CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT & MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU
3.2. Quy trình nghiên cứu
3.3.1. Thang đo thu nhập
Theo Dung (2011), thu nhập là tất cả các khoản mà người lao động nhận được từ doanh nghiệp, bao gồm tiền lương, thưởng, phụ cấp và phúc lợi. Mỗi yếu tố có cách tính riêng và có ý nghĩa khác nhau đối với việc kích thích động viên người lao động hăng hái, tích cực, sáng tạo trong công việc và trung thành với doanh nghiệp. Như vậy, thu nhập nói chung là yếu tố tác động lên sự thỏa mãn và lòng
trung thành. Thang đo được sử dụng để đo lường thu nhập bao gồm bảy quan sát sau:
Stt Phát biểu Nguồn tham khảo
1 Anh/Chị có thể sống hoàn toàn dựa vào thu nhập từ công ty.
Dung, (2011) 2 Tiền lương, thưởng mà anh/chị nhận được hoàn toàn tương
xứng với kết quả làm việc của anh/chị.
3 Anh/Chị được trả lương, thưởng cao.
4 Tiền lương và phân phối thu nhập trong công ty là công bằng.
5
Các chương trình phúc lợi trong công ty rất đa dạng, hấp dẫn (các chế độ bảo hiểm, chăm sóc sức khỏe; hỗ trợ chi phí đi lại, ăn uống; du lịch hàng năm; thăm viếng khi gia đình có hiếu hỉ, ma chay … ).
6 Các chương trình phúc lợi trong công ty thể hiện rõ ràng sự quan tâm chu đáo của công ty đối với CBCNV.
7 Anh/Chị đánh giá cao các chương trình phúc lợi của công ty.
3.3.2 Thang đo điều kiện làm việc
Điều kiện làm việc bao gồm các yếu tố vật chất để thực hiện nhiệm vụ nơi làm việc như trang thiết bị để thực hiện công việc, trang thiết bị an toàn, thời gian làm việc và môi trường vật lý làm việc như nhiệt độ, ánh sáng, tiếng ồn.
Như đã phân tích ở phần mô hình nghiên cứu (mục 2.3), mô hình nghiên cứu ban đầu của Dung (2005) có đề cập đến nhân tố này, tuy kiểm định với nhân tố này chưa đạt. Tuy nhiên, nghiên cứu của Anh (2011) và Dung (2012) đều cho kết quả nhân tố này có tác động đến sự hài lòng. Thang đo của Anh (2011) có bảy quan sát và Dung (2012) bốn quan sát. Các quan sát đều tương tự như nhau, thang đo của Anh (2011) có thêm ba quan sát về an toàn và bảo hộ lao động nên dài hơn. Kết hợp hai nghiên cứu trên và quá trình khảo sát định tính, thang đo điều kiện làm việc được phát biểu như sau:
Stt Phát biểu Nguồn tham khảo
1 Công ty cung cấp đầy đủ trang thiết bị để thực hiện
công việc. Anh (2011)
2 Anh/Chị không cảm thấy thiếu trang thiết bị để
làm tốt công việc. Nghiên cứu khám phá
3 Môi trường làm việc là sạch sẽ, đảm bảo sức khỏe. Anh (2011)
4 Công ty luôn quan tâm cải thiện môi trường và
phương tiện làm việc. Anh (2011)
3.3.3 Thang đo lãnh đạo trực tiếp (supervision)
Thang đo lãnh đạo trực tiếp được dùng để xem xét đánh giá của nhân viên về người cấp trên trực tiếp. Bao gồm sự trao đổi thông tin, sự trao quyền, tính công bằng trong đánh giá công việc và cư xử với nhân viên,
Có rất nhiều nghiên cứu và phương hướng đo lường về yếu tố lãnh đạo. Tuy nhiên, thang đo lãnh đạo trong nghiên cứu này chủ yếu được xây dựng để đo mức độ thỏa mãn của nhân viên với lãnh đạo trực tiếp (tạm gọi là lãnh đạo). Do đó, chỉ gồm bốn quan sát:
Stt Phát biểu Nguồn tham
khảo 1 Cấp trên hỏi ý kiến anh/chị khi có vấn đề liên quan đến
công việc của anh/chị.
Dung, 2011
2 Cấp trên khuyến khích anh/chị tham gia vào việc ra các quyết định quan trọng.
3 Công việc được phân công và xác định được phạm vi trách nhiệm rõ ràng.
4 Anh/Chị được biết nhận xét của cấp trên về mức độ hoàn thành công việc.
3.3.4 Thang đo đồng nghiệp
Con người nhận được từ công việc từ nhiều thứ chứ không phải chỉ có tiền và các thành tựu thấy được. Đối với phần lớn người lao động, công việc cũng thỏa mãn nhu cầu tương tác. Vì vậy, sẽ là không ngạc nhiên khi có những người cộng tác và hỗ trợ sẽ làm tăng sự thỏa mãn đối với công việc (Lam, 1996 dẫn theo Duyên, 2012).
Yếu tố đồng nghiệp dùng để đo lường đánh giá của người lao động về mối quan hệ giữa những nhân viên tại nơi làm việc. Bao gồm sự quan tâm, giúp đỡ, thân thiện và sự chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm tại nơi làm việc.
Nhân tố đồng nghiệp cũng có trong nghiên cứu của Dung (2005), tuy nhiên giả thuyết này bị từ chối. Thang đo yếu tố đồng nghiệp trong luận văn thạc sĩ của Cương, 2009 (hướng dẫn bởi PGS.TS Trần Kim Dung) gồm có bốn quan sát. Thang
đo yếu tố đồng nghiệp của Khôi & Phương (2013) cũng gồm bốn quan sát như trên.
Tuy nhiên, quá trình nghiên cứu khám phá tác giả điều chỉnh hai phát biểu “Đồng nghiệp của Anh/Chị thoải mái và dể chịu” và “Những người Anh/Chị làm việc với rất thân thiện” thành một phát biểu “Các nhân viên đối xử thân thiết, thoải mái”, đồng thời bổ sung thêm một quan sát “Đồng nghiệp và anh/chị sẵn lòng chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm với nhau”. Cuối cùng, thang đo nhân tố đồng nghiệp có bốn quan sát:
Stt Phát biểu Nguồn tham
khảo 1 Đồng nghiệp của anh/chị hợp tác tốt trong công việc. Cương (2009),
Khôi & Phương (2013) 2 Các nhân viên đối xử thân thiết, thoải mái.
3 Đồng nghiệp giúp đỡ lẫn nhau trong công việc.
4 Đồng nghiệp và anh/chị sẵn lòng chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm với nhau.
3.3.5 Thang đo bản chất công việc
Bản chất công việc bao hàm nhiều yếu tố như công việc thú vị hay nhàm chán, công việc đúng với chuyên môn, công việc có tính thách thức, sáng tạo. Bản chất công việc được xem xét đến trong hầu hết các thang đo về sự thỏa mãn trong công việc. Thang đo khái niệm này gồm có 5 quan sát:
Stt Phát biểu Nguồn tham
khảo 1 Công việc cho phép anh/chị sử dụng tốt năng lực cá nhân. Dung (2011) 2 Khi làm việc tốt, anh/chị được đánh giá tốt.
3 Anh/Chị được kích thích để sáng tạo trong thực hiện công việc.
4 Công việc của anh/chị có tính thách thức.
5 Anh/Chị ưa thích công việc.