Phân tích môi trường kinh doanh

Một phần của tài liệu Lập kế hoạch marketing cho sản phẩm hóa chất melamine dùng trong sản xuất ván gỗ nhân tạo công ty basf tại việt nam giai đoạn 2014 2015 (Trang 37 - 43)

CHƯƠNG 3 PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG KINH DOANH

3.3 Phân tích môi trường kinh doanh

− Theo Dự thảo Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 – 2020: “Phấn đấu đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại; chính trị - xã hội ổn định, đồng thuận, dân chủ, kỷ cương. Đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được nâng lên rõ rệt; độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ được giữ vững; Vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế tiếp tục được nâng lên; tạo tiền đề vững chắc để phát triển cao hơn trong giai đoạn sau.” Một số chỉ tiêu kinh tế xã hội đến năm 2020:

− Phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước (GDP) bình quân 7- 8%/năm. GDP năm 2020 theo giá so sánh bằng khoảng 2,2 lần so với năm 2010.

GDP bình quân đầu người theo giá thực tế đạt khoảng 3.000-3.200 USD. Bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô. Xây dựng cơ cấu kinh tế công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ hiện đại, hiệu quả.

Như vậy, tiềm năng tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong hai năm tới vẫn rất tốt.

Thu nhập tăng tạo điều kiện cho người dân chi tiêu nhiều hơn cho đồ gỗ nội ngoại thất Yếu tố khoa học công nghệ

Xu hướng phát triển công nghệ chế biến gỗ trên thế giới

− Công nghệ tạo ra các vật liệu composite từ nguyên liệu gỗ, lâm sản ngoài gỗ và thứ phế liệu dạng sơ sợi trong sản xuất nông lâm nghiệp làm gia tăng giá trị và nâng cao hiệu quả sử dụng gỗ.

− Phát triển công nghiệp phụ trợ cho chế biến gỗ: Keo dán, chất phủ, chất nhuộm, đinh vít....

− Phát triển công nghệ chế biến, bảo quản gỗ sạch, tiết kiệm năng lượng, bảo vệ môi trường.

− Nghiên cứu các giải pháp công nghệ giảm thiểu ô nhiễm môi trường trong chế biến lâm sản

Các yếu tố này tạo ra nhiều cơ hội cho các nhà cung cấp nguyên liệu đầu vào như BASF. Nhất là chủ trương phát triển công nghiệp phụ trợ cho chế biến gỗ, phát triển các công nghệ giảm thiểu ô nhiễm môi trường.

Xu hướng phát triển công nghệ chế biến gỗ Việt Nam

Với thực trạng ngành chế bến gỗ Việt Nam hiện nay và xu hướng của thị trường lâm sản trong tương lai ta có thể dự báo xu hướng phát triển công nghệ của Việt Nam như sau:

− Bên cạnh việc hình thành các doanh nghiệp mới với trang thiết bị mới, hiện đại, hầu hết các doanh nghiệp chế biến gỗ phải thường xuyên duy tu nhà xưởng, đổi mới trang thiết bị để đáp ứng được yêu cầu sản xuất hiện tại và trong tương lai.

− Nhanh chóng tiếp thu và áp dụng vào sản xuất các tiến bộ kỹ thuật về công nghệ chế biến gỗ như công nghệ tạo vật liệu mới, công nghệ xử lý gỗ, công nghệ sử dụng các phế liệu dạng sơ sợi trong sản xuất nông lâm nghiệp

− Các doanh nghiệp chế biến gỗ sẽ từng bước làm chủ thương hiệu, chủ động trong thiết kế để tạo các sản phẩm đồ gỗ của Việt Nam ngày càng đa dạng hơn về chủng loại, giá trị ngày càng tăng, mẫu mã đẹp. Sản phẩm giá trị gia tăng đang được chú trọng phát triển cả về giá trị và sản lượng. Phát triển sản phẩm có giá trị gia tăng là một trong những yếu tố quan trọng để phát triển công nghệ và giá trị xuất khẩu của sản phẩm gỗ Việt Nam.

− Sự phát triển của công nghiệp chế biến gỗ sẽ góp phần thúc đẩy sự phát triển của công nghiệp phụ trợ: thiết kế, chế tạo máy, thiết bị chế biến, keo dán, chất phủ...

của nước ta.

Nhận xét: xu hướng phát triển công nghệ chế biến gỗ ở Việt Nam đang định hướng theo xu hướng chung của thế giới. Vì vậy, sẽ gia tăng cơ hội cho các nhà cung cấp hoá chất, thiết bị, công nghệ thuộc nhóm G7 gia nhập vào thị trường Việt Nam.

Yếu tố luật lệ, quy định, chính trị:

− Căn cứ theo Quy hoạch công nghiệp chế biến gỗ Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2013, được Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt tại Quyết định số 2728/QĐ-BNN-CB ngày 31/10/2012, ngành Công

nghiệp chế biến gỗ phải được coi là động lực phát triển kinh tế lâm nghiệp Việt Nam. Đề phát triển công nghiệp chế biến gỗ một cách bền vững, định hướng phát triển chú trọng đến rừng trồng và rừng gỗ tự nhiên được quản lý và khai thác sử dụng một cách bền vững, và đến năm 2020 trên 60% lượng gỗ trong nước được đưa vào chế biến công nghiệp . Về sản xuất, quy hoạch cũng định hướng chuyển dần từ sản xuất gỗ ngoại thất sang gỗ nội thất và hạn chế xuất khẩu dăm gỗ.

Cơ hội: tận dụng nguồn dăm gỗ để sản xuất ván nhân tạo.

− Thị trường trong nước sẽ tập trung sản phẩm nội thất đáp ứng nhu cầu và thị hiếu thị trường; đồng thời tập trung phát triển sản xuất ván nhân tạo phục vụ sản xuất đồ gỗ xuất khẩu và tiêu dùng nội địa, ưu tiên gỗ ghép thanh, MDF, ván chất lượng cao. Điều này cho thấy thị trường trong nước và xuất khẩu đang chuyển dần hướng sang sử dụng các loại gỗ ván ép để sản xuât hàng nội thất.

Bảng 3.1 Quy hoạch sản xuất ván nhân tạo đến 2020 và định hướng đến năm 2030.

TT Công suất sản phẩm ( m3 sản phẩm/năm)

Giai đoạn 2011 - 2015

Giai đoạn 2016- 2020

Giai đoạn 2021 - 2030

1 Ván dăm 100,000 100,000 100,000

2 Ván sợi 1,200,000 1,600,000 1,800,000

3 Gỗ ghép thanh 800,000 1,000,000 1,500,000

4 Các loại ván nhân tạo khác 200,000 300,000 500,000

Tổng cộng 2,300,000 3,000,000 3,900,000

Như vậy, việc phát triển công nghiệp sản xuất ván nhân tạo của Việt Nam đã có lộ trình cụ thể. Tạo cơ sở cho việc phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ liên quan khác, công đó có hoá chất đầu vào sản xuất ván nhân tạo.

Tình hình xuất nhập khẩu đồ gỗ của Việt Nam.

Hiện tại, Việt Nam có trên 3,900 doanh nghiệp chế biến gỗ, trong đó có khoảng 95% số doanh nghiệp chế biến lâm sản thuộc loại hình sở hữu tư nhân và 5% thuộc sở hữu nhà nước. Điều đáng nói là, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tuy chỉ chiếm 16%

tổng số doanh nghiệp, nhưng lại có giá trị sản lượng và kim ngạch xuất khẩu chiến đến 50%.

− Trong thập kỷ vừa qua, tầm quan trọng của thương mại các sản phẩm từ gỗ và đồ gỗ liên tục được nâng cao trong tổng kim ngạch thương mại của Việt Nam, đặc biệt là đồ gỗ nội ngoại thất.

Hình 3.10 Kim ngạch xuất khẩu gỗ và đồ nội-ngoại thất Việt Nam từ 2009 – 2013.

(Nguồn: Bộ Công Thương)

− Thị trường xuất khẩu sản phẩm gỗ tiếp tục được mở rộng so với khoảng 120 quốc gia và vùng lãnh thổ như hiện nay, trong đó vẫn tập trung duy trì chủ yếu tại các thị trường chính chiếm tỷ lệ giá trị kim ngạch xuất khẩu cao như Hoa Kỳ (năm 2008 chiếm 38%, năm 2009 chiếm 42%), EU (năm 2008 chiếm 27,2%, năm 2009 chiếm 20%) và Nhật Bản (năm 2008 chiếm 13,24%, năm 2009 chiếm 14%). Xu

- 2,000 4,000 6,000

2008 2009 2010 2011 2012 2013 2,829

2,598 3,436 3,955 4,670 5,300

Triệu USD

Năm

hướng trong những năm tiếp theo sẽ là tiếp cận với người tiêu dùng cả về gián tiếp và trực tiếp thông qua các hệ thống phân phối hoàn thiện và ổn định hơn.

− Thị phần của các sản phẩm đồ gỗ nội ngoại thất của Việt Nam chỉ đạt dưới 3%

trên thị trường thế giới, tuy nhiên dấu hiệu tích cực là thị phần này đang tăng lên.

Xu hướng gia tăng xuất khẩu của Việt Nam đến các thị trường khó tính như Mỹ , Châu Âu, Nhật Bản trong thời gian tới sẽ giúp gia tăng yêu cầu hàng chất lượng cao tạo ra nhiều cơ hội cho BASF.

Vào tháng 05.2013, Hội Mỹ nghệ và chế biến gỗ TPHCM (HAWA) đã có kiến nghị 7 điểm gửi Chính phủ và các cơ quan ban ngành liên quan về chính sách phát triển ngành chế biến gỗ Việt Nam đến năm 2020.

− Theo HAWA, với mục đích đưa ngành chế biến gỗ thành ngành kinh tế mũi nhọn, nhà nước cần có chính sách tạo nguồn nguyên liệu, nguồn nhân lực về công nghệ sản xuất và chính sách về công nghiệp phụ trợ. Bên cạnh đó là chính sách xúc tiến thương mại để phát triển thị trường... Theo HAWA, doanh số 70 nước xuất khẩu gỗ chế biến là 96,7 tỷ USD, trong đó, Việt Nam mới chiếm 2,68%. Nếu có chính sách, biện pháp phù hợp ngành chế biến gỗ có thể đạt con số 15-20 tỷ USD trong 1-2 thập niên tới. Hơn 10 năm qua, ngành chế biến gỗ Việt Nam có bước phát triển rất mạnh, trở thành nước có kim ngạch xuất khẩu gỗ lớn nhất vùng Đông Nam Á, số 2 châu Á và thứ 6 trên thế giới.

Nhận xét : Ngành sản xuất và xuất khẩu đồ gỗ của Việt Nam có tiềm năng tăng trường tốt trong thời gian tới sẽ dẫn tới nhu cầu ván nhân tạo tiếp tục tăng.

Triển vọng nhu cầu ván nhân tạo Việt Nam tới năm 2020.( nguồn : Poyry)

− Theo Poyry, trong năm 2000, nhu cầu ván gỗ ở Châu Á vẫn còn thấp nhưng sau đó đã phát triển mạnh ( tăng trưởng hàng năm vào hai con số) khi Trung Quốc cần nguồn gỗ thịt lớn để trở thành nhà cung cấp đồ gỗ nội thất hàng đầu thế giới. Kể từ đó, đã giúp tăng tầm quan trọng của ván nhân tạo.

− Năm 2012, có khoảng 175 triệu m3 ván gỗ được tiêu thụ ở các quốc gia Châu Á.

− Tốc độ phát triển của thị trường ván gỗ sẽ tiếp tục được hỗ trợ bởi tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và quá trình đô thị hoá. Động cơ tăng trưởng tương lai sẽ là ngành công nghiệp xây dựng và đồ nội thất của các nước như Indonesia, Ấn Độ, Việt Nam và Trung Quốc, các nước có tốc độ tăng trưởng cao nhất.

− Nhu cầu ván sợi (MDF) vượt trội so với ván dăm và ván ép do nguồn cung nội địa tăng và nhu cầu dùng cho đồ nội thất tăng.Việc sản xuất ván sợi hưởng lợi từ nguồn cung dồi dào của gỗ cao su, gỗ keo, bạch đàn trong nước. Poyry dự báo, nhu cầu ván sợi sẽ có tốc độ tăng trưởng trung bình khoảng 9% mỗi năm từ năm 2012 đến năm 2020.

− Nhu cầu ván dăm(PB) được dự báo sẽ có sự tăng tốc sau năm 2012 lên 8.3% đến tới năm 2020 và được hỗ trợ từ các dự án đầu tư mới và sự có sẵn của vụn gỗ của ngành công nghiệp sản xuất đồ gỗ.

− Nhu cầu ván ép (plywood) sẽ được đáp ứng chủ yếu do nguồn cung trong nước có tốc độ tăng trưởng tương đối tốt vào khoảng 7.4% /năm.

− Nhìn chung, tới năm 2020, tổng thị nhu cầu thị trường sẽ tăng gấp đôi.

Hình 3.11 Triển vọng nhu cầu ván nhân tạo Việt Nam tới năm 2020 ( nguồn Poyry)

Nhận xét : như vậy, nhu cầu ván nhân tạo của Việt Nam sẽ tiếp tục tăng trong thời gian tới và được hỗ trợ bởi triển vọng gia tăng xuất khẩu và gia tăng nhu cầu tiêu dùng đồ gỗ nội địa. Luật lệ phát thải Formaldehyde của ván nhân tạo ngày càng khắt khe khiến các công ty sản xuất ván nhân tạo có xu hướng sử dụng nguyên liệu tốt hơn để sản xuất keo.

 Đây là cơ hội rất tốt cho các nhà cung cấp nguyên liệu sản xuất keo, và các hoá chất phụ gia khác dùng để cho sản xuất ván nhân tạo và đồ gỗ nội thất.

Một phần của tài liệu Lập kế hoạch marketing cho sản phẩm hóa chất melamine dùng trong sản xuất ván gỗ nhân tạo công ty basf tại việt nam giai đoạn 2014 2015 (Trang 37 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(70 trang)