CHƯƠNG IV. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1 Hiện trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị thành phố Hồ Chí Minh
4.1.2 Hiện trạng công tác thu gom, tiếp nhận, phân loại, vận chuyển và xử
lý chất thải rắn sinh hoạt tại 02 trạm trung chuyển a/ Về thu gom
Công ty thực hiện thu gom CTRSH tại 02 địa bàn trúng thầu là quận Tân Phú và Quận Bình Tân. Trong đó riêng tại địa bàn quận Tân Phú, từ năm 2013 đã tiến hành phát động phong trào Phân loại CTRSH tại nguồn trên tuyến đường Độc Lập, phường Tân Thành quận Tân Phú và đến 2019 đã mở rộng phạm vi hoạt động lên 06 tuyến đường và chung cư Tây Thạnh với:
- Hình thức thu gom:
+ Chất thải hữu cơ và chất thải còn lại được thu gom hàng ngày.
+ Chất thải tái chế: tại các tuyến đường thu gom từ 17 giờ 00 - 20 giờ 00 chủ nhật hàng tuần, tại chung cư Tây Thạnh thu gom từ 17 giờ 00 - 20 giờ 00 hàng ngày.
- Dụng cụ, thiết bị thu gom:
+ Túi ni lông tự hủy (túi màu vàng chứa chất thải tái chế, túi màu xanh chứa chất thải hữu cơ và chất thải còn lại).
+ Thùng 660 lít (thùng màu vàng chứa chất thải tái chế, thùng màu xanh chứa chất thải hữu cơ và chất thải còn lại).
- Phương tiện thu gom, vận chuyển:
+ Xe ép rác chuyên dùng >2 tấn hoặc xe tải >500kg thu gom chất thải tái chế.
+ Xe ép rác >7 tấn thu gom chất thải hữu cơ và chất thải còn lại.
- Công tác xử lý:
+ Chất thải tái chế được công ty chuyển giao cho các đơn vị đối tác để tái chế thành nguồn nguyên liệu phục vụ cho hoạt động sản xuất.
+ Chất thải hữu cơ và chất thải còn lại được vận chuyển đến nhà máy sản xuất phân bón Việt Star, Tâm Sinh Nghĩa.
- Hình thức đổi quà:
+ Chất thải tái chế được thu gom và ghi nhận, tích điểm đổi các mặt hàng nhu yếu phẩm hoặc phiếu mua sắm Co.opmart.
- Kết quả:
Giai đoạn 1: từ tháng 12/2013 đến tháng 3/2014
- Tháng 12 năm 2013, Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị TP.HCM phối hợp với Báo Sài gòn giải phóng xây dựng mô hình "Khu phố xanh hạt nhân", bắt đầu tổ chức thực hiện thí điểm giai đoạn 1 tại tuyến đường Độc Lập, phường Tân Thành, quận Tân Phú
- Căn cứ kết quả khảo sát ý kiến từ các hộ dân trực tiếp tham gia phân loại rác.
Qua sơ kết, đánh giá công ty nhận thấy chương trình chưa đạt được hiệu quả vì một số nguyên nhân sau: Sự phối hợp giữa đơn vị thực hiện chương trình với các ban ngành đoàn thể địa phương trong công tác tuyên truyền chưa đạt hiệu quả cao; chất thải thải tái chế sau phân loại người dân có thể bán cho lực lượng ve chai thay vì giao cho chương trình mà không được lợi ích gì; nhận thức của người dân về vấn đề phân loại rác tại nguồn còn hạn chế, đa số người dân cho rằng thực hiện phân loại rác phiền phức mà không được quyền lợi. Ngoài ra, đa số người dân cho rằng đây là hoạt động diễn ra trong thời gian ngắn chứ không phải là một chương trình mang tính chất lâu dài.
Giai đoạn 2: từ tháng 4/2014 đến nay
- Trên cơ sở rút kinh nghiệm giai đoạn 1, tháng 4 năm 2014 Công ty mạnh dạn khởi động giai đoạn 2 của dự án, mở rộng thêm 03 tuyến đường Lê Lư, Lê Khôi, Tân Sơn Nhì trên địa bàn quận Tân Phú và ở giai đoạn này Công ty điều chỉnh chương trình bằng hình thức vận động người dân phân loại và giao chất thải cho chương trình, chương trình tặng những sản phẩm tiêu dùng tương ứng với khối lượng chất thải tái chế mà các hộ dân chuyển giao, có cơ chế khuyến khích quà đối với các hộ tham gia tích cực. Bên cạnh đó, Công ty tặng túi ni lông tự hủy, thùng rác cho các hộ dân thực hiện phân loại CTRSH tại nhà.
- Đến tháng 9/2014 và 7/2015, Chương trình được mở rộng thêm 02 tuyến đường là đường Cây Keo và Trần Hưng Đạo.
- Nhờ thay đổi và điều chỉnh phương pháp thực hiện quan tâm đến lợi ích của người dân mà hiện nay có gần 60% hộ gia đình (1.102 trên 1.910 hộ trên địa bàn) đã tham gia phân loại và chuyển giao rác phân loại cho lực lượng thu gom hàng tuần.
Khối lượng rác tái chế thu gom được hàng tháng bình quân đạt 2.200kg. Ý thức của người dân trong việc tham gia bảo vệ môi trường đã được nâng lên rõ rệt, góp phần xây dựng thành phố sạch, xanh.
b/ Về công tác tiếp nhận
CTRSH từ các nguồn: Cơ quan, bệnh viện, trường học, trung tâm thương mại, hộ gia đình, rác thải nơi công cộng,… một phần được vận chuyển trực tiếp bằng xe ép đến công trường nhà máy xử lý CTRSH, một phần được thu gom vận chuyển đến trạm và phân loại. CTRSH sau khi phân loại được ép giảm thể tích vào các công-te- nơ. Các công-te-nơ đầy được chuyển đến đơn vị xử lý theo quy định. Quy trình tiếp trục xoay vòng. Trước và sau khi ra vào trạm, các xe ép đầu kéo được phun chế phẩm sinh học để khử mùi.
Công nghệ ép rác tại 02 trạm:
- Trạm Quang Trung sử dụng công nghệ thủy lực, cụ thể:
+ Tại khu vực bô ép hở, chất thải được xe xúc đổ vào máng tiếp nhận, sử dụng hệ thống thủy lực nén vào công-te-nơ cho đến khi đầy. Các công-te-nơ sau khi được đổ đầy được các xe đầu kéo vận chuyển đến công trường xử lý.
Nguồn: Huỳnh Thị Thanh Vy, 2019.
Hình 4.3 Bô ép chất thải rắn sinh hoạt hở tại TTC Quang Trung
+ Tại khu vực bô ép kín: Chất thải có độ ẩm cao từ các nguồn như chợ, vớt rác trên kênh được đổ trực tiếp từ xe vào máng tiếp nhận, sử dụng hệ thống thủy lực nén vào công-te-nơ để tách nước, giảm thể tích triệt để cho đến khi đầy và được các đầu kéo vận chuyển đến công trường xử lý.
Nguồn: Citenco, 2018.
Hình 4.4 Bô ép chất thải rắn sinh hoạt kín tại TTC Quang Trung
- Trạm trung chuyển Tống Văn Trân sử dụng công nghệ ép CTRSH công-te-nơ cẩu trục, CTRSH được đổ vào các công-te-nơ đặt âm dưới mặt đất bằng xe xúc và
nén bằng gàu xúc đến khi đầy. Công-te-nơ đầy được hệ thống cẩu trục nâng xếp thành từng chồng chờ vận chuyển đến đơn vị xử lý.
Nguồn: Citenco, 2018.
Hình 4.5 Bô ép chất thải rắn sinh hoạt tại TTC Tống Văn Trân c/ Về công tác phân loại
Hoạt động phân loại CTRSH tại trạm được thực hiện bởi đơn vị tư nhân. Chất thải rắn từ các xe ép sau khi đổ xuống sàn phân loại sẽ được tiến hành phân loại bằng tay các thành phần tái chế có giá trị kinh tế như chai nhựa, lon thiếc, mủ, nilon,…
Nguồn: Huỳnh Thị Thanh Vy, 2019.
Hình 4.6 Hoạt động thu gom chất thải tái chế tại TTC
Khối lượng chất thải tái chế thu được dao động từ 0,8 -1,1 tấn/ngày tại mỗi trạm.
a/ Nylon b/ Chai nhựa
Nguồn: Huỳnh Thị Thanh Vy, 2019.
Hình 4.7 Chất thải tái chế thu được sau phân loại tại TTC d/ Về công tác vận chuyển
Công ty vận chuyển CTRSH theo 02 phương thức: vận chuyển trực tiếp từ bô rác về khu xử lý; vận chuyền từ trạm trung chuyển Quang Trung, Tống Văn Trân về nơi xử lý.
Hình 4.8 Hình Sơ đồ quy trình tiếp nhận và vận chuyển CTRSH của 02 Trạm trung chuyển
Trong năm 2018, tổng khối lượng thu gom, vận chuyển CTRSH do Công ty thực hiện đạt được 948.415,61 tấn; bình quân 2.612,72 tấn/ngày. Bãi chôn lấp Số 03 trong năm 2018 xử lý được 226.634,42 tấn, bình quân 624,34 tấn/ngày. (Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị Tp.HCM, 2018)
Vậy, khối lượng CTRSH do Công ty thu gom, vận chuyển và xử lý trung bình mỗi ngày là 3237 tấn/ngày.
NGUỒN PHÁT SINH
ĐIỂM HẸN
TRẠM TRUNG CHUYỂN
NƠI XỬ LÝ THU GOM
tại nguồn
THU GOM về TTC
VẬN CHUYỂN qua TTC
VẬN CHUYỂN đi thẳng Thủ công
Thùng 660L Thùng 240L
Xe 2-4 tấn Xe Hooklift
> 10 tấn Xe ép 4 - 7 - 10 tấn
Khối lượng chất thải trên được vận chuyển bằng các phương tiện chuyên dùng:
gồm 159 xe các loại như xe xúc, xe ép lớn, xe ép nhỏ, xe hooklift, xe tải ben, xe tải, xe cần cẩu.
Bảng 4.1 Tổng hợp các phương tiện vận chuyển
STT TÊN PHƯƠNG TIỆN CN Chợ Lớn CN Gia Định
1 Xe xúc 05 05
2 Xe ép lớn 21 25
3 Xe ép nhỏ 19 13
4 Xe hooklift, đầu kéo 19 26
5 Xe xuồng 02 03
6 Xe tải ben 02 -
7 Xe phục vụ 02 07
8 Xe cần cẩu 04 03
9 Xe ép điện - 03
Tổng (xe) 74 85
Nguồn: Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị Tp.HCM, 2019.
e/ Về công tác xử lý
Khối lượng CTRSH của TP.HCM hiện được xử lý tại các đơn vị sau: Công ty TNHH Xử lý chất thải rắn Việt Nam (VWS) xử lý 5.500 tấn/ngày bằng công nghệ chôn lấp hợp vệ sinh; Công ty Cổ phần Vietstar xử lý CTRSH làm compost với công suất 1.800 tấn/ngày; Công ty cổ phần Tâm Sinh Nghĩa xử lý CTRSH làm compost với công suất 1.300 tấn/ngày. Trong đó, Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị TP.HCM đang tiếp nhận và xử lý rác cặn sau quá trình phân loại của Công ty Cổ phần Vietstar và Công ty Cổ phần Tâm Sinh Nghĩa, khối lượng 700 tấn/ngày.
Bảng 4.2 Các đơn vị xử lý CTRSH trên địa bàn Tp.HCM
STT Đơn vị xử lý Công nghệ Khối lượng
(Tấn/ngày) 1 Công ty TNHH Xử lý chất thải rắn
Việt Nam (VWS)
Chôn lấp hợp vệ sinh 5.500
2 Công ty Cổ phần Vietstar Compost 1.800
3 Công ty cổ phần đầu tư và phát triển Tâm Sinh Nghĩa
Compost 1.300
4 Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị TP.HCM
Chôn lấp hợp vệ sinh 500-700
Nguồn: Sở Tài nguyên và Môi trường, 2017.
Bãi chôn lấp Số 03 được xây dựng với tổng công suất xử lý là 6.474.000 tấn, công suất tiếp nhận 2000 tấn/ngày và thời gian hoạt động dự kiến 09 năm. Tuy nhiên, hiện nay Bãi chôn lấp Số 03 được chỉ định là Bãi chôn lấp dự phòng của Thành phố, chỉ tiếp nhận từ 500-700 tấn/ngày chất thải sau xử lý. (Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị Tp.HCM, 2014)
f/ Về cơ sở pháp lý
Trong những năm gần đây, phân loại CTRSH tại nguồn là một trong những chương trình trọng điểm của TP.HCM được cụ thể hóa bằng chủ trương, ban hành nhiều văn bản chỉ đạo thực hiện phân loại CTRSH tại nguồn trên địa bàn thành phố.
Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị với cương vị là công ty hoạt động trong lĩnh vực vệ sinh có 100% vốn nhà nước thì tác động của các chủ trương đến hoạt động của công ty là không nhỏ, cụ thể:
Bảng 4.3 Tác động của các văn bản pháp lý đến hoạt động Công ty
STT Văn bản Tác động đến hoạt động
Công ty 1 Nghị quyết số 03/NQ-HĐND ngày
11/6/2017 của Hội đồng nhân dân Thành
Công tác triển khai PLRTN được diễn ra mạnh mẽ đòi hỏi
phố về công tác bảo vệ môi trường đô thị, khu dân cư và quản lý chất thải trên địa bàn Tp.HCM.
các đơn vị thực hiện nhiệm vụ vệ sinh môi trường trên địa bàn Tp.HCM cần có sự chuẩn bị về công tác thu gom, tiếp nhận, vận chuyển và xử lý CTRSH sau phân loại để kịp thời đáp ứng.
2
Quyết định số 1832/UBND ban hành ngày 18 tháng 4 năm 2017 về việc ban hành Kế hoạch triển khai phân loại CTRSH tại nguồn trên địa bàn Tp.HCM giai đoạn 2017-2020.
- Quyết định số 44/2018/QĐ-UBND ban hành ngày 14 tháng 11 năm 2018 về việc ban hành Quy định về phân loại CTRSH tại nguồn trên địa bàn Tp.HCM.
- Công văn số 2254/STNMT-CTR ban hành ngày 29 tháng 3 năm 2019 của Sở Tài nguyên và Môi trường về điều chỉnh một số loại chất thải trong danh mục phân loại chất thải rắn tại nguồn.
4
Công văn số 1663/STNMT-CTR ngày 12 tháng 3 năm 2019 của Sở Tài nguyên và Môi trường TP.HCM về việc báo cáo công tác triển khai phân loại CTRSH trên địa bàn Tp.HCM.
5
Quyết định số 491/QĐ-TTg ban hành ngày 07 tháng 5 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt điều chỉnh Chiến lược quốc gia về quản lý tổng hợp
chất thải rắn đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050.
6
Công văn số 467/UBND-ĐT ngày 13 tháng 02 năm 2019 của Ủy ban nhân dân TP.HCM về việc triển khai phân loại CTRSH tại nguồn.
Kêu gọi đầu tư công nghệ xử lý chất thải sau phân loại ->
Công ty cần mạnh dạn đầu tư công nghệ xử lý cho các nhóm chất thải hữu cơ, tái chế, còn lại sau chương trình PLRTN của thành phố
7
Công văn số 4509/UBND-ĐT ngày 08 tháng 10 năm 2018 của Ủy ban nhân dân TP.HCM về quy hoạch mạng lưới trạm trung chuyển CTRSH trên địa bàn thành phố.
02 trạm trung chuyển nằm trong quy hoạch trạm trung chuyển liên vùng -> cần đầu tư đổi mới công nghệ, nâng cấp công suất trạm đáp ứng nhiệm vụ trạm trung chuyển liên vùng.
Các tác động trên vừa là thách thức cũng vừa là cơ hội để Công ty có những bước chuyển mình trong công tác đảm bảo vệ sinh môi trường thành phố. Để kịp thời đáp ứng yêu cầu của xã hội, Công ty cần có sự chuẩn bị cho những kế hoạch chuyển đổi về quản lý, công nghệ phù hợp. Việc đưa ra các định hướng cho sự phát triển của Công ty buộc nhà quản lý phải nắm rõ hiện trạng hoạt động và đặc biệt là hiểu rõ về CTRSH để có những quyết định đúng đắn trong việc quản lý và đầu tư công nghệ phù hợp với tính chất chất thải trên địa bàn hoạt động cụ thể là ở TTC Quang Trung và Tống Văn Trân.
g/ Đánh giá về lĩnh vực thu gom, tiếp nhận, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt tại Công ty
Nhìn chung, công tác thu gom, tiếp nhận và vận chuyển CTRSH tại Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị Tp.HCM đã và đang hoạt động tốt tuy nhiên chưa có sự chuyển biến để bắt kịp với xu hướng PLRTN, cụ thể:
Về thu gom, tại địa bàn thu gom quận Tân Phú có diễn ra hoạt động kêu gọi người dân PLRTN và đã thực hiện được tại 06 tuyến đường và 01 chung cư đạt 60%
hộ tham dự. Tuy nhiên đây là hoạt động tự phát của Công ty, nguồn kinh phí hoạt động còn hạn hẹp, chưa thể nhân rộng mô hình.
Về tiếp nhận, CTRSH chuyển về trạm chỉ qua hệ thống ép giảm thể tích trước khi chuyển bằng công-te-nơ về các khu xử lý. Chưa có các hoạt động cụ thể về việc phân loại chất thải tại trạm.
Về phân loại, có diễn ra hoạt động phân loại tại trạm tuy nhiên là do đơn vị tư nhân thực hiện và chỉ phân loại các chất thải có giá trị kinh tế như nylon, chai nhựa, lon thiếc,..
Về vận chuyển, đầy đủ trang thiết bị vận chuyển gồm xe ép các loại, xe công- te-nơ,… tuy nhiên để thực hiện nhiệm vụ PLRTN cần chuyển đổi phương tiện hoặc phương thức phù hợp với việc thu gom các nhóm chất thải đã được phân tách. Bên cạnh đó, với khối lượng CTRSH ngày càng gia tăng cộng với việc không phân loại chất thải tại trạm kiến khối lượng chất thải phải chuyên chở về các địa điểm xử lý là rất lớn, gây áp lực trong công tác vận chuyển.
Về xử lý, Công ty không xử lý trực tiếp CTRSH mà chỉ chôn lấp phần rác cặn sau xử lý từ các đơn vị như VWS, Vietstar, Tâm Sinh Nghĩa tại bãi chôn lấp Số 03.
Về chính sách, việc đẩy mạnh công tác PLRTN của UBND Tp.HCM là điều kiện để Công ty có những bước chuyển mình trong công tác thu gom, tiếp nhận, vận chuyển và xử lý CTRSH.
Bảng 4.4 Nhận xét hoạt động quản lý CTRSH tại Công ty
STT Hoạt động Điểm mạnh Điểm yếu
1 Thu gom Đã thực hiện thu gom phân loại CTRSH tại nguồn bằng xe đẩy tay có dán nhãn phân loại tại 06 tuyến đường và chung cư Tây Thạnh.
Chưa đủ tiềm lực về nhân sự và vật chất để nhân rộng phạm vi thực hiện trên toàn địa bàn quận và hơn nữa.
2 Tiếp nhận 02 TTC với diện tích và công suất tiếp nhận lớn nhất tại Tp.HCM. Vị trí nằm ở những khu liên vùng, thuận lợi cho công tác tập kết và vận chuyển chất thải đến các khu xử lý như Đa Phước, Phước Hiệp.
Công nghệ xử lý còn đơn giản, chất thải qua trạm chỉ được ép giảm thể tích và vận chuyển.
Chưa có hệ thống phân loại tái chế các thành phần có khả năng thu hồi năng lượng hoặc bán phế liệu.
3 Phân loại Có thực hiện công tác phân loại thủ công
Tuy nhiên không phải là hoạt động chính thức của Trạm mà là của các đơn vị ve chai tư nhân thực hiện
4 Vận chuyển - Đầy đủ các loại phương tiện như xe công-ten-nơ tải trọng lớn, các xe ép rác,..
- Có thí điểm bố trí, dán nhãn xe ép riêng cho
Việc thắt chặt trong quản lý lưu thông xe công-te-nơ chuyên chở chất thải cùng với khối lượng CTRSH ngày càng gia tăng gây áp lực trong khâu vận chuyển.