Thang đo an toàn trong công việc

Một phần của tài liệu Các yếu tố ảnh hưởng đến sự thỏa mãn và lòng trung thành của nhân viên các doanh nghiệp nhà nước tại lâm đồng (Trang 52 - 57)

CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT & MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU

3.2. Quy trình nghiên cứu

3.3.6. Thang đo an toàn trong công việc

An toàn công việc được hiểu là công việc được đảm bảo ổn định, lâu dài và ít có nguy cơ bị sa thải, mất việc.

Như đã nêu ở phần các nghiên cứu trước có liên quan và giới thiệu mô hình nghiên cứu, an toàn công việc là một trong những nhân tố được người lao động quan tâm hàng đầu trong thập niên gần đây. Từ bốn quan sát của Anh (2011), sau khi nghiên cứu định tính, thang đo yếu tố này được điều chỉnh thành bốn quan sát :

Stt Phát biểu Nguồn tham khảo 1 Anh/Chị không cảm thấy áp lực khi đối diện với các

quy định bị sa thải của công ty ?

Anh, 2011 (đã hiệu chỉnh sau quá trình nghiên cứu định

tính) 2 Anh/Chị không cảm thấy bấp bênh khi làm việc tại

công ty?

3 Ở công ty, không có nhiều nguy cơ dẫn đến mất việc ? 4 Nhìn chung, công ty đảm bảo cho anh/chị công việc ổn

định, lâu dài.

3.3.7 Thang đo đào tạo và thăng tiến

Đào tạo và thăng tiến dùng để đo lường đánh giá của nhân viên về cơ hội phát triển. Bao gồm cơ hội phát triển chuyên môn như việc doanh nghiệp có các chương trình đào tạo bổ sung chuyên môn nghiệp vụ thường xuyên, hỗ trợ và động viên người lao động trong học tập để bổ sung, tăng cường kiến thức. Có nhiều cơ hội để người lao động phấn đấu, tham gia vào công tác quản lý.

Thang đo đánh giá của nhân viên với yếu tố đào tạo và thăng tiến bao gồm năm quan sát:

Stt Phát biểu Nguồn tham khảo

1 Anh/Chị có kỹ năng cần thiết để thực hiện tốt công việc.

Dung, (2011) 2 Anh/Chị được tham gia những chương trình đào tạo

theo yêu cầu của công việc.

3 Anh/Chị có nhiều cơ hội để được thăng tiến tại công ty.

4 Anh/Chị được biết các điều kiện cần thiết để được thăng tiến.

5 Nhìn chung, công tác đào tạo và cơ hội thăng tiến trong công ty là có hiệu quả tốt.

3.3.8 Thang đo hài lòng chung

Có nhiều yếu tố làm người lao động hài lòng hoặc không hài lòng trong công việc, do đó cần một thang đo cho sự hài lòng chung, thang đo này dùng để xem xét đánh giá chung của nhân viên lên tất cả các yếu tố liên quan đến công việc.

Thang đo sự thỏa mãn chung đối với công việc, bao gồm 3 quan sát:

Stt Phát biểu Nguồn tham khảo

1 Nói chung, anh/chị cảm thấy hài lòng với công việc.

Michigan Organizational Assessment Questionnaire Satisfaction Subscale (dẫn 2 Về tổng thể, anh/chị không thích công việc mình

đang làm. theo Hải & Kỳ, 2010) 3 Về tổng thể, anh/chị thích làm việc ở đây.

3.3.9 Thang đo trung thành

Kế thừa từ kết quả nghiên cứu Dung (2006) với ba quan sát (mục 2.2.2), thang đo lòng trung thành trong luận văn của Thúy (2010, hướng dẫn bởi PGS.TS.

Trần Thi Kim Dung) được phát triển thành bốn quan sát. Tuy nhiên, quá trình nghiên cứu khám phá với quan sát “Anh/chị muốn ở lại làm việc cùng tổ chức đến cuối đời” không còn phù hợp nên chỉnh thành “Anh/Chị không có ý định thay đổi công việc”. Cuối cùng, thang đo lòng trung thành đối với tổ chức bao gồm 4 phát biểu:

Stt Phát biểu Nguồn tham khảo

1 Anh/Chị không có ý định thay đổi công việc. Dung (2006), Thúy (2010) 2 Anh/Chị sẽ ở lại làm việc lâu dài với tổ chức dù nơi

khác có đề nghị lương bổng hấp dẫn hơn.

3 Anh/Chị trung thành với tổ chức.

4 Anh/Chị luôn làm việc hết mình vì tổ chức.

Tóm lại, thang đo mô hình nghiên cứu bao gồm chín biến, hai biến phụ thuộc là sự hài lòng và lòng trung thành, bảy biến độc lập là (1) thu nhập, (2) điều kiện làm việc, (3) lãnh đạo, (4) đồng nghiệp, (5) bản chất công việc, (6) an toàn công việc, (7) đào tạo và thăng tiến. Có tổng cộng 40 quan sát để đo lường chín khái niệm này. Việc mã hóa các phát biểu của thang đo trình bày trong Phụ lục 3.2.

3.4 Mẫu nghiên cứu

Kích thước mẫu: kích thước mẫu cần cho nghiên cứu phụ thuộc vào nhiều yếu tố như phương pháp xử lý (hồi quy, phân tích nhân tố khám phá EFA, mô hình cấu trúc tuyến tính SEM,..), độ tin cậy cần thiết (Thọ, 2011).

Phương pháp phân tích dữ liệu chính được sử dụng cho nghiên cứu này là phân tích trên mô hình cấu trúc tuyến tính (SEM) sau khi kiểm định phân tích nhân tố khám phá EFA, phân tích nhân tố khẳng định CFA. Kích thước mẫu được xác định như sau:

Mẫu cho EFA: theo Hair &ctg (2006) thì kích thước mẫu tối thiểu phải là 50 và tốt hơn là 100 (dẫn theo Thọ, 2011). Dựa theo quy luật kinh nghiệm (Bollen 1989, dẫn theo Thọ & Trang, 2011) tỉ lệ quan sát/biến đo lường tối thiểu là 5:1 (một biến đo lường cần tối thiểu là 5 quan sát). Theo thang đo chính thức có tổng cộng 40 biến quan sát, trong đó có 33 biến dùng để đo lường bảy nhân tố độc lập và 7 biến dùng để đo lường hai khái niệm phụ thuộc. Như vậy, xét theo tỷ lệ tối thiếu 5:1 thì tối thiểu cần 165 (33 x 5) mẫu để kiểm định EFA.

Theo Hoelter, 1983 (dẫn theo Thọ & Trang, 2011), để đạt ước lượng tin cậy cho phương pháp SEM, mẫu thường có kích thước lớn (n>200).

Vậy để đạt ước lượng tin cậy, tác giả chọn kích cỡ mẫu tối thiểu trong nghiên cứu này là 200 mẫu.

Đối tượng lấy mẫu là các nhân viên và các quản lý cấp thấp (không bao gồm trưởng phòng trở lên) trong các DNNN. Việc lấy mẫu được thực hiện theo phương pháp lấy mẫu thuận tiện.

Mẫu được khảo sát được thực hiện tại bốn doanh nghiệp là Công ty Điện lực Lâm Đồng, Công ty Xăng Dầu Lâm Đồng, Công ty Cấp Thoát nước Lâm Đồng và Công ty Xổ số Kiến thiết Lâm Đồng. Nhân viên làm việc tại khu vực thành phố Đà Lạt được gởi bảng câu hỏi trực tiếp. Các huyện còn gởi bảng câu hỏi bằng đường bưu điện.

Số lượng bảng khảo sát phát ra, thu về và số lượng nhân sự của các Công ty được thể hiện quan bảng sau:

Bảng 3. Tỷ lệ phát mẫu.

STT TÊN CÔNG TY SỐ LƯỢNG TỶ LỆ

NHÂN

VIÊN

PHÁT RA

HỢP LỆ

NHÂN VIÊN

PHÁT RA

HỢP LỆ

1 Điện lực Lâm Đồng 998 170 157 56% 55% 56%

2 Xăng dầu Lâm Đồng 232 40 36 13% 13% 13%

3

Cấp thoát nước Lâm

Đồng 432 80 71 24% 26% 25%

4

Xổ số Kiến thiết Lâm

Đồng 106 20 17 6% 6% 6%

CỘNG 1768 310 281 100% 100% 100%

Tóm lại, trong chương này đã trình bày cụ thể về thiết kế quy trình nghiên cứu, thang đo các khái niệm nghiên cứu, mẫu nghiên cứu. Quy trình nghiên cứu thông qua hai bước, nghiên cứu sơ bộ và nghiên cứu định lượng. Nghiên cứu sơ bộ thực hiện bằng cách lập bảng câu hỏi khảo sát để xác định các khái niệm và sự phù hợp của thang đo các khái niệm, sau đó thực hiện khảo sát 10 nhân viên để điều chỉnh bảng câu hỏi và hình thành bảng khảo sát chính thức. Nghiên cứu chính thức được thực hiện bằng cách phát bảng khảo sát nhân viên với kết quả phù hợp đưa vào dữ liệu để phân tích là n = 281. Chương tiếp theo sẽ trình bày kết quả phân tích số liệu, kết quả kiểm định thang đo và kết quả kiểm định mô hình.

Một phần của tài liệu Các yếu tố ảnh hưởng đến sự thỏa mãn và lòng trung thành của nhân viên các doanh nghiệp nhà nước tại lâm đồng (Trang 52 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)