối đa 8 cảnh báo đang xảy ra. Mỗi thông báo cảnh báo bao gồm thông tin chính, phân tích cảnh báo (bổ sung thông tin) và gợi ý biện pháp khắc phục .
Hình 2.8. Định dạng thông tin cảnh báo [10]
PHẠM HẢI SƠN MSHV : 1870205 Trang 36
Báo động hệ thống máy
Hình 2.9. Báo động trên hệ thống máy [10]