Thị trường tổng quát

Một phần của tài liệu Lập kế hoạch marketing cho sản phẩm hóa chất melamine dùng trong sản xuất ván gỗ nhân tạo công ty basf tại việt nam giai đoạn 2014 2015 (Trang 26 - 31)

CHƯƠNG 3 PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG KINH DOANH

3.2. Phân tích thị trường – khách hàng

3.2.1 Thị trường tổng quát

3.2.1.1 Nhu cầu Melamine từ năm 2011-2013

Phân tích số liệu từ tổng cục thống kê trình bày ở hình 3.2 cho thấy tổng lượng Melamine nhập khẩu dùng để sản xuất keo tăng mạnh từ năm 2011 đến năm 2013 phù hợp với sự ra đời của nhiều nhà máy mới trong giai đoạn này. Trong năm 2012, thống kê nhập khẩu cho thấy cũng có khoảng 2,100 tấn Melamine nhập khẩu.

Trong năm 2013, công suất sản xuất của các nhà máy mới như Dongwha, Veco tăng mạnh sau khi đã hoàn thành công đoạn chạy thử khiến cho lượng nhập Melamine tăng.

Hình 3.2 Tổng số lượng Melamine nhập khẩu từ năm 2010 – 2013 ( Đơn Vị : Tấn) (Nguồn : Số liệu thống kê hoá chất nhập khẩu do tác giả thu thập)

Theo Công ty nghiên cứu thị trường Poyry thì :” Năng lực sản xuất ván nhân tạo Việt nam đã và đang phát triển mạnh suốt thập kỷ vừa rồi và đạt khoảng 790,000 m3 vào năm 2012”

Theo Poyry, các nước đang phát triển ở Châu Á, trong đó có Việt Nam, 70% ván gỗ nhân tạo là sản xuất theo tiêu chuẩn E2 và E3 (hàm lượng phát thải Formaldehyde cao hơn 0.1ppm) dùng cho thị trường nội địa. 30% còn lại dùng để xuất khẩu. Như vậy, có thể ước tính sản lượng ván nhân tạo của Việt Nam năm 2012 đạt chuẩn xuất khẩu ( E0, Carb -2 , hàm lượng phát thải Formaldehyde thấp hơn 0.09ppm) là khoảng 237,000 m3.

Hình 3.3 Yêu cầu về hàm lượng Formaldehyde thải ra của ván nhân tạo.

(Nguồn : tài liệu nội bộ của công ty )

693 859

2,093

3,095

- 500 1,000 1,500 2,000 2,500 3,000 3,500

2010 2011 2012 2013

Tấn

Xu hướng rõ ràng của ngành công nghiệp là phải giảm hàm lượng Formaldehyde phát thải. Để đạt được mục tiêu này thì cần dùng Melamine để sản xuất keo gỗ MUF. Ngoài MUF, các loại keo khác cũng được dùng là UF và PF. Tuy nhiên, chất lượng các loại keo này không tốt bằng keo MUF → Đây là cơ hội tốt cho việc phát triển sản phẩm Melamine ở thị trường Việt Nam.

Để sản xuất ra một m3 ván gỗ chất lượng cao (đạt tiêu chuẩn CARB P2 & E0) để xuất khẩu qua thị trường Mỹ, Châu Âu và Nhật Bản, Úc và New Zealand... cần 8kg bột Melamine chiếm khoảng 10% khối lượng để tổng hợp keo. ( Nguồn: Phỏng vấn giám đốc mua hàng ÔngPark Han Soon của VRG Dongwha , xem Phụ lục V).

Như vậy ước tính nhu cầu thực tế Melamine để sản xuất các loại ván này là khoảng 1,900 tấn trong năm 2012.

Như vậy, so với con số nhập khẩu, nhu cầu Melamine thực tế thấp hơn khoảng 200 tấn.

Sự khác biệt này,có thể giải thích là do các nguyên nhân như : cơ cấu lượng ván chất lượng cao có thể nhiều hơn so với con số của Poyry, tồn kho Melamine ở các công ty thương mại, công ty sản xuất keo và các nhà máy sản xuất ván sợi.

Tuy nhiên, có thể thấy là có thể dựa vào số liệu nhập khẩu Melamine để phản ánh được nhu cầu Melmine thực tế của thị trường vì các lí do là Mức độ phản ảnh của số liệu melamine này là rất cao và đáng tin cậy do Việt nhập khẩu 100% Melamine. Hàng tháng, hàng quý, có thể kiểm tra lại nhu cầu từ số liệu Melamine có hàng tháng để phân tích.

3.2.1.2 Dự Báo Nhu cầu nhập khẩu Melamine để sản xuất keo gỗ từ năm 2014 tới năm 2015

a) Dự báo theo tương quan giữa tăng trưởng công suất sản xuất ván nhân tạo và tăng trưởng nhu cầu Melamine

Từ năm 2010-2013, nhu cầu nhập khẩu Melamine để sản xuất keo gỗ tăng trung bình 74%/ năm do công suất sản xuất ván nhân tạo tăng rất mạnh, khoảng 37%/ năm.

Trong 2 năm 2014-2015, dự kiến sẽ có 5 nhà máy mới đi vào hoạt động với tổng công suất thiết kế là 500,000 m3. Như vậy, trong 2 năm tới tổng công suất sẽ tăng khoảng 17%/năm, chỉ bằng phân nửa với giai đoạn 2010-2013. Vì vậy, ước tính nhu cầu Melamine tăng tương ứng theo công suất tăng khoảng 34%, trong 2 năm 2014 – 2015.

Hình 3.4 Công suất của các nhà máy sản xuất ván nhân tạo.

(Nguồn : tác giả tổng hợp)

b) Dự báo nhu cầu thị trường dự theo tăng trưởng nhu cầu của các nhà máy lớn hiện tại và các nhà máy sẽ đi vào hoạt động trong năm 2014 và 2015.

Nhu cầu của MDF Dongwha trong năm 2013 là 550MT, tương ứng với mức công suất là 250,000m3/năm. Trong năm 2014, theo kế hoạch của bộ phận mua hàng , hàng tháng Dongwha sẽ cần 60 tấn /tháng, tương đương 720 tấn /năm. Như vậy, nhu cầu của Dongwha trong năm 2014 sẽ tăng 170 tấn.

- 200,000 400,000 600,000 800,000 1,000,000 1,200,000 1,400,000 1,600,000 1,800,000 2,000,000

2010 2011 2012 2013 2014 2015

M3

Năm

+17%

+37 %

Trong năm 2014, 2 nhà máy MDF Ý Mỹ và Lâm Nghiệp Tháng Năm sẽ đi vào hoạt động với tổng công suất là 250,000 m3/năm. Các nhà máy này, đều sử dụng công nghệ và thiết bị của các nước G7, tương đương với MDF Dongwha, nên có thể ước tính nhu cầu của hai nhà máy này trong năm 2014 bằng với nhu cầu của Dongwha trong năm 2013(550 tấn).

Tương tự như vậy, sang năm 2015, sẽ có 3 nhà máy mới đi vào hoạt động với tổng công suất cũng là 250,000m3 và nhu cầu Melamine cũng khoảng (550 tấn).

Cho rằng, nhu cầu Melamine của các nhà máy còn lại không thay đổi. Ước tính, tổng nhu cẩu Melamine tới năm 2015 sẽ là 3,095 +170+550 + 550 = 4,365tấn. Như vậy, mức tăng trưởng bình quân (CAGR) nhu cầu melamine từ 2013-2014 sẽ là 19%/năm.

Lấy kết quả trung bình của hai phương pháp dự báo, nhu cầu melamine trong 2 năm 2014, 2015 sẽ tăng trưởng khoảng 27% năm. Đây là cơ hội kinh doanh rất tốt cho các nhà cung cấp Melamine như BASF.

Hình 3.5 Dự Báo nhu cầu nhập khẩu Melamine để sản xuất keo gỗ từ năm 2014 tới 2015.

(Nguồn: tác giả tổng hợp và phân tích)

693 859

2,093

3,095 3,900

4,800

- 1,000 2,000 3,000 4,000 5,000 6,000

2010 2011 2012 2013 2014 2015

Tấn

Năm

+27

74%

Một phần của tài liệu Lập kế hoạch marketing cho sản phẩm hóa chất melamine dùng trong sản xuất ván gỗ nhân tạo công ty basf tại việt nam giai đoạn 2014 2015 (Trang 26 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(70 trang)