CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ KIỂM ĐỊNH MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU
4.2. Kết quả kiểm định thang đo
4.2.1. Kết quả kiểm định độ tin cậy Cronbach’s Alpha
Phần mềm SPSS 22 được sử dụng để kiểm định độ tin cậy của chín khái niệm mô hình nghiên cứu. Kết quả Cronbach’s alpha của từng thang đo:
Thang đo nhân tố thu nhập
Nhân tố thu nhập được đo lường bởi bảy biến quan sát. Cronbach α của thang đo này là .805 (>.6), hệ số tương quan biến – tổng thấp nhất là .408 (lớn hơn .3) nên tất cả các biến của khái niệm đạt được độ tin cậy để đưa vào phân tích EFA.
Thang đo nhân tố điều kiện làm việc
Điều kiện làm việc được đo lường bằng bốn quan sát. Kết quả kiểm tra độ tin cậy đều đạt với Cronbach’s alpha là .871 và các hệ số tương quan biến – tổng đều lớn hơn .3 (thấp nhất là .694), nên thang đo đạt được độ tin cậy.
Thang đo nhân tố lãnh đạo
Lãnh đạo được đo lường bởi bốn quan sát. Kết quả kiểm tra Cronbach’s alpha bằng .790 (>.6) và các hệ số tương quan biến – tổng đều lớn hơn .3 (nhỏ nhất là .594) nên thang đo đạt độ tin cậy.
Thang đo nhân tố đồng nghiệp
Đồng nghiệp được đo lường bởi bốn biến quan sát. Cronbach’s Alpha của nhân tố này là .902 và các hệ số tương quan biến – tổng đều lớn hơn .3 (thấp nhất là .752) nên tiếp tục được sử dụng để tiến hành kiểm định EFA.
Thang đo nhân tố bản chất công việc
Thang đo này được đo lường bởi năm biến quan sát. Thực hiện kiểm định Cronbach’s alpha của nhân tố này cho thấy có một biến quan sát (BCCV_23) có hệ số tương quan biến tổng thấp (.165 < .3), sau khi loại biến này thì Cronbach’s alpha bằng .777 (>.6) và các hệ số tương quan biến tổng đều lớn hơn .3 (thấp nhất là .516). Nên sau khi kiểm định Cronbach’s alpha, còn bốn quan sát để tiếp tục đưa vào kiểm định EFA.
Thang đo nhân tố an toàn công việc
Thang đo này được đo lường bởi bốn biến quan sát. Kết quả kiểm định Cronbach α thang đo này đều đạt, với Cronbach’s alpha bằng .797 (> .6) và hệ số tương quan biến tổng nhỏ nhất là .551 (> .3). Nên tất cả bốn quan sát được tiếp tục đưa vào kiểm định EFA.
Thang đo nhân tố đào tạo thăng tiến
Đào tạo thăng tiến được đo bằng năm quan sát. Kiểm tra Cronbach’s alpha của nhân tố này, có hai biến có hệ số tương quan biến tổng thấp (DTTT_29, DTTT_30) lần lượt là .180 và .183. Sau khi lần lượt loại từng biến thì các hệ số tương quan biến tổng mới đạt lớn hơn .3. Kết quả sau khi kiểm tra độ tin cậy, thang đo đào tạo thăng tiến còn ba quan sát với hệ số Cronbach α bằng .831 và hệ số tương quan biến tổng thấp nhất là .649. Hai quan sát DTTT_29 và DTTT_30 dùng để đo lường sự thỏa mãn với đào tạo trong khái niệm đào tạo và thăng tiến, nên nhân tố đào tạo và thăng tiến đến lúc này dùng để đo lường sự thỏa mãn với thăng tiến.
Thang đo hài lòng chung
Hài lòng chung được đo bằng ba quan sát. Kết quả kiểm định thang đo này đạt với Cronbach’s alpha bằng .754 và hệ số tương quan biến – tổng thấp nhất là .514.
Thang đo lòng trung thành
Lòng trung thành được đo bởi bốn quan sát. Kết quả kiểm tra thang đo này đạt, với Cronbach’s alpha bằng .810 và hệ số tương quan biến - tổng thấp nhất là .500.
Như vậy, sau khi kiểm tra độ tin cậy thang đo, có ba biến bị loại là BCCV_23, DTTT_29, DTTT_30. Còn lại 37 biến của chín khái niệm tiếp tục đưa vào phân tích nhân tố khám phá.
Bảng 4.1. Kết quả Cronbach’s alpha các khái niệm
Biến quan sát Trung bình thang đo nếu loại biến
Phương sai thang đo nếu
loại biến
Tương quan biến
- tổng
Cronbach's Alpha nếu
loại biến
Thu nhập Cronbach's Alpha: 0.805
THUNHA_01 21.05 14.74 0.474 0.795 THUNHA_02 20.81 14.68 0.628 0.763 THUNHA_03 21.63 16.40 0.408 0.801 THUNHA_04 21.02 14.41 0.575 0.773 THUNHA_05 20.64 15.43 0.529 0.781 THUNHA_06 20.64 15.02 0.591 0.770 THUNHA_07 20.73 15.11 0.586 0.772 Điều kiện làm
việc Cronbach's Alpha: 0.871
DKLV_08 11.76 4.806 0.694 0.847 DKLV_09 11.83 4.664 0.741 0.828 DKLV_10 11.79 4.545 0.735 0.830 DKLV_11 11.78 4.701 0.726 0.834
Lãnh đạo Cronbach's Alpha: 0.79
LDAO_12 10.86 4.294 0.564 0.756 LDAO_13 11.32 4.061 0.576 0.751 LDAO_14 10.94 4.082 0.608 0.734 LDAO_15 11.02 3.924 0.650 0.713
Đồng nghiệp Cronbach's Alpha: 0.902
DONG_16 11.33 5.214 0.752 0.883 DONG_17 11.25 5.190 0.780 0.873 DONG_18 11.28 5.194 0.779 0.874 DONG_19 11.30 4.969 0.810 0.862 Bản chất công
việc Cronbach's Alpha: 0.777, khi chưa loại BCCV_23, α = .702 BCCV_20 10.91 4.370 0.641 0.693 BCCV_21 10.92 4.254 0.633 0.695 BCCV_22 11.15 4.389 0.538 0.747
BCCV_24 10.86 4.675 0.516 0.755 An toàn công việc Cronbach's Alpha: 0.797 ATCV_25 11.31 5.115 0.551 0.782 ATCV_26 11.07 5.106 0.604 0.750 ATCV_27 10.93 5.502 0.674 0.721 ATCV_28 10.87 5.569 0.634 0.737 Đào tạo thăng
tiến Cronbach's Alpha: 0.831, khi chưa lần lượt loại DTTT_29, DDTT_30; α lần lượt là .676 và .710 DDTT_31 6.64 2.695 0.699 0.760 DDTT_32 6.49 2.708 0.649 0.806 DDTT_33 6.54 2.335 0.729 0.728 Hài lòng chung Cronbach's Alpha: 0.754
HLC_34 7.80 1.587 0.668 0.570 HLC_35 7.75 1.711 0.572 0.685 HLC_36 7.72 1.851 0.514 0.747 Lòng trung thành Cronbach's Alpha: 0.81 TRTH_37 11.61 4.639 0.500 0.834 TRTH_38 11.57 4.497 0.701 0.727 TRTH_39 11.40 4.619 0.751 0.710 TRTH_40 11.41 4.835 0.600 0.775
4.2.2 Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA
Sau khi kiểm tra độ tin cậy, mô hình còn lại 37 biến quan sát để đo lường chín khái niệm. Phân tích EFA được chia làm hai phần, phần thứ nhất phân tích EFA cho bảy khái niệm độc lập là các thành phần của công việc, phần thứ hai phân tích chung cho hai biến phụ thuộc là lòng trung thành và sự hài lòng. Sử dụng SPSS với phương pháp trích Principal axis factoring, phép quay Promax được cho là phù hợp để tiếp tục kiểm định mô hình bằng SEM (Thọ, 2011).
Kết quả EFA cho bảy khái niệm thành phần công việc
Bảy thành phần công việc gồm có 30 biến quan sát. Thực hiện EFA, các biến BCCV_24, BCCV_20, BCCV_21, BCCV_22 lần lượt bị loại bỏ do có hệ số tải nhân tố thấp hơn .4. Tiếp theo, biến THUNHA_3 bị loại bỏ do hiệu số tải giữa hai nhân tố thấp hơn .3. Nhân tố thu nhập được tách thành hai và được đặt tên là lương (bao gồm các quan sát cho nhân tiền lương: THUNHA_1, THUNHA_2,
THUNHA_4) và phúc lợi (bao gồm các quan sát cho yếu tố phúc lợi: THUNHA_5, THUNHA_6 và THUNHA_7).
Như vậy, sau khi thực hiện đánh giá độ tin cậy và EFA cho các nhân tố thành phần công việc, bảy thành phần ban đầu bao gồm (1) thu nhập, (2) điều kiện làm việc, (3) lãnh đạo, (4) đồng nghiệp, (5) bản chất công việc, (6) an toàn công việc, và (7) đào tạo thăng tiến với 30 biến quan sát được điều chỉnh thành (1) lương, (2) điều kiện làm việc, (3) lãnh đạo, (4) đồng nghiệp, (5) an toàn công việc, (6) thăng tiến, và (7) phúc lợi với 25 biến quan sát.
Kết quả EFA lần cuối cho bảy khái niệm thành phần công việc:
Bảng 4.2 Kết quả EFA các thành phần công việc
Biến quan sát Hệ số tải nhân tố
1 2 3 4 5 6 7
DONG_19 .866
DONG_16 .848
DONG_18 .834
DONG_17 .783
DKLV_10 .846
DKLV_09 .794
DKLV_11 .745
DKLV_08 .606 .205
LDAO_12 .718
LDAO_15 .702
LDAO_13 .673 .208
LDAO_14 .211 .646
ATCV_27 .860
ATCV_28 .690
ATCV_25 .667
ATCV_26 .600 .201
DDTT_31 .797
DDTT_32 .733
DDTT_33 .696
THUNHA_05 .895
THUNHA_06 .708
THUNHA_07 .625
THUNHA_02 .782
THUNHA_01 .714
THUNHA_04 .596
Eigenvalues 8.48 2.29 2.08 1.61 1.42 1.15 1.01
Phương sai trích (%) 32.46 7.80 6.62 5.02 3.89 3.08 2.52 Cronbach's Alpha 0.902 0.871 0.79 0.797 0.831 0.834 0.744
Tổng phương sai trích được bằng 61.39% (>50%), KMO = .889, p < .05.
Nên kết quả EFA là phù hợp.
EFA cho nhân tố hài lòng và nhân tố trung thành
Nhân tố hài lòng và trung thành bao gồm bảy quan sát. Khi phân tích EFA loại biến TRTH_37 vì có hệ số tải nhân tố thấp (.455). Xét về mặc ý nghĩa lý thuyết thì quan sát này do quá trình nghiên cứu khám phá đưa thêm vào nên có thể chưa phù hợp. Kết quả EFA thang đo hài lòng giữ nguyên ba biến quan sát và trung thành loại một còn ba quan sát. Kết quả EFA thang đo hài lòng và trung thành trong bảng 4.3
Bảng 4.3. Kết quả EFA thang đo hài lòng và trung thành Biến quan sát Hệ số tải nhân tố
1 2
TRTH_39 .993
TRTH_38 .742
TRTH_40 .637
HLC_34 .842
HLC_35 .734
HLC_36 .530
Eigenvalues 3.19 1.13 Phương sai trích (%) 47.18 12.31 Cronbach's Alpha 0.834 0.754
Tổng phương sai trích được bằng 59.49% (>50%), KMO = .774, p < .05.
Nên kết quả EFA là phù hợp.
Sau khi phân tích EFA, mô hình nghiên cứu có điều chỉnh lại theo hình 4.1.
Hình 4.1. Mô hình nghiên cứu điều chỉnh sau khi phân tích EFA.
Các giả thuyết được phát biểu lại trong mô hình điều chỉnh như bảng 4.4:
Bảng 4.4. Phát biểu lại các giả thuyết trong mô hình điều chỉnh.
Giả
thuyết Phát biểu
- Giả thuyết về sự thỏa mãn:
H1 Mức độ thỏa mãn với tiền lương tăng hay giảm thì mức độ thỏa mãn chung của nhân viên đối với công việc cũng tăng hay giảm theo.
H2 Mức độ thỏa mãn với điều kiện làm việc tăng hay giảm thì mức độ thỏa mãn chung của nhân viên đối với công việc cũng tăng hay giảm theo.
H3 Mức độ thỏa mãn với đồng nghiệp tăng hay giảm thì mức độ thỏa mãn chung của nhân viên đối với công việc cũng tăng hay giảm theo.
H4 Mức độ thỏa mãn với cấp trên trực tiếp tăng hay giảm thì mức độ thỏa mãn chung của nhân viên đối với công việc cũng tăng hay giảm theo.
H5 Mức độ thỏa mãn với phúc lợi tăng hay giảm thì mức độ thỏa mãn chung của nhân viên đối với công việc cũng tăng hay giảm theo.
H6
Mức độ thỏa mãn với tính an toàn của công việc tăng hay giảm thì mức độ thỏa mãn chung của nhân viên đối với công việc cũng tăng hay giảm theo.
H7 Mức độ thỏa mãn với cơ hội thăng tiến tăng hay giảm thì mức độ thỏa mãn chung của nhân viên đối với công việc cũng tăng hay giảm theo.
- Giả thuyết về lòng trung thành:
H8 Tiền lương tác động dương lên lòng trung thành.
Giới tính; Tuổi tác;
Thâm niên; Học vấn;
Nhóm thu nhập.
Tiền lương
Điều kiện làm việc Đồng nghiệp
Phúc lợi
Thăng tiến An toàn trong công việc
Sự thỏa mãn
Lòng trung thành Lãnh đạo
H9 Điều kiện làm việc tác động dương lên lòng trung thành.
H10 Đồng nghiệp tác động dương lên lòng trung thành.
H11 Cấp trên trực tiếp tác động dương lên lòng trung thành.
H12 Phúc lợi tác động dương lên lòng trung thành.
H13 An toàn trong công việc tác động dương lên lòng trung thành.
H14 Cơ hội thăng tiến tác động dương lên lòng trung thành.
- Giả thuyết về tác động của sự thỏa mãn lên lòng trung thành:
H15 Thỏa mãn chung trong công việc tác động dương lên lòng trung thành.
Tóm lại, sau khi thực hiện EFA, mô hình còn lại 31 biến quan sát đo lường 9 khái niệm. Bảng 4.5 mô tả chi tiết các nhận định và các khái niệm sau khi điều chỉnh theo kết quả EFA.
Bảng 4.5. 31 quan sát còn lại sau quá trình EFA.
Stt Phát biểu
Tiền lương
1 Anh/chị có thể sống hoàn toàn dựa vào thu nhập từ công ty.
2 Tiền lương, thưởng mà anh/chị nhận được hoàn toàn tương xứng với kết quả làm việc của anh/chị.
3 Tiền lương và phân phối thu nhập trong công ty là công bằng.
Điều kiện làm việc
4 Công ty cung cấp đầy đủ trang thiết bị để thực hiện công việc.
5 Anh/chị cảm thấy thiếu một vài trang thiết bị để làm việc nhanh và hiệu quả hơn.
6 Môi trường làm việc là sạch sẽ, đảm bảo sức khỏe.
7 Công ty luôn quan tâm cải thiện môi trường và phương tiện làm việc.
Đồng nghiệp
8 Đồng nghiệp của anh/chị hợp tác tốt trong công việc.
9 Các nhân viên đối xử thân thiết, thoải mái.
10 Đồng nghiệp giúp đỡ lẫn nhau trong công việc.
11 Đồng nghiệp và anh/chị sẳn lòng chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm với nhau.
Lãnh đạo
12 Cấp trên hỏi ý kiến anh/chị khi có vấn đề liên quan đến công việc của anh/chị.
13 Cấp trên khuyến khích anh/chị tham gia vào việc ra các quyết định quan trọng.
14 Công việc xác định được phạm vi trách nhiệm rõ ràng.
15 Anh/chị được biết nhận xét của của cấp trên về mức độ hoàn thành công việc.
Phúc lợi
16
Các chương trình phúc lợi trong công ty rất đa dạng, hấp dẫn (các chế độ bảo hiểm, chăm sóc sức khỏe; hỗ trợ chi phí đi lại, ăn uống; du lịch hàng năm;
thăm viếng khi gia đình có hiếu hỉ, ma chay … ).
17 Các chương trình phúc lợi trong công ty thể hiện rõ ràng sự quan tâm chu đáo của công ty đối với CBCNV.
18 Anh/chị đánh giá rất cao các chương trình phúc lợi của công ty.
An toàn công việc
19 Anh/chị cảm thấy áp lực khi đối diện với các quy định bị sa thải của công ty.
20 Anh/chị cảm thấy bấp bênh khi làm việc tại công ty.
21 Ở công ty, có quá nhiều nguy cơ dẫn đến mất việc.
22 Nhìn chung, công ty đảm bảo cho anh/chị công việc ổn định, lâu dài.
Thăng tiến
23 Anh/chị có nhiều cơ hội để được thăng tiến tại công ty.
24 Anh/chị được biết các điều kiện cần thiết để được thăng tiến.
25 Nhìn chung, công tác đào tạo và cơ hội thăng tiến trong công ty là có hiệu quả tốt.
Hài lòng chung
26 Nói chung, Anh/chị cảm thấy hài lòng với công việc.
27 Về tổng thể, Anh/chị không thích công việc mình đang làm 28 Về tổng thể, Anh/chị thích làm việc ở đây.
Trung thành
29 Anh/Chị sẽ ở lại làm việc lâu dài với tổ chức dù nơi khác có đề nghị lương bổng hấp dẫn hơn.
30 Anh/Chị trung thành với tổ chức.
31 Anh/Chị luôn làm việc hết mình vì tổ chức.
4.2.3 Kết quả phân tích CFA
Thực hiện CFA với 9 khái niệm đo lường bởi 31 quan sát, kết quả cho thấy các giá trị thống kê đạt yêu cầu với dữ liệu thị trường. Tuy nhiên, tổng phương sai trích của nhân tố lãnh đạo chưa đạt (.4878 < .5). Loại biến LDAO_12 do có hệ số thấp nhất trong thang đo. Thực hiện CFA lần thứ hai thì các số liệu kiểm tra thang đo đều đạt.
Kết quả phân tích CFA thể hiện trong hình 4.2. Trong đó các chỉ số thống kê đều đạt yêu cầu: Mô hình có 369 bậc tự do; CMIN = 670.077 với p = .000;
CMIN/df = 1.816 (<2); TLI = .918 (>.9); CFI = .931 (>.9); GFI = .864 (>.8);
RMSEA = .054 (<.08), do đó có thể kết luận mô hình đạt được sự phù hợp với dữ liệu thị trường.
Hình 4.2. Kết quả phân tích CFA (đã chuẩn hóa)
Sau khi kiểm định CFA, có một nhân tố giảm biến đó là lãnh đạo (LDAO_12), còn lại ba biến quan sát. Kiểm tra độ tin cậy sau khi loại biến LDAO_12, thang đo lãnh đạo đạt độ tin cậy với Cronbach α là .756 (>.6), hệ số tương quan tổng – biến thấp nhất là .509 (>.3).
Kiểm tra lại một số thông số khác: Mức độ phù hợp chung, đã kiểm định ở trên với kết quả là mô hình phù hợp với dữ liệu thị trường. Giá trị hội tụ: các trọng số đã chuẩn hóa đều lớn hơn .5 và các trọng số chưa chuẩn hóa đều có ý nghĩa thống kê (phụ lục 4a, 4b), nên các khái niệm đều đạt độ hội tụ. Tính đơn nguyên:
mô hình phù hợp với dữ liệu thị trường và không có tương quan giữa các sai số đo lường nên đạt được tính đơn nguyên (phụ lục 4c). Độ tin cậy: tổng phương sai trích đều lớn hơn .5 nên các thang đo đạt được độ tin cậy (bảng 4.6). Giá trị phân biệt:
các hệ số tương quan giữa các khái niệm thành phần đều khác 1 và có ý nghĩa thống kê nên các khái niệm trong thang đo đạt giá trị phân biệt (bảng 4.7). Giá trị liên hệ lý thuyết: khi bỏ biến LDAO_12, thang đo lãnh đạo còn lại ba biến đo lường cho mỗi khái niệm, các biến còn lại có thể mô tả được khái niệm, do đó có thể bỏ biến LDAO_12 để thang đo phù hợp với mô hình hơn.
Bảng 4.6. Kết quả kiểm định độ tin cậy tổng hợp và tổng phương sai trích.
Stt Nhân tố Độ tin cậy tổng hợp Tổng phương sai trích
1 DKLV 0.8709 0.6278
2 LANH_DAO 0.7638 0.5227
3 DONGNGHIEP 0.9021 0.6974
4 ANTOANCV 0.8032 0.5074
5 LUONG 0.7537 0.5081
6 PHUCLOI 0.8331 0.6259
7 THANGTIEN 0.8329 0.6260
8 HAILONGCV 0.7653 0.5297
9 TRUNGTHANH 0.8466 0.6497
Bảng 4.7. Kết quả kiểm định giá trị phân biệt giữa các khái niệm.
r SE CR Pvalue DKLV <--> LANH_DAO 0.473 0.053 9.991 0.000 DKLV <--> DONGNGHIEP 0.493 0.052 9.734 0.000 DKLV <--> ANTOANCV 0.421 0.054 10.662 0.000 DKLV <--> LUONG 0.405 0.055 10.870 0.000 DKLV <--> PHUCLOI 0.694 0.043 7.099 0.000 DKLV <--> THANGTIEN 0.244 0.058 13.021 0.000 DKLV <--> HAILONGCV 0.588 0.048 8.508 0.000 DKLV <--> TRUNGTHANH 0.494 0.052 9.721 0.000 LANH_DAO <--> DONGNGHIEP 0.571 0.049 8.729 0.000 LANH_DAO <--> ANTOANCV 0.351 0.056 11.577 0.000 LANH_DAO <--> LUONG 0.528 0.051 9.283 0.000 LANH_DAO <--> PHUCLOI 0.49 0.052 9.772 0.000 LANH_DAO <--> THANGTIEN 0.64 0.046 7.826 0.000 LANH_DAO <--> HAILONGCV 0.481 0.052 9.888 0.000 LANH_DAO <--> TRUNGTHANH 0.516 0.051 9.438 0.000 DONGNGHIEP <--> ANTOANCV 0.467 0.053 10.068 0.000 DONGNGHIEP <--> LUONG 0.48 0.053 9.901 0.000 DONGNGHIEP <--> PHUCLOI 0.537 0.051 9.168 0.000 DONGNGHIEP <--> THANGTIEN 0.562 0.050 8.845 0.000 DONGNGHIEP <--> HAILONGCV 0.592 0.048 8.456 0.000 DONGNGHIEP <--> TRUNGTHANH 0.462 0.053 10.133 0.000 ANTOANCV <--> LUONG 0.399 0.055 10.948 0.000 ANTOANCV <--> PHUCLOI 0.337 0.056 11.762 0.000 ANTOANCV <--> THANGTIEN 0.339 0.056 11.736 0.000 ANTOANCV <--> HAILONGCV 0.356 0.056 11.511 0.000 ANTOANCV <--> TRUNGTHANH 0.432 0.054 10.520 0.000 LUONG <--> PHUCLOI 0.55 0.050 9.000 0.000 LUONG <--> THANGTIEN 0.517 0.051 9.425 0.000 LUONG <--> HAILONGCV 0.54 0.050 9.129 0.000 LUONG <--> TRUNGTHANH 0.394 0.055 11.013 0.000 PHUCLOI <--> THANGTIEN 0.424 0.054 10.623 0.000 PHUCLOI <--> HAILONGCV 0.664 0.045 7.506 0.000 PHUCLOI <--> TRUNGTHANH 0.478 0.053 9.927 0.000 THANGTIEN <--> HAILONGCV 0.427 0.054 10.584 0.000 THANGTIEN <--> TRUNGTHANH 0.335 0.056 11.789 0.000 HAILONGCV <--> TRUNGTHANH 0.591 0.048 8.469 0.000
Mối quan hệ
Tóm lại, sau khi phân tích nhân tố khẳng định CFA, có một biến bị loại là LDAO_12. Mô hình còn lại 30 biến quan sát để đo lường 9 khái niệm. Trong đó có hai biến phụ thuộc và bảy biến độc lập.
4.2.4 Kết quả kiểm định mô hình cấu trúc
Tiêu chuẩn để kiểm định SEM đạt được sự tương thích với dữ liệu thị trường là Chi-bình phương có p<.05, TLI, CFI ≥ .9 và RMSEA < .08 (Thọ & Trang, 2011).
Chín khái niệm với 30 biến quan sát tiếp tục đưa vào mô hình SEM để kiểm định mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng và trung thành. Kết quả kiểm định mô hình cấu trúc không đạt do các số liệu thống kê không đạt yêu cầu với: CFI
= .799 (< .9), TLI = .776 (< .9), GFI = .725, RMSEA = .089 (>.8) (phụ lục 4d).
Thực hiện điều chỉnh mô hình dựa vào các hệ số MI cao cũng không thể cải thiện được mô hình. Quay trở lại các thang đo về sự hài lòng cho thấy có rất nhiều thang đo về sự hài lòng (như các nghiên cứu tổng hợp của Yeoh ,2007; Tan & Waheed, 2011; Measuring job satisfaction in surveys-Comparative analytical report, 2007;
Steger et al., 2012; Hải & Kỳ, 2010; Dung, 2011). Các thang đo này đều có ưu nhược điểm và phù hợp trong đo lường ở những ngành nghề khác nhau, nhưng tất cả đều đã được kiểm chứng. Điều này cho thấy sự hài lòng trong công việc là một nhân tố đa chiều và phức tạp. Nó bao hàm tất cả các cảm xúc lên yếu tố công việc.
Hay nói cách khác trong điều kiện thang đo JDI, tất cả các yếu tố thành phần công việc đều có liên quan đến nhau khi xét đến nhân tố hài lòng chung trong công việc.
Dung (2005) và Tựu & Liêm (2012) đều xác định mối tương quan giữa các thành phần công việc khi thực hiện kiểm định mô hình các thành phần công việc ảnh hưởng lên sự hài lòng bằng SEM (phụ lục 4e, 4f). Thực hiện kiểm định SEM như hai tác giả ở trên, kết quả mô hình SEM như sau: