CHƯƠNG IV. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.2 Đánh giá sơ bộ các thông số thống kê về thành phần của chất thải rắn sinh hoạt
Để có đầy đủ thông tin định lượng về CTRSH tại các địa bàn nghiên cứu, trong phần này sẽ thống kê thành phần CTRSH theo các nhóm chất thải dựa trên chương trình Phân loại rác tại nguồn trên địa bàn Tp.HCM và theo phân loại quốc tế.
4.2.1 Đánh giá tỷ lệ thành phần chất thải rắn sinh hoạt dựa trên hướng dẫn phân loại rác tại nguồn trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh và nguồn phát sinh - Căn cứ vào Công văn số 2254/STNMT-CTR ngày 29 tháng 3 năm 2019 của Sở Tài nguyên và Môi trường về điều chỉnh một số loại chất thải trong danh mục phân loại chất thải rắn tại nguồn phân chất thải thành 03 nhóm chính bao gồm nhóm chất thải hữu cơ dễ phân hủy; nhóm có khả năng tái sử dụng, tái chế; nhóm chất thải còn lại.
- Nhóm chất thải hữu cơ dễ phân hủy bao gồm: Thức ăn thừa và các loại thực phẩm hết hạn sử dụng; Rơm, cỏ, lá thực vật, hoa các loại; Bã các loại: cà phê, trà (túi trà), bã mía, xác mía, cùi bắp,...; Rau, củ, quả, trái cây các loại và các phần thải bỏ từ việc sơ chế, chế biến, các loại vỏ, hạt (trừ vỏ dừa, vỏ sầu riêng); Ngũ cốc và sản phẩm chế biến từ bột, gạo, ngũ cốc,..; Thịt và các sản phẩm từ thịt; trứng (vỏ trứng) và các sản phẩm từ trứng, xác gia cầm, gia súc, động vật (chuột, chó, mèo, chim cảnh), phân gia cầm, gia súc,., xương, lông động vật, côn trùng; Thịt và vỏ của thuỷ sản và sản phẩm thuỷ sản như: sò, ốc, nghêu, hến, tôm, cua, ghẹ,...; Khăn giấy các loại dễ phân rã, tro củi, tro trấu; Thức ăn cho động vật; Thức ăn cho thủy sản.
- Nhóm có khả năng tái sử dụng bao gồm:
+ Nhóm giấy: tạp chí, giấy báo các loại; hộp giấy; bìa thư; sách; tập; hộp, dĩa, ly giấy và carton.
+ Nhóm nhựa: các vật liệu bằng nhựa (chai nhựa, lọ nhựa, khay đựng thức ăn, can thùng, đĩa CD, DVD, dây điện, dây da và các vật liệu làm bằng nhựa trên sản phẩm có ký hiệu PE, PP, PVC, PET.
+ Nhóm kim loại: sắt, nhôm, thép, đồng, vỏ bao bì kim loại (lon bia, nước ngọt, lon đồ hộp).
+ Nhóm cao su: vỏ xe, dép, săm lốp,…
+ Nhóm ni lông: túi nhựa mỏng các loại,..
+ Nhóm thủy tinh: vỏ chai bia, nước ngọt, chai đựng thực phẩm, kính, kiếng...
- Nhóm chất thải còn lại bao gồm: Đất, cát, bụi từ quét, vệ sinh nhà cửa, đất trồng cây; Các vật liệu làm bằng tre; Vỏ dừa, vỏ sầu riêng; Đầu thuốc lá, giấy bạc,
hạt hút ẩm, tóc; Thùng mouse, túi ni lông; Quần áo, giày dép, vải, sợi các loại,...; Sản phẩm sử dụng sinh hoạt hàng ngày từ cao su (găng tay, ủng, dây thung, bao cao su,..);
Sành, sứ, gốm, thủy tinh bể các loại: chén, tô, dĩa, ly, bình chưng bông, chậu các loại..; Tã, băng, giấy vệ sinh; Tro than đá; Bao bì đựng các loại thực phẩm và hàng tiêu dùng (vỏ bánh, vỏ kẹo các loại,..); Dao, lưỡi lam, kéo; Các loại rác thải khác.
Từ số liệu bảng tỷ lệ của 27 loại CTRSH ban đầu được khảo sát tại tại 02 TTC Quang Trung và Tống Văn Trân tiến hành phân nhóm theo Công văn số 2254/STNMT-CTR ngày 29 tháng 3 năm 2019 của Sở Tài nguyên và Môi trường và xác định tỷ lệ của từng nhóm chất thải theo nguồn hộ gia đình, nguồn nhà hàng, khách sạn, trung tâm thương mại, siêu thị và nguồn hỗn hợp. Kết quả được trình bày tại Bảng 4.6
Bảng 4.5 Thống kê tỷ lệ các nhóm chất thải theo hướng dẫn phân loại rác tại nguồn trên địa bàn Tp.HCM và nguồn phát sinh
Đơn vị tính : phần trăm (%) STT Nguồn phát sinh Nhóm chất
thải hữu cơ dễ phân hủy
Nhóm có khả năng tái sử dụng
Nhóm chất thải
còn lại
Tổng (%)
1 Rác gia đình 54,9 29,2 15,8 99,9
2 Trung tâm thương mại – nhà hàng – khách sạn
40,0 54 5,9 99,9
3 Hỗn hợp 53,7 30,9 14,9 99,5
4 Trung bình 49,5 38,0 12,2 99,7
Nhận xét: Kết quả thống kê cho thấy, lượng chất thải hữu cơ phát sinh tại các hộ gia đình chiếm 54,9% cao hơn 14.9% so với nguồn từ các khu vực dịch vụ như trung tâm thương mại-nhà hàng-khách sạn. Đây là nguồn phát sinh CTRSH phù hợp cho các dự án đầu tư công nghệ xử lý chất thải hữu cơ từ CTRSH chưa phân loại.
- Nhóm chất thải có khả năng tái sử dụng từ nguồn Trung tâm thương mại-nhà hàng-khách sạn ứng chiếm tỉ trọng 54% trên tổng khối lượng CTRSH; cao gấp 1,85 lần so với nguồn Hộ gia đình. Kết quả trên cho thấy lượng chất thải có khả năng tái sử dụng phát sinh từ các địa điểm dịch vụ là rất lớn, đây là một nguồn tiềm năng cho các dự án tái chế chất thải từ CTRSH chưa phân loại.
- Tỷ trọng các nhóm chất thải từ nguồn Hộ gia đình và nguồn Hỗn hợp không có sự khác biệt lớn. Có thể kết luận nguồn chất thải từ hộ gia đình mang tính đại diện cho CTRSH.
4.2.2 Đánh giá tỷ lệ thành phần chất thải rắn sinh hoạt theo thông lệ quốc tế và nguồn phát sinh
Từ số liệu bảng tỷ lệ của 27 thành phần CTRSH ban đầu được khảo sát tại tại 02 TTC Quang Trung và Tống Văn Trân thống kê khối lượng các nhóm thành phần theo thông lệ quốc tế bao gồm: thực phẩm, giấy, nhựa, kim loại, thủy tinh.
Bảng 4.6 Thống kê khối lượng thành phần theo thông lệ quốc tế và nguồn phát sinh trên 01 tấn CTRSH
Đơn vị tính: kilogram (kg) S
T T
Nguồn phát sinh Hữu cơ Giấy Nhựa Kim loại
Thủy tinh
1 Rác gia đình 549 63 197 3,8 9,3
2 Trung tâm thương mại – nhà hàng – khách sạn
400 229 267 11,1 6,6
3 Hỗn hợp 537 79 190 6,1 7,1
4 Trung bình 495,3 123,7 218,0 7,0 7,7
Nhận xét:
- Chất thải hữu cơ chiếm khối lượng cao nhất trong các loại chất thải - 49,5%
tổng khối lượng CTRSH; gấp 4 lần khối lượng giấy phát sinh; 2,3 lần nhựa; 70,8 lần kim loại và 64,6 lần thủy tinh.
- Các thành phần có khả năng tái chế như giấy, nhựa, kim loại phát sinh nhiều tại các khu vực dịch vụ như trung tâm thương mại, nhà hàng, khách sạn hơn so với nguồn từ hộ gia đình. Khối lượng giấy, nhựa, kim loại phát sinh từ Trung tâm thương mại – nhà hàng – khách sạn gấp lần lượt 3,6 và 1,3 và 2,9 lần so với nguồn Hộ gia đình.
- Kim loại và thủy tinh chiếm khối lượng nhỏ hơn các thành phần có khả năng tái chế khác, dao động từ 3,8-11,1 kg kim loại và 6,6-9,3 kg thủy tinh trên 01 tấn CTRSH.
- Thủy tinh là thành phần có khả năng tái chế duy nhất có khối lượng phát sinh từ nguồn Hộ gia đình lớn hơn nguồn từ Trung tâm thương mại-nhà hàng-khách sạn, gấp 1,4 lần.
- Kết quả phân tích cho thấy, các loại bao bì từ nhựa vẫn được ưu tiên sử dụng nhiều hơn so với thủy tinh và kim loại (nhôm,..). Khối lượng nhựa phát sinh gấp 31,1 lần so với kim loại và 28,3 so với thủy tinh.