Một số kiến nghị về bảo vệ môi trường trong hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản ở tỉnh Điện Biên

Một phần của tài liệu Pháp luật về bảo vệ môi trường trong hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản từ thực tiễn tỉnh điện biên (Trang 105 - 108)

3.3. Giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về bảo vệ môi trường

3.3.6. Một số kiến nghị về bảo vệ môi trường trong hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản ở tỉnh Điện Biên

Để hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản đi vào nề nếp, chất lượng, đảm bảo việc phát triển kinh tế gắn với bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh Điện Biên, trong thời gian tới cần tổ chức thực hiện các giải pháp sau:

- Một là, đề nghị Bộ TNMT tăng cường đầu tư cho công tác khảo sát, thăm dò một số loại khoáng sản chiến lược trên địa bàn tỉnh; tăng cường hoạt động điều tra cơ bản địa chất các loại khoáng sản trên địa bàn tỉnh Điện Biên để làm cơ sở quy hoạch và cấp phép hoạt động khoáng sản phù hợp với phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, đảm bảo vững chắc định hướng phát triển nền công nghiệp khoáng sản trên địa bàn tỉnh đi vào chiều sâu.

- Hai là, trong quản lý cấp phép khoáng sản ưu tiên cho các đơn vị có năng lực khai khoáng, công nghệ tiên tiến và chế biến sâu. Những doanh nghiệp không có các nhà máy chế biến khoáng sản sẽ yêu cầu phải có hợp đồng cung ứng (bán) sản phẩm làm nguyên liệu cho các nhà máy chế biến khoáng sản của tỉnh để vừa đảm bảo nguồn nguyên liệu phục vụ chế biến; vừa đảm bảo quản lý các sản phẩm sau chế biến phục vụ cho xuất khẩu đúng quy định; có chính sách ưu đãi đối với các dự

98

án sử dụng hiệu quả khoáng sản gắn với bảo vệ môi trường, đóng góp giá trị cho xã hội cao.

- Ba là, tăng cường công tác hậu kiểm, định kỳ và đột xuất thanh tra, kiểm tra, kiên quyết xử lý, kể cả đề nghị thu hồi giấy phép đối với các doanh nghiệp vi phạm trong lĩnh vực khai thác khoáng sản, bảo vệ môi trường.

- Bốn là, các cấp chính quyền huyện, xã và các ngành liên quan có biện pháp bảo vệ tài nguyên chưa khai thác, đặc biệt đối với các điểm khoáng sản có triển vọng và các mỏ khoáng sản đã được điều tra, đánh giá, tăng cường công tác bảo vệ môi trường. Đối với các quy hoạch ngành khác, các dự án phát triển kinh tế-xã hội được triển khai cần thiết phải tham vấn hoặc phối hợp có quan có chức năng quản lý nhà nước về khoáng sản để có về thông tin, điều tra về tài nguyên khoáng sản trong khu vực nhằm tránh chồng chéo quy hoạch, hạn chế thấp nhất việc lãng phí nguồn tài nguyên khoáng sản.

- Năm là, các cơ quan tuyên truyền, hội đoàn thể phối hợp tổ chức tuyên truyền phổ biến sâu rộng trong các tầng lớp nhân dân pháp luật về khoáng sản, môi trường, đất đai và các pháp luật khác có liên quan, đặc biệt là trách nhiệm của các tổ chức cá nhân được khai thác khoáng sản và quyền lợi của nhân dân địa phương nơi có khoáng sản được khai thác.

- Sáu là, tiếp tục nâng cao năng lực, tăng cường biên chế cho cán bộ quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường cho các cấp. Chỉ đạo các cơ quan quản lý phối hợp với các cơ sở đào tạo có chức năng mở các lớp đào tạo, bồi dưỡng kiến thức chuyên môn trên lĩnh vực khai thác, chế biến; bảo vệ môi trường, an toàn lao động cho đơn vị hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản trên địa bàn tỉnh.

99

Tiểu kết chương 3

Xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật luôn là yêu cầu đặt ra ở bất cứ giai đoạn phát triển nào của một nhà nước pháp quyền. Pháp luật môi trường nói chung và pháp luật về bảo vệ môi trường trong hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản nói riêng là một ngành luật quan trọng nằm trong hệ thống pháp luật Việt Nam, đã và đang được Đảng và nhà nước quan tâm, củng cố, phát triển và hoàn thiện. Đặc biệt trong bối cảnh hiện nay, xu hướng phát triển của ngành khai thác, chế biến khoáng sản Việt Nam ngày càng được mở rộng về quy mô và số lượng thì môi trường của Việt Nam cũng phải đối mặt với những nguy cơ tiềm ẩn về ô nhiễm, suy thoái môi trường tăng cao. Chính vì vậy, việc xây dựng và hoàn thiện pháp luật về bảo vệ môi trường trong hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản càng trở nên hết sức cần thiết và cấp bách.

Nhằm phù hợp với sự phát triển đất nước, việc xây dựng và hoàn thiện pháp luật về bảo vệ môi trường trong hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản phải đảm bảo phát triển bền vững, kết hợp chặt chẽ, hài hòa, hợp lý giữa phát triển kinh tế đi đôi với bảo đảm an sinh xã hội và bảo vệ môi trường; đảm bảo tính minh bạch, công khai, tính khả thi và tính ổn định, phát huy trí tuệ của toàn dân nhằm xây dựng được các văn bản quy phạm pháp luật hợp lý, khả thi và hiệu quả, phù hợp với lợi ích của các tổ chức, cá nhân và toàn thể xã hội; bảo đảm sự đồng bộ của hệ thống pháp luật môi trường với các hệ thống pháp luật khác có liên quan đồng thời đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế và hợp tác quốc tế trong bảo vệ môi trường.

Bên cạnh việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật thì việc nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trường trong hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản trên thực tiễn cũng là nhiệm vụ quan trọng không kém. Để pháp luật về bảo vệ môi trường trong hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản đi vào cuộc sống, trở nên hiệu quả thì buộc Nhà nước, các cơ quan có thẩm quyền từ Trung ương đến địa phương, các chủ thể khai thác, chế biến khoáng sản và các chủ thể liên quan cần chung tay nghiêm túc thực hiện các quy định của pháp luật, nâng cao ý thức bảo vệ môi trường. Đồng thời, Nhà nước với vai trò quản lý xh cần có những giải pháp cụ thể, áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp với nhau, từ xây dựng và hoàn thiện pháp luật đến tuyên truyền pháp luật, thanh tra, kiểm tra, áp dụng các biện pháp kinh tế, tiến hành hợp tác quốc tế... để quản lý hoạt động khai thác khoáng sản, đảm bảo phát triển bền vững.

Một phần của tài liệu Pháp luật về bảo vệ môi trường trong hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản từ thực tiễn tỉnh điện biên (Trang 105 - 108)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)