Chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh

Một phần của tài liệu Phân tích thành phần chất thải rắn sinh hoạt tại thành phố hồ chí minh bằng các phương pháp thống kê đơn biến và đa biến (Trang 20 - 23)

CTRSH là chất thải được sinh ra từ các hoạt động hằng ngày của còn người ở hộ gia đình, khu dân cư, cơ quan, bệnh viện, trường học, trung tâm thương mại, nhà hàng, khách sạn, chợ, các tụ điểm buôn bán, khu vực công cộng...

CTRSH có thành phần đa dạng trong đó bao gồm chất thải hữu cơ, giấy, vải, gỗ, nhựa, da, cao su, kim loại, thủy tinh, sành sứ, rác vườn, băng tã, đất cát, xỉ than, nguy hại, bùn…

2.1.2 Hiện trạng phát sinh

Theo báo cáo của Ủy ban nhân dân Tp.HCM năm 2017, lượng CTRSH phát sinh trên địa bàn Tp.HCM mỗi ngày lên đến 8.700 tấn với tỉ lệ gia tăng dự báo là 6%/năm. Như vậy đến năm 2020 lượng CTRSH phát sinh sẽ đạt mức 10.000 tấn/ngày (Ủy ban nhân dân Tp.HCM, 2017). Hình 2.1 trình bày biểu đồ dự báo khối lượng phát sinh CTRSH trên địa bàn Tp.HCM.

Tỉ lệ ước tính phát sinh CTRSH theo các nhóm nguồn:

- Hộ gia đình: khối lượng ước tính chiếm 42%.

- Chủ nguồn thải (cơ sở sản xuất, kinh doanh, …): khối lượng ước tính chiếm 40,5%.

- Khu vực công cộng (đường phố, trên kênh rạch, công viên, quảng trường, bến xe, bãi đất trống, chân cầu…): khối lượng ước tính chiếm 17,5%.

Nguồn: Ủy ban nhân dân Tp.HCM, 2017.

Hình 2.1 Biểu đồ khối lượng phát sinh chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn Tp.HCM

2.2 Hiện trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh

Từ việc tăng nhanh chóng chất thải rắn đô thị với tính chất, thành phần đa dạng, phức tạp đã trở thành áp lực cho các nhà quản lý và các đơn vị thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải.

Hoạt động thu gom CTRSH hiện nay do 02 nhóm đơn vị thực hiện: hệ thống công lập do Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị Tp.HCM và 22 Công ty Dịch vụ công ích quận/huyện thực hiện, thu gom 40% khối lượng CTRSH toàn thành phố;

hệ thống dân lập do các công ty tư nhân, lực lượng thu gom rác dân lập thực hiện, thu gom 60% khối lượng khối lượng CTRSH thành phố. Hiện nay, tỷ lệ thu gom CTRSH khu vực nội thành của Thành phố đạt 100%, khu vực ngoại thành đạt 70 – 80%, do khu vực ngoại thành còn nhiều khu đất trống như ao, vườn nên một bộ phận không nhỏ người dân khu vực ngoại thành tự xử lý tại khu đất của mình, hoặc vứt ra ngoài các khu đất trống, ít nhiều gây ra tình trạng ô nhiễm cục bộ. (Sở Tài nguyên và Môi trường, 2018)

8700 9700

0 5,000 10,000 15,000 20,000 25,000

2 0 0 7 2 0 0 8 2 0 0 9 2 0 1 0 2 0 1 1 2 0 1 2 2 0 1 3 2 0 1 4 2 0 1 5 2 0 1 6 2 0 1 7 2 0 2 0 2 0 2 5 2 0 3 0 Thực tế 5,2% Dự báo 6%

Công tác vận chuyển CTRSH do 22 Công ty TNHH MTV DVCI quyện, huyện, 02 doanh nghiệp tư nhân và Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị TP.HCM thực hiện. Trong đó, Công ty tiếp nhận, vận chuyển và xử lý 3.237 tấn/ngày, đạt gần 40%

khối lượng CTRSH phát sinh của thành phố (Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị Tp.HCM, 2018).

Từ thực tế trên cho thấy, công tác thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn hiện nay còn dàn trải, chưa tập trung, phương tiện, thiết bị, công nghệ thu gom, vận chuyển và xử lý chưa đồng bộ, hiện đại, tỉ trọng rác do lực lượng dân lập thu gom cao (60%) cùng với việc thu gom chưa triệt để là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự thiếu đồng bộ trong công tác thu gom, vận chuyển, xử lý làm ảnh hưởng đến chất lượng môi trường và mỹ quan đô thị. Bên cạnh đó, công tác xử lý chất thải rắn hiện nay chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển, chưa chú trọng đến các giải pháp giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế và thu hồi năng lượng từ chất thải dẫn đến khối lượng chất thải rắn xử lý bằng công nghệ chôn lấp cao, gây lãng phí tài nguyên, quỹ đất, ngân sách và ảnh hưởng đến môi trường.

Phương pháp xử lý CTRSH chủ yếu hiện nay là chôn lấp hợp vệ sinh, chiếm tỉ trọng 69%. Hai bãi chôn lấp hợp vệ sinh hiện nay đang tiếp nhận CTRSH:

- Bãi chôn lấp của Công ty TNHH Xử lý chất thải Việt Nam (VWS) tại Khu liên hợp Xử lý Chất thải Đa Phước: tiếp nhận 5.500 tấn/ngày.

- Bãi chôn lấp của Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị TP.HCM tại Khu liên hợp xử lý chất thải rắn Tây Bắc - Củ Chi: tiếp nhận 500 tấn/ngày.

Hoạt động làm phân compost và tái chế được thực hiện tại Khu liên hiệp xử lý chất thải rắn Tây Bắc - Củ Chi với khối lượng:

- Công ty Cổ phần Tâm Sinh Nghĩa: tiếp nhận 1.300 tấn/ngày.

- Công ty Cổ phần Vietstar: tiếp nhận 1.800 tấn/ngày. (Ủy ban nhân dân Tp.HCM, 2017)

Nguồn: Sở Tài nguyên và Môi trường, 2018.

Hình 2.2 Sơ đồ quy trình xử lý chất thải rắn sinh hoạt tại TP.HCM

Một phần của tài liệu Phân tích thành phần chất thải rắn sinh hoạt tại thành phố hồ chí minh bằng các phương pháp thống kê đơn biến và đa biến (Trang 20 - 23)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)