Nghiên cứu về năm 2005 của Zickiene và cộng sự đã xác định mối quan hệ giữa thay đổi GDP và phát sinh chất thải đô thị ở 03 nhóm quốc gia: nhóm phát sinh chất thải dưới mức trung bình, nhóm phát sinh trung bình và nhóm phát sinh cao. Qua các các phân tích: phân tích cụm không phân cấp (k-mean), phân tích mô tả, phân tích tương quan. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng lượng chất thải trên đầu người và tỷ lệ thay đổi GDP có liên quan với nhau. Tuy nhiên mối quan hệ giữa tốc độ tăng trưởng GDP và lượng chất thải trên đầu người là yếu và không ổn định. Kết quả phân tích đã chứng minh rằng lượng chất thải trên đầu người không được xác định theo tỷ lệ phần trăm của ngành dịch vụ trong tổng sản phẩm quốc nội. (Zickiene et al.,2005)
JOO và cộng sự đã thực hiện nghiên cứu phân tích dữ liệu mực nước ngầm để hiểu đặc điểm của việc bổ sung nước ngầm đô thị đã báo cáo một phương pháp dựa trên mô hình hỗn hợp logistic Bayes để phân tích gộp nhóm các thông số của mực nước ngầm thay đổi theo thời gian và ước tính mối quan hệ giữa các đặc điểm của từng cụm với các biến môi trường. Nghiên cứu được áp dụng phân tích hồ sơ mực
nước ngầm từ 37 giếng quan trắc ở thành phố Seoul, Hàn Quốc và đã chia 37 giếng thành bốn cụm. Qua phân tích tác giả đã nhận thấy các điều kiện địa chất thủy văn của từng cụm, do đó hiểu rõ hơn về dòng chảy của nước ngầm trong môi trường đô thị và tính dễ bị tổn thương của nước ngầm đối với dòng nước ô nhiễm tiềm ẩn từ mặt đất bề mặt, đưa ra chỉ định một cách khoa học khu vực cần bảo vệ nước ngầm.
(JOO et al., 2009)
Ứng dụng phương pháp phân tích phương sai (ANOVA) trong nghiên cứu của Nabegu về khám phá đặc điểm chất thải rắn đô thị ở Kano Metropolis, Tây Bắc Nigeria đã đưa ra kết luận rằng việc quản lý chất thải rắn đô thị phải liên quan đến nghiên cứu chi tiết về đặc điểm của chất thải do sự biến đổi của loại chất thải và thành phần ảnh hưởng đến sức khỏe con người, môi trường và tất cả các quy trình của hệ thống quản lý chất thải từ việc lưu trữ, thu thập, xử lý vận chuyển và lựa chọn thiết bị. Hơn nữa, sự khác biệt về thành phần chất thải quan sát được trong ba khu dân cư khác nhau của đô thị Kano phản ánh sự thay đổi cục bộ về mức sống và chỉ ra rằng để đạt được thành công trong quản lý, chất thải nên được quản lý ở cấp địa phương thay vì thực tế hiện nay một cơ quan tập trung lớn để có thể tính đến các biến thể cục bộ. Bất kỳ khuôn khổ quản lý chất thải nào cho đô thị Kano đều phải tính đến những vấn đề này. Do đó, việc xem xét cẩn thận tất cả các yếu tố này liên quan đến điều kiện địa phương phải là cơ sở của chương trình quản lý chất thải bền vững và hợp lý (Nabegu, 2013).
Bennis và Bahipca đã đưa ra chỉ dẫn về các tiêu chí lựa chọn vị trí khu xử lý chất thải nhằm đảm bảo khả năng sử dụng lâu dài, giảm thiểu tác động môi trường thông qua các phân tích thành phần chính (PCA), Bivariate Correlation (BC) và phân tích cụm (CA). Tác giả đã nghiên cứu trên 26 bài báo liên quan trực tiếp đến bãi chôn lấp đưa ra 13 tiêu chí quan trọng trong việc lựa chọn vị trí bãi chôn lấp và tính tương quan giữa các tiêu chí. Chỉ ra các nhóm tiêu chí xuất hiện cùng nhau, cung cấp chỉ dẫn rộng cho phân loại các tiêu chí mà một nhà nghiên cứu nên xem xét cho vấn đề định vị (Bennis và Bahipca, 2014).
Phân tích thống kê đặc điểm nước rỉ rác từ thải rắn đô thị ở các quốc gia khác nhau của Shuokr Qarani Azizvà cộng sự đã đưa ra kết quả phân tích thống kê trình bày rằng mối tương quan mạnh mẽ được phát hiện giữa NH3-N với BOD/COD, TS và TSS và giữa sắt (Fe) và độ dẫn điện (EC). Tuổi của các bãi chôn lấp nói chung có mối tương quan thống kê quan trọng với các thông số nước rỉ rác bãi rác nói trên (Shuokr Qarani Aziz et al., 2018).
2.5.2 Trong nước
Các đề tài nghiên cứu về chất thải rắn nói chung và CTRSH nói riêng đã được nghiên cứu trước đây, có thể điểm qua những công trình sau:
Nghiên cứu quản lý chất thải rắn ở Đồng bằng Sông Cửu Long của Nguyễn Xuân Hoàng và Lê Hoàng Việt về hoạt động vận hành hệ thống quản lý và xử lý rác đô thị trong khu vực đồng thời phân tích các thuận lợi và bất lợi, cũng như các tác động môi trường, những rủi ro tiềm ẩn trong điều kiện ảnh hưởng của biến đổi khí hậu toàn cầu - khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (Nguyễn Xuân Hoàng và Lê Hoàng Việt, 2011)
Ứng dụng phương pháp phân tích đa chỉ tiêu ISM/F-ANP và GIS trong lựa chọn vị trí quy hoạch bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình nhằm lựa chọn vị trí quy hoạch bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt cho huyện Hưng Hà. Kết quả cho thấy, ISM/F-ANP cho kết quả tốt hơn so với phương pháp AHP hay được sử dụng hiện nay, đồng thời cũng khẳng định tính hợp lý của vị trí cho bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt tại xã Điệp Nông trong phương án quy hoạch sử dụng đất huyện Hưng Hà đến năm 2020 đã được phê duyệt (Nguyễn Xuân Linh et al., 2016)
Nghiên cứu của Nguyễn Xuân Hoàng năm 2018 về cách tiếp cận quản lý tổng hợp chất thải rắn nhằm ứng phó biến đổi khí hậu ở Đồng Bằng Sông Cửu Long nhằm đưa ra các lựa chọn xử lý thích hợp cho chất thải rắn cần được áp dụng cùng với các giải pháp khác như tái sử dụng, tái chế và giảm thiểu chất thải rắn cũng như các giải pháp ngăn ngừa ô nhiễm. Và cách tiếp cận quản lý tổng hợp chất thải rắn nhằm ứng phó sự biến đổi khí hậu. (Nguyễn Xuân Hoàng, 2018)
Bên cạnh đó, trong những năm gần đây, các phương pháp phân tích đơn biến và đa biến đã được sử dụng khá rộng rãi trong các ứng dụng môi trường, bao gồm các đánh giá chất lượng nước mặt (Trịnh Thanh Nhân, 2013), đánh giá nhiễm mặn tầng chứa nước (Phan Nguyễn Hồng Ngọc et al., 2017), đánh giá chất lượng nước dưới đất (Nguyễn Hải Âu et al.,2017), nghiên cứu lâm nghiệp (Bùi Mạnh Hưng, 2018).
Qua tổng quan các tài liệu nghiên cứu về CTRSH cho thấy vấn đề này nhận được sự quan tâm rất lớn trên thế giới và trong nước. Tuy nhiên tại Việt Nam, những nghiên cứu về thành phần CTRSH còn nhiều hạn chế, ngoài ra những nghiên cứu thống kê và mô tả không đi sâu phân tích định lượng nhằm rút ra các thông tin cần thiết phục vụ cho công tác xử lý, quản lý. Vì vậy trong luận văn này, tác giả sẽ áp dụng các phương pháp phân tích định lượng nhằm tìm kiếm các mối liên hệ giữa các thành phần chất thải rắn, từ đó rút ngắn thời gian, công sức trong công tác khảo sát thành phần chất thải rắn, phục vụ công tác xử lý và quản lý CTRSH tại Tp.HCM.