CHƯƠNG IV. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.6 Đề xuất giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt cho Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị thành phố Hồ Chí Minh
4.6.2 Áp dụng các công nghệ xử lý mới
Theo thống kê của Sở Tài nguyên và Môi trường Tp.HCM năm 2018, khối lượng CTRSH được xử lý bằng phương pháp chôn lấp chiếm tỷ lệ lên đến 69%. Ngoài việc ô nhiễm môi trường, tốn kém diện tích đất, việc chôn lấp CTRSH còn gây thất thoát một lượng lớn nguồn nguyên liệu có khả năng tái chế và nguồn năng lượng từ chất thải. Vì vậy, bên cạnh việc phân loại CTRSH tại nguồn cần đầu tư các công nghệ xử lý chất thải sau phân loại và thu hồi tối đa các giá trị trong chất thải đem lại hiệu quả về mặt môi trường và kinh tế cho Thành phố.
Đối với chất thải hữu cơ, khối lượng trung bình Công ty tiếp nhận mỗi ngày khoảng 1602,3 tấn/ngày. Khối lượng hữu cơ trên có thể áp dụng công nghệ xử lý chất thải hữu cơ lên men khí mê-tan. Chất thải hữu cơ sau khi được phân tách qua hệ thống lên men khí mê-tan nhiệt độ cao. Khí mê-tan sinh ra dùng để phát điện thu hồi năng lượng. Dư lượng từ quá trình lên men có thể sử dụng làm dịch phân bón lỏng.
Nguồn: Tập đoàn Hitachi Zosen, 2017.
Hình 4.14 Công nghệ lên men khí mê-tan từ chất thải hữu cơ
Với công nghệ xử lý trên, vừa xử lý được khối lượng chất thải hữu cơ đồng thời thu hồi được nguồn năng lượng và phân bón lỏng phục vụ nông nghiệp. Giúp giảm khối lượng chất thải cần chôn lấp và đảm bảo các vấn đề vệ sinh môi trường. Hơn nữa, cùng với việc triển khai PLRTN trên địa bàn thành phố, đầu tư công nghệ lên men khí mê-tan từ chất thải hữu cơ còn giải quyết vấn đề xử lý chất thải sau phân loại.
Đối với chất thải tái chế
Ông Hoàng Đức Vượng, Trưởng chi hội Nhựa tái sinh Việt Nam cho biết các doanh nghiệp có sản phẩm gia công cho các tập đoàn đa quốc gia như: P&G, Unilever, Coca Cola, Ikea, … đều công bố mục tiêu đến năm 2020 - 2025, toàn bộ sản phẩm nhựa sử dụng làm bao bì đều có ít nhất 50% hàm lượng nguyên liệu nhựa tái sinh.
(Hiệp hội nhựa Việt Nam, 2018)
Với lợi thế là công ty hoạt động trong lĩnh vực vệ sinh môi trường lớn nhất trên địa bàn Thành phố, quản lý mạng lưới các trạm trung chuyển chất thải với kinh nghiệm thu gom và PLRTN trên địa bàn quận Tân Phú từ 2013 đến nay. Công ty cần mạnh dạn thiết lập mạng lưới thu đổi và xử lý chất thải tái chế. Cụ thể:
- Địa điểm thực hiện dự kiến:
+ Tại trạm trung chuyển Quang Trung, Tống Văn Trân, Võ Thị Sáu, Lê Đại Hành, Phan Văn Trị, các chợ đầu mối do Công ty quản lý.
+ Địa bàn công ty trúng thầu: Quận Bình Tân và Tân Phú.
+ Điểm thu gom khác: Các chủ nguồn thải có khối lượng phát sinh lớn, Phối hợp với chính quyền địa phương, cơ quan đoàn thể chính trị xã hội tổ chức tuần lễ thu đổi chất thải tái chế định kỳ hằng tuần/ hằng tháng.
+ Địa điểm tiền xử lý: công trường XLCTR Gò Cát, diện tích sử dụng cho nhà máy tiền xử lý chất thải tái chế là 6.000 m2.
+ Trung tâm xử lý và tái chế chất thải: Công trường XLCTR Phước Hiệp - Củ Chi, diện tích sử dụng xây dựng nhà máy xử lý chất thải tái chế là 40.000 m2.
Hình 4.15 Các trạm trung chuyển thuộc quản lý của Công Ty TNHH MTV Môi trường đô thị Tp.HCM
- Loại chất thải thu gom: Giấy, nhựa, nylon, lon nhôm, sắt, inox, đồng, nhôm, chai thủy tinh.
- Các địa điểm thu gom: Công ty tiến hành thu gom chất thải tái chế từ chương trình phân loại CTRSH tại nguồn ở trạm trung chuyển Quang Trung, Tống Văn Trân, Võ Thị Sáu, Lê Đại Hành, Bà Hom, Phan Văn Trị, các chợ đầu mối do Công ty quản lý của các chủ nguồn thải như Công ty DVCI Quận – Huyện, rác dân lập, lực lượng ve chai, cơ sở phế liệu, khu dân cư, cơ quan – bệnh viện – trường học, trung tâm thương mại – chợ – nhà hàng – khách sạn, khu chế xuất – khu công nghiệp, công trình xây dựng, cơ sở sản xuất, rác công cộng.
+ Địa bàn quận Bình Tân, Tân Phú: Công ty sẽ tiến hành thu gom chất thải tái chế sau chương trình phân loại CTRSH tại nguồn trên địa bàn quận Bình Tân, Tân Phú.
+ Các chủ nguồn thải có khối lượng phát sinh lớn: Công ty sẽ ký hợp đồng thu gom chất thải tái chế tại chủ nguồn thải.
+ Công ty phối hợp với chính quyền địa phương, cơ quan đoàn thể chính trị xã hội tổ chức tuần lễ thu đổi chất thải tái chế định kỳ hằng tuần/ hằng tháng.
- Phương thức thực hiện: Tại trạm trung chuyển Quang Trung, Tống Văn Trân, Võ Thị Sáu, Lê Đại Hành, Phan Văn Trị, các chợ đầu mối: Chất thải tái chế tiếp nhận được phân loại sơ bộ thành 05 nhóm (nhựa, nylon, giấy, kim loại, thủy tinh), cân xác định khối lượng để quy đổi.
+ Đối với nhóm nhựa: ép kiện, vận chuyển về nhà máy tiền xử lý Gò Cát, nhà máy xử lý tái chế Phước Hiệp, Củ Chi sau đó xả kiện, chuyển vào dây chuyền tiền xử lý, xử lý tái chế ra hạt nhựa. Đối với nhóm nhựa không tái chế được chuyển qua nhà máy sản xuất viên nhiên liệu.
+ Đối với nhóm giấy: ép kiện, chuyển giao đối tác tái chế hoặc vận chuyển về nhà máy tiền xử lý Gò Cát, nhà máy xử lý tái chế Phước Hiệp, Củ Chi tái chế, sản xuất viên nhiên liệu.
+ Đối với nhóm nylon: ép kiện, chuyển giao đối tác tái chế hoặc vận chuyển về nhà máy tiền xử lý Gò Cát, nhà máy xử lý tái chế Phước Hiệp, Củ Chi tái chế bao bì.
Đối với nhóm nilon không tái chế được chuyển qua nhà máy sản xuất viên nhiên liệu.
+ Đối với nhóm kim loại và chai thủy tinh: chứa vào bao, chuyển giao cho đối tác tái chế hoặc vận chuyển về nhà máy tiền xử lý Gò Cát, nhà máy xử lý tái chế Phước Hiệp, Củ Chi tái chế.
+ Tại địa bàn quận Bình Tân, Tân Phú, các chủ nguồn thải khác: Chất thải tái chế tiếp nhận được phân loại sơ bộ thành 05 nhóm (nhựa, nilon, giấy, kim loại, thủy tinh), cân xác định khối lượng để quy đổi sau đó vận chuyển về các trạm tiếp nhận để ép kiện sau đó chuyển cho đối tác tái chế hoặc chuyển về nhà máy tiền xử lý Gò Cát, nhà máy xử lý tái chế Phước Hiệp, Củ Chi tái chế.
Nguồn: Boretech Co.,LTD, 2019.
Hình 4.16 Quy trình tái chế chai nhựa PET
Đối với chất thải còn lại: Đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất viên nén nhiên liệu từ đó có thể tận dụng được các thành phần chất thải có nhiệt trị cao nhưng giá trị kinh tế thấp làm nguyên liệu đốt cho hệ thống lò đốt thu hồi năng lượng hoặc các ngành công nghiệp sử dụng nhiệt khi viên nén nhiên liệu đã được thương mại hóa.
Phần không thể sử dụng sẽ được chôn lấp tại Bãi chôn lấp số 03
Nguồn: Ogawa Econos. Inc, 2019.
Hình 4.17 Quy trình sản xuất viên nén nhiên liệu