Giới thiệu khái quát về tình hình sử dụng lao động trên địa bàn huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên

Một phần của tài liệu Bảo vệ người sử dụng lao động theo pháp luật lao động qua thực tiễn tại huyện văn lâm, tỉnh hưng yên (Trang 46 - 72)

CHƯƠNG 2: THỰC HIỆN PHÁP LUẬT LAO ĐỘNG VỀ BẢO VỆ NGƯỜI SỬ DỤNG LAO ĐỘNG QUA THỰC TIỄN TẠI HUYỆN VĂN LÂM, TỈNH HƯNG YÊN

2.1.2. Giới thiệu khái quát về tình hình sử dụng lao động trên địa bàn huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên

14 https://vi.wikipedia.org/wiki/V%C4%83n_L%C3%A2m, truy cập ngày 5/6/2020.

40

Nằm tiếp giáp với cửa ngõ thủ đô Hà Nội, có Quốc lộ 5 và các tuyến giao thông huyết mạch chạy qua, huyện Văn Lâm có vị trí nhiều lợi thế. Sau 20 năm xây dựng và phát triển, đến nay Văn Lâm đã trở thành huyện công nghiệp trọng điểm, với nhiều khu công nghiệp tập trung ở Phố Nối A và hình thành 10 cụm công nghiệp thuộc thị trấn Như Quỳnh và 5 xã (Đình Dù, Lạc Đạo, Chỉ Đạo, Minh Hải, Đại Đồng)... Tổng diện tích đất dành cho các khu công nghiệp chiếm gần 1.000 ha.

Trên địa bàn hiện có khoảng 1.600 doanh nghiệp đăng ký kinh doanh, trong đó có 1.325 doanh nghiệp đang hoạt động, giải quyết việc làm cho hơn 58.000 lao động. Cụ thể: Ngành công nghiệp - xây dựng có 715 doanh nghiệp;

ngành thương mại - dịch vụ có 589 doanh nghiệp; ngành nông nghiệp có 21 doanh nghiệp,... Các doanh nghiệp góp phần rất lớn trong tạo việc làm cho NLĐ cụ thể là đã giải quyết việc làm cho hơn 58.000 lao động trên địa bàn huyện.

Hiện nay, huyện Văn Lâm có hơn 200 doanh nghiệp và dự án đầu tư nước ngoài có công nghệ sản xuất hiện đại, hoạt động hiệu quả… Điển hình là các doanh nghiệp như: Công ty TNHH sản xuất phụ tùng ô tô, xe máy Việt Nam (VAP), Công ty Cổ phần Hyundai Aluminum Vina, Công ty TNHH Canon Việt Nam15…

Các doanh nghiệp có quy mô sử dụng lao động lớn đều thuộc các khu công nghiệp như: Khu công nghiệp Minh Hải 1, Khu công nghiệp Minh Khai, Khu công nghiệp Minh Hải 2,... Toàn huyện hiện có 715 doanh nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực thương mại - dịch vụ và 6.703 hộ kinh doanh dịch vụ (hộ cá thể), tạo việc làm cho thêm 13.079 lao động. Trong lĩnh vực vận tải hàng hóa và hành khách có 68 doanh nghiệp cùng 531 cơ sở cá thể hoạt động, tạo việc làm cho 1.231 lao động. Các nhóm ngành có xu hướng tăng cao như: dịch vụ ăn uống, nhà trọ tăng 19,64%, hàng tiêu dùng tăng 19,76%. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng cao; các hoạt động dịch vụ bưu chính viễn thông, dịch

15 https://baotintuc.vn/thoi-su/van-lam-vuon-len-thanh-huyen-cong-nghiep-trong-diem-cua-hung-yen- 20190824213824338.htm, truy cập ngày 6/6/2020.

41

vụ vận tải, nhà hàng, nhà trọ tiếp tục phát triển.16

Với mục tiêu ổn định phát triển kinh tế - xã hội, huyện ủy, Hội đồng nhân dân, UBND huyện Văn Lâm đã lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành quyết liệt, cùng với sự nỗ lực phấn đấu của các cấp, các ngành, các tổ chức, các thành phần kinh tế và nhân dân trong huyện, không ngừng chung tay phát triển huyện Văn Lâm theo những chỉ tiêu đã đặt ra và theo chỉ đạo của tỉnh Hưng Yên. Đây là cơ sở quan trọng, có tác động trực tiếp đến việc thực hiện pháp luật bảo vệ NSDLĐ trên địa bàn hiện nay.

2.2. Cơ sở thực hiện pháp luật lao động về bảo vệ người sử dụng lao động tại huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên

Trong bối cảnh còn nhiều khó khăn, thách thức song dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo tích cực của các cấp, các ngành, sự nỗ lực phấn đấu, vượt qua khó khăn của các doanh nghiệp, việc triển khai thực hiện pháp luật lao động nói chung, pháp luật về bảo vệ NSDLĐ nói riêng được bảo đảm theo đúng quy định. Cơ sở thực hiện:

- Cơ sở pháp lý:

Tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả BLLĐ năm 2012 và các văn bản hướng dẫn thi hành trong các đơn vị sử dụng lao động, đặc biệt là các doanh nghiệp trong các khu công nghiệp, cụm công nghiệp. Cụ thể là khu công nghiệp Phố Nối A; 10 cụm công nghiệp thuộc thị trấn Như Quỳnh và 5 xã (Đình Dù, Lạc Đạo, Chỉ Đạo, Minh Hải, Đại Đồng). Ngoài ra, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện, dưới sự chỉ đạo trực tiếp về chuyên môn của Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Hưng Yên, đã tuyên truyền chính sách, pháp luật tại các doanh nghiệp có quy mô lớn, ví dụ ở các doanh nghiệp như: Công ty TNHH sản xuất phụ tùng ô tô, xe máy Việt Nam (VAP), Công ty Cổ phần Hyundai Aluminum Vina, Công ty TNHH Canon Việt Nam17…

16 https://baotintuc.vn/thoi-su/van-lam-vuon-len-thanh-huyen-cong-nghiep-trong-diem-cua-hung-yen- 20190824213824338.htm, truy cập ngày 6/6/2020.

17 https://baotintuc.vn/thoi-su/van-lam-vuon-len-thanh-huyen-cong-nghiep-trong-diem-cua-hung-yen- 20190824213824338.htm, truy cập ngày 6/6/2020.

42

Cùng với đó, các đơn vị sử dụng lao động thực hiện tốt các Nghị quyết, Quyết định và hướng dẫn của các sở, ngành trong tỉnh Hưng Yên; Nghị quyết, Chương trình, Đề án của Huyện ủy, Hội đồng nhân dân và chỉ đạo, điều hành của UBND huyện về phát triển toàn diện kinh tế - xã hội các năm, từ năm 2013 đến 2020.

Tập trung khai thác tốt các nguồn thu, đảm bảo thu đúng, thu đủ, thu kịp thời vào ngân sách nhà nước, hoàn thành vượt mức kế hoạch thu ngân sách năm 2020. Tăng cường quản lý thuế, chống thất thoát, gian lận và nợ đọng thuế.

Nâng cao chất lượng công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật về thuế. Đẩy mạnh cải cách hành chính thuế; thực hiện tốt nhiệm vụ kiểm soát chi ngân sách nhà nước. Tiếp tục thực hiện chủ trương tiết kiệm chi thường xuyên, đảm bảo cân đối ngân sách. Chỉ đạo các ngành, xã, thị trấn đẩy mạnh công tác đấu giá quyền sử dụng đất, ưu tiên nguồn lực để chỉnh trang khu vực đô thị. Triển khai Kế hoạch hưởng ứng tháng an toàn, vệ sinh lao động năm 2019, các công văn đôn đốc các doanh nghiệp báo cáo số liệu tình hình sử dụng lao động 6 tháng và hàng năm đến các đơn vị sử dụng lao động, nhất là các doanh nghiệp trên địa bàn huyện.

Tiếp tục duy trì và đẩy mạnh việc thực hiện pháp luật lao động. Phấn đấu 100% các doanh nghiệp trên địa bàn huyện bảo đảm đầy đủ quyền lợi cho NLĐ, ngăn ngừa phát sinh các tranh chấp lao động và đình công..

- Cơ sở thực tiễn:

Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện thực hiện tuyên truyền vận động các doanh nghiệp và NLĐ tích cực thực hiện các quy định của BLLĐ năm 2012 và các văn bản hướng dẫn thi hành. Chỉ riêng năm 2019, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện Văn Lâm đã tiếp nhận, kiểm tra và thông báo chấp thuận đăng ký thang bảng lương cho 140 công ty, doanh nghiệp đóng trên địa bàn huyện. Tiếp nhận và giải quyết 02 đơn thư của công nhân liên quan đến chế độ của người lao động đảm bảo đúng quy định. Phối hợp với 4 doanh nghiệp thông báo tuyển dụng được 754 lao động, vận động được 1 doanh nghiệp

43

mới tiếp nhận 170 lao động vào làm việc do doanh nghiệp cũ giải thể hoặc chuyển đi nơi khác với mức lương từ 5.000.000 đến 7.000.000đ/tháng. Thông báo 04 cuộc thi tuyển chọn ứng viên tham gia chương trình thực tập sinh đi thực tập tại Hàn Quốc và CHLB Đức.

Tính đến hết năm 2019, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội và các tổ chức dịch vụ việc làm đã giới thiệu được 2.430 lao động có việc làm đạt 97,2% kế hoạch năm 2019 trong đó có 324 lao động bị thu hồi đất. Có 114 doanh nghiệp báo cáo tình hình sử dụng lao động với 26.081 lao động có việc làm ổn định. Có 270 lao động nước ngoài đang làm việc tại 41 doanh nghiệp trên địa bàn huyện. Tuy nhiên, trong năm 2019 đã xảy ra 12 tai nạn làm chết 01 lao động tại xã Lạc Đạo và bị thương 12 lao động.

Cùng với đó, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện Văn Lâm thực hiện có hiệu quả công tác quản lý nhà nước về lao động. Phối hợp đẩy nhanh tiến độ đăng ký kinh doanh, giấy tờ đất cho các dự án khu công nghiệp.

Tiếp tục thực hiện Kế hoạch 93A/KH-UBND ngày 31/3/2017 của UBND tỉnh và Kế hoạch số 48/KH UBND của UBND huyện về giải tỏa đất nông nghiệp, vi phạm hành lang bảo vệ công trình giao thông, thủy lợi; không để xảy ra tình trạng vi phạm mới, tiếp tục giải tỏa vi phạm cũ. Tiếp tục rà soát các dự án chậm triển khai quá thời hạn quy định không thực hiện đầu tư hoặc không có khả năng đầu tư kiến nghị UBND tỉnh thu hồi. Từ chối tiếp nhận các dự án có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường. Kiểm soát, phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời các vi phạm về pháp luật, trong đó có vi phạm pháp luật lao động.

Ngoài ra, các cơ quan có thẩm quyền trên địa bàn tăng cường tuyên truyền, vận động, đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng và tiến độ thi công các dự án trên địa bàn. Kịp thời chỉ đạo tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai các dự án, nhất là công tác giải phóng mặt bằng các dự án trọng điểm. Đôn đốc đẩy nhanh tiến độ quyết toán, bố trí vốn và tất toán các công trình đã hoàn thành; tăng cường thực hiện các biện pháp xử lý nợ đọng xây dựng cơ bản, hạn chế tối đa nợ mới phát sinh. Bảo đảm cho các đơn vị sử

44

dụng lao động , nhất là doanh nghiệp đi vào hoạt động. Đẩy mạnh công tác khuyến công, tổ chức triển khai thực hiện tốt chính sách khuyến khích phát triển làng nghề, tiểu thủ công nghiệp. Trình cấp có thẩm quyền thẩm định và phê duyệt Đề án công nhận khu vực Trung tâm huyện Văn Lâm đạt tiêu chuẩn đô thị loại IV. Hoàn thành việc quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 các xã, thị trấn:

Như Quỳnh, Tân Quang, Đình Dù, Trưng Trắc, Lạc Hồng, Lạc Đạo.18

Trong thời gian từ khi BLLĐ năm 2012 có hiệu lực đến nay, việc thực hiện pháp luật lao động trên địa bàn đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận,.

Cụ thể việc thực hiện pháp luật nhằm bảo vệ quyền và lợi ích của NLĐ, của NSDLĐ trong các đơn vị sử dụng lao động. Chú trọng bảo vệ quyền và lợi ích của NSDLĐ để bảo đảm cho sự phát triển ổn định, bền vững của các doanh nghiệp, tránh tình trạng phá sản, giải thể, chấm dứt hoạt động, tạo điều kiện phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn. Có thể khái quát kết quả thực hiện pháp luật bảo vệ NSDLĐ tại huyện Văn Lâm như sau:

2.3. Kết quả đạt được trong thực hiện pháp luật lao động về bảo vệ người sử dụng lao động tại huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên

2.3.1. Thực hiện quy định về nội dung bảo vệ người sử dụng lao động tại huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên

2.3.1.1. Thực hiện quy định về nội dung bảo vệ người sử dụng lao động

- Thực hiện quy định về nội dung bảo vệ NSDLĐ khi xác lập quan hệ lao động:

Về tuyển dụng lao động: Các doanh nghiệp thực hiện đúng quy định của Nghị định số 03/2016/NĐ-CP về xây dựng kế hoạch tuyển dụng lao động. Phần lớn các doanh nghiệp tự tuyển sau khi thông báo các điều kiện tuyển dụng lao động trên trang web của mình hoặc trên báo chí của tỉnh Hưng Yên.

18 https://baotintuc.vn/thoi-su/van-lam-vuon-len-thanh-huyen-cong-nghiep-trong-diem-cua-hung-yen- 20190824213824338.htm, truy cập ngày 6/6/2020.

45

Một số doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng công nghiệp, dịch vụ đang có nhu cầu tuyển dụng nhân viên pháp lý, thì bên cạnh những yêu cầu chung về trình độ học vấn, văn bằng, chứng chỉ như đã tốt nghiệp Đại học Luật, có chứng chỉ tiếng anh, thành thạo tin học thì doanh nghiệp còn yêu cầu ứng viên phải có kinh nghiệm làm văn phòng luật sư hoặc công ty luật từ một đến hai năm, tham gia các vụ tư vấn khi tranh chấp lao động xảy ra,… Ví dụ các doanh nghiệp như: Công ty TNHH sản xuất phụ tùng ô tô, xe máy Việt Nam (VAP), Công ty Cổ phần Hyundai Aluminum Vina, Công ty TNHH Canon Việt Nam19… Với những yêu cầu đặt ra, đã giúp NSDLĐ chọn được những ứng viên đáp ứng đủ yêu cầu.

Về giao kết HĐLĐ: Pháp luật cho phép các bên được tự do thỏa thuận và xác định các nội dung trong HĐLĐ. Theo số liệu thực tế của Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện Văn Lâm, số lao động đã giao kết HĐLĐ hiện nay trong các doanh nghiệp đạt khoảng 96,6%, trong đó công ty có vốn đầu tư của nhà nước đạt 99,2%, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đạt khoảng 96,2%, doanh nghiệp khác đạt khoảng 93,9%. Tỷ lệ ký kết HĐLĐ không xác định thời hạn khoảng 36,6%, xác định thời hạn từ 12 tháng đến 36 tháng khoảng 46,8%, còn lại là hợp đồng lao động mùa vụ chiếm khoảng 16,6%.20

Ngoài ra, do tự do thỏa thuận HĐLĐ cho phép các bên thỏa thuận thêm những nội dung bên ngoài các nội dung cơ bản theo yêu cầu tại khoản 1 Điều 23 BLLĐ năm 2012 và những thỏa thuận đó phải là những thỏa thuận không trái pháp luật, thỏa ước lao động tập thể và đạo đức xã hội. Vận dụng các quy định về nội dung của hợp đồng lao động theo Điều 23 của BLLĐ năm 2012 và hướng dẫn tại Nghị định 05/2015/NĐ-CP, nhiều doanh nghiệp đã quy định linh hoạt các nội dung về chế độ và các khoản chi trả khác, tăng lương, trợ cấp, giảm thời gian làm việc, …. Thực tiễn quản trị nhân sự ở một số doanh nghiệp cho

19 https://baotintuc.vn/thoi-su/van-lam-vuon-len-thanh-huyen-cong-nghiep-trong-diem-cua-hung-yen- 20190824213824338.htm, truy cập ngày 6/6/2020.

20 Phòng Lao động Thương binh và Xã hội huyện Văn Lâm “Báo cáo tình hình công tác năm 2019 và phương hướng công tác năm 2020”.

46

thấy, đây là những nội dung thường xuyên có sự thay đổi, và nếu mỗi lần thay đổi như vậy sẽ phải tiến hành sửa đổi, bổ sung HĐLĐ làm khó khăn, phát sinh thủ tục đối với doanh nghiệp, ví dụ tại các Công ty TNHH sản xuất phụ tùng ô tô, xe máy Việt Nam (VAP), Công ty Cổ phần Hyundai Aluminum Vina, Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Canon Việt Nam21….

Ở một số doanh nghiệp, qua nghiên cứu thực tế, tác giả thấy có một hình thức khác được một số doanh nghiệp - NSDLĐ sử dụng khi áp dụng quy định tại Điều 23 về giao kết HĐLĐ, đó là những văn bản, thỏa thuận khác nằm ngoài HĐLĐ. Có nghĩa là, ngoài HĐLĐ, NSDLĐ và NLĐ còn ký thêm những cam kết, thỏa thuận khác dưới hình thức văn bản nhằm ràng buộc trách nhiệm thực hiện quyền và nghĩa vụ với nhau, đặc biệt là ràng buộc trách nhiệm đối với NLĐ. Ví dụ vụ án tranh chấp lao động về đơn phương chấm dứt HĐLĐ giữa ông Nguyễn Văn Tùng và Công ty TNHH sản xuất phụ tùng ô tô, xe máy Việt Nam (VAP).22 Cụ thể, nội dung vụ việc như sau:

Ngày 16/9/2013, ông Nguyễn Văn Tùng và Công ty TNHH sản xuất phụ tùng ô tô, xe máy Việt Nam (VAP) giao kết HĐLĐ lần thứ nhất; ngày 16/9/2016, hai bên giao hạn HĐLĐ lần thứ hai, loại hợp đồng là HĐLĐ không xác định thời hạn, làm việc tại xưởng lắp hoàn thiện lốp xe. Khi giao kết HĐLĐ, ông Tùng đã ký nhận bản nội quy lao động. Ngoài ra ông còn ký nhận “Bản điều kiện lao động (BL65)” đi kèm với HĐLĐ. Trong các bản nội quy lao động và bản điều kiện làm việc quy định công việc phải thực hiện của ông Tùng cũng như các hành vi bị nghiêm cấm. Theo bản điều kiện làm việc mà ông Tùng trực tiếp ký nhận giữa ông và Công ty thì NLĐ sẽ bị thôi việc nếu vi phạm một trong các điều của bản điều kiện, trong đó có hành vi: “Không đeo găng tay khi làm việc với dụng cụ có chuyển động quay hay khi làm việc trong khu vực có chuyển động quay” (Điều 11 Bản điều kiện lao động). Trong quá trình làm việc, ông

21https://baotintuc.vn/thoi-su/van-lam-vuon-len-thanh-huyen-cong-nghiep-trong-diem-cua-hung-yen- 20190824213824338.htm, truy cập ngày 6/6/2020.

22 Bản án số 04/2018/LĐ-ST của Tòa án nhân dân huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên ngày 28 tháng 11 năm 2018 về việc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động.

47

Tùng thường xuyên vi phạm nội quy lao động, đã được nhắc nhở nhiều lần nhưng vẫn không khắc phục. Do đó, ngày 10/9/2018, Ban Giám đốc Công ty đã họp và quyết định chấm dứt HĐLĐ với ông Tùng kể từ ngày 10/11/2018.

Khi quyết định chấm dứt HĐLĐ với ông Tùng, Công ty đã báo trước cho ông Tùng 45 ngày và giải quyết toàn bộ quyền lợi cho ông Tùng theo quy định pháp luật.

Tòa án nhân dân huyện Văn Lâm nhận định rằng: Việc ký kết HĐLĐ của hai bên hoàn toàn tự nguyện nên HĐLĐ về hình thức, nội dung là hợp pháp và phù hợp với quy định pháp luật. Quá trình làm việc, ông Tùng thường xuyên vi phạm nội quy lao động và điều kiện làm việc đã ký kết. Cụ thể, ngày 04/8/2016, ông Tùng bị kỷ luật ở hình thức “Kéo dài thời hạn nâng lương trong thời gian 6 tháng” với lý do: “Khi nâng xe trên cầu nâng, xe không được đỡ chắc chắn trên cầu nâng trước khi nâng hẳn xe lên làm mất an toàn lao động”, “thiếu trách nhiệm khi làm việc có thể gây nên thiệt hại cho Công ty” thuộc trường hợp quy định tại điểm 7 khoản C mục 6.1 nội quy lao động của Công ty. Ngày 04/10/2017, ông Tùng đến nơi làm việc trong tình trạng có ảnh hưởng chất cồn vi phạm điểm 11 Bản điều kiện lao động. Như vậy, ông Tùng đã vi phạm nội quy lao động, vi phạm bản điều kiện lao động mà hai bên đã cam kết, có thể xác định bản điều kiện lao động là sự thỏa thuận tự nguyện của NSDLĐ và NLĐ, nếu có sự vi phạm này thì đương nhiên NSDLĐ có quyền chấm dứt HĐLĐ.

Như vậy, trong vụ án này, NSDLĐ đã căn cứ vào tính chất đặc thù, chức năng nhiệm vụ của công ty để đề ra một số cam kết buộc NLĐ phải tuân thủ khi hai bên ký HĐLĐ. Ông Tùng đã trực tiếp ký vào bản điều kiện làm việc này, và hai bên cam kết nếu xảy ra bất cứ hành vi nào thì hai bên có quyền chấm dứt HĐLĐ. Chính vì vậy, trên cơ sở căn cứ các quy định của BLLĐ năm 2012, TAND huyện Văn Lâm đã xác định rằng Công ty TNHH sản xuất phụ tùng ô tô, xe máy Việt Nam (VAP) quyết định đơn phương chấm dứt HĐLĐ đối với ông Nguyễn Văn Tùng là có cơ sở pháp lý.

Một phần của tài liệu Bảo vệ người sử dụng lao động theo pháp luật lao động qua thực tiễn tại huyện văn lâm, tỉnh hưng yên (Trang 46 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)