Hệ thống cảm biến lưu lượng

Một phần của tài liệu So sánh và đánh giá các chức năng kỹ thuật trong vận hành lâm sàng các máy thở puritan bennett 840 và ge r860 (Trang 129 - 135)

Cảm biến lưu lượng: Cảm biến sử dụng nguyên tắc nhiệt độ không đổi. Sợi dây có nhiệt trở kháng lớn được đặt ở dòng khí. Sợi dây được giữ ở một nhiệt độ không đổi sử dụng mạch cầu Wheastone. Nhiệt độ dây tóc thay đổi dẫn đến sự thay đổi về trở kháng của nó. Do đó, tổng dòng diện cần cung cấp để duy trì nhiệt độ không thay đổi tỉ lệ với dòng khí di chuyển qua hệ. Cảm biết xác định thê tích khí thở ra và thông khí phút thở ra.

Hình 3.19. Sơ đồ mạch cảm biến lưu lượng [14]

Hệ thống PB840 và R860 đều sử dụng công nghệ hot wire dự trên nguyên tắc nhiệt độ không đổi để ghi nhận thể tích khí thở ra, cũng như thông khí phút thở ra

Đối với hệ thống PB840, cảm biến thở ra được đặt bên trong máy thở, trong khi đó, bộ van cảm biến thở ra của R860 được đặt ngoài. Tiến hành ghi nhận giá trị Vt của mỗi hệ thống sau một thời gian chưa tiến hành cân chuẩn, thay thế cảm biến

Cảm biến lưu lượng R860 Cảm biến lưu lượng PB 840 Hình 3.20. Hình chụp thực tế cảm biến lưu lượng Bệnh viện Nguyễn Tri Phương

PHẠM HẢI SƠN MSHV : 1870205 Trang 110

Đối tượng tiến hành: 3 hệ thống R860 và 3 hệ thống PB 840, thỏa các tiêu chí sau:

- Hệ thống máy chưa tiến hành thay thế cảm biến lưu lượng từ 9 đến 12 tháng

- 1 hệ thống R860 và 1 hệ thống BP840 được sử dụng liên tục trên bệnh nhân trước đó - Hệ thống máy không nằm trong danh mục hợp đồng bảo trì với công ty

- Hệ thống máy đảm bảo không được tiến hành trên bệnh nhân

Phương pháp đo: sử dụng máy đo rời Certifier FA Plus của hãng TSI, tiến hành đo trên chạc chữ Y với phổi giả

Máy đo lưu lượng với độ chính xác 3% theo datasheet của hãng

Phép đo được tiến hành trên mỗi hệ thống với 2 mức độ cài đặt khác nhau của giá trị Vt đầu vào là 300ml, 500ml.

Cả 2 hệ thống đều được tiến hành trên mode thở kiểm soát thể tích, thực hiện trên phổi giả.

Đo Vt trên máy R860 Đo Vt trên máy PB 840 Hình 3.21. Đo đạc Vt thở ra trên hai dòng máy thở - tác giả

PHẠM HẢI SƠN MSHV : 1870205 Trang 111

Kết quả thực nghiệm

Bảng 3.4. Bảng Đo đạc Vt thở ra trên hai dòng máy thở

Bàn luận

Hai hệ thống R860-3 và PB840-3 là 2 hệ thống đồng thời chưa thay thế cảm biến lưu lượng sau 12 tháng và được sử dụng liên tục trên bệnh nhân. Do đó, kết quả là sai số sau 1 thời gian sử dụng là rất lớn, vượt ngoài ngưỡng cho phép

Đối với R860-3 , sai số ứng với Vt=300ml và 500ml lần lượt là 14% và 13.8% , trong khi giá trị này của PB840-3 là 22% và 15.6 %. Kết quả quan sát cảm biến thở ra sau thời gian dài sử dụng trên bệnh nhân có thể thấy dây tóc rất bẩn và nhiều mảng bám trên dây tóc. Điều này làm ảnh hưởng rất lớn đến việc duy trì nhiệt độ không đổi của cảm biến, gây ra sai lệch lớn ở giá trị đo. Nên việc kiểm tra, vệ sinh cảm biến khuyến cáo được thực hiện trên mỗi bệnh nhân

Với các hệ thống R860 và PB 840 còn lại, đây là các hệ thống không được dùng thường xuyên, nên được kiểm tra đều đặn, sai số ở các hệ thống này là tương dối chấp nhận được

Qua kết quả thực nghiệm trên, đối với những bệnh nhân nằm thở máy lâu ngày, thì việc vệ sinh kiểm tra cảm biến thở ra để tiến hành trên bệnh nhân kế tiếp là rất quan trọng Trong quá trình tiến hành thực nghiệm tác giả cũng ghi nhận được sự khác biệt của cảm biến thở ra khi đặt trong và ngoài hệ thống

Hệ thống máy thở Thời gian chưa cân chuẩn

Vt=300ml Vt=500ml

R860 -1 9 tháng 326 ml (8.6 %) 525 ml (5 %)

R860 -2 12 tháng 338 ml (12.6 %) 541 ml (8.2 %)

R860 -3 12 tháng 342 ml (14 %) 569 ml (13.8 %)

PB 840-1 12 tháng 286 ml (4.6 %) 482 ml (3.6 %)

PB 840-2 9 tháng 321 ml (7%) 541 ml (8.2 %)

PB 840-3 12 tháng 366 ml (22 %) 578 ml (15.6 %)

PHẠM HẢI SƠN MSHV : 1870205 Trang 112

Cảm biến thở ra trên hệ thống PB840 đặt bên trong máy, và có bộ gia nhiệt, nên ít bị tác động bởi các điều kiện bên ngoài, ít cảnh báo trên hệ thống liên quan đến van thở ra hơn Đối với hệ thống R860 với cảm biến thở ra đặt ngoài, xuất hiện nhiều báo động liên quan đến van thở ra hơn như: rò khí, kết nối không tốt, Vt thấp, Vt cao…Giải thích nguyên nhân là do cảm biến đặt ngoài dễ bị tác động bởi ngoại lực. Theo ghi nhận, khi nhân viên vệ sinh, hoặc người nhà vô tình chạm phải bộ dây, hoặc van thở ra, cảm biến dễ bị tác động, dẫn đến các cảnh báo về kết nối.

Đối với hệ thống R860-1 và hệ thống R860-2 được đánh giá riêng nhằm so sánh vai trò của bộ gia nhiệt đối với cảm biến thở ra. Hê thống R860-1 có kết nối bộ gia nhiệt, trong khi hệ thống R860-2 không kết nối bộ gia nhiệt. Kết quả sau 1 thời gian dài sử dụng, sai số trên hệ thống R860-2 cao hơn trên hệ thống R860-1. Qua đây có thể thấy được vai trò của bộ gia nhiệt trong việc duy trì nhiệt độ cho cảm biến thở ra, giúp hạn chế việc đóng các chất bẩn trên dây tóc, duy trì chất lượng của cảm biến hơn

Hình 3.22. Khối thở ra, trong đó bộ gia nhiệt nằm trong máy - tác giả

Hình 3.23. Bộ gia nhiệt gắn ngoài - tác giả

PHẠM HẢI SƠN MSHV : 1870205 Trang 113

Hình 3.24. Bộ gia nhiệt không gắn - tác giả

Ảnh hưởng các phụ kiện lên lên máy giúp thở

Các loại dây máy thở là các vật tư tiêu hao, tuy nhiên ở Việt Nam các loại dây máy thở này thường được sử dụng nhiều lần khác nhau bằng cách hấp tiệt trùng. Đối với một vài loại dây máy thở có thể sử dụng được nhiều lần và sử dụng phương pháp hấp tiệt trùng nhưng không phải tất cả các loại. Do đó các kỹ thuật viên vận hành cũng như các kỹ sư hãng cần phải hiểu rõ tính chất của các loại dây để có thể tự sử dụng và tư vấn sử dụng đúng cách.

Các loại dây máy thở bao gồm 3 loại chính:

 Dây máy thở bằng PVC

 Dây máy thở Hytrel

 Dây máy thở Silicon

Tính chất của các loại dây máy thở:

 Dây thở PVC: Giá rẻ, độ đàn hồi nhiều, không hấp được và chỉ nên dùng 1 lần

 Dây thở hytrel: Giá thành cao, ít đàn hồi, độ bền kém, có thể hấp được.

 Dây thở Silicon: Ít đàn hồi, độ bền cao, giá thành cao và có thể hấp được.

Một vài quy chuẩn về dây dùng cho máy thở:

Bảng 3.5. Bảng quy chuẩn loại dây máy thở

Cỡ ống Cân nặng bệnh nhân (kg) Đường kính ống (trong) mm

Sơ sinh (Neonatal) <7 8

PHẠM HẢI SƠN MSHV : 1870205 Trang 114

Trẻ em (Pediatric) 7-25 15

Người lớn (Adult) >25 22

Bàn luận

Khi lựa chọn dây thở để kết nối thông khí cho bệnh nhân, về phía kỹ sư chúng ta cần lưu ý các tính chất trên để khi chúng ta kiểm tra máy trước khi bệnh nhân thông khí là phải đảm bảo dây thở được an toàn và đúng cách, tránh xảy ra các lỗi về Leak, điều này làm cho bệnh nhân mất đi một phần thông khí làm ảnh hưởng đến sự hô hấp. Mặt khác sẽ gây ra các lỗi về kỹ thuật máy như: chạy kiểm tra EST, SST và check out của hai dòng máy thở PB 840 và R860 không đạt yêu cầu thông khí.

Bộ lọc vi khuẩn HME

Bộ lọc khuẩn HME (Bộ trao đổi nhiệt và độ ẩm) là bộ trao đổi nhiệt và độ ẩm thụ động (HMEs) chỉ ra cách tiếp cận cơ bản và hiệu quả để thay thế một trong những chức năng không khí trên (Mũi) quan trọng nhất. Các hốc mũi thường đóng một vai trò rất tích cực trong tình trạng này, HMEs cũng được gọi là mũi nhân tạo

Các bộ lọc giúp bảo vệ bệnh nhân. HME cung cấp bảo vệ hiệu quả chống lại các loại hạt khác nhau bao gồm vi khuẩn, vi rút và giảm độ ẩm.

Tính năng, đặc điểm:

ã Độ ẩm đầu ra cao (> 33mgH2O / L)

ã Độ ẩm cao Bàn luận

Độ ẩm khí thở không phải là thông số đánh giá chất lượng thông khí. Tuy nhiên việc cung cấp khí với độ ẩm không phù hợp sẽ tác động tiêu cực đến lâm sàng, có thể làm tổn thương niêm mạc đường thở gây tăng công thở, kéo dài thời gian thở máy của bệnh nhân.

Tuy nhiên nếu sử dụng HME lâu dài không thay thế sẽ dẫn đến điểm chết ngay tại chạc chữ Y sẽ làm cho tăng CO2 , đồng nghĩa bệnh nhân sẽ hít trở lại khí CO2 tại chu kỳ hít vào và sẽ làm ảnh hưởng đến Flown sensor thở ra của bệnh nhân kiểm soát lưu lượng thở ra không chính xác và máy luôn báo động trang thái VTE cao.

PHẠM HẢI SƠN MSHV : 1870205 Trang 115

Một phần của tài liệu So sánh và đánh giá các chức năng kỹ thuật trong vận hành lâm sàng các máy thở puritan bennett 840 và ge r860 (Trang 129 - 135)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(168 trang)