VẼ ĐOẠN THẲNG CHO BIẾT ĐỘ DÀI

Một phần của tài liệu TU HOC TOAN 6 (Trang 228 - 233)

A TÓM TẮT LÝ THUYẾT 1. Vẽ đoạn thẳng trên tia

Cách 1: Dùng thước đo có chia khoảng (tương tự như đo đoạn thẳng).

Cách 2: Dùng compa.

Nhận xét: Trên tiaOx bao giờ cũng vẽ được một và chỉ một điểmM sao choOM =a(đơn vị dài).

2. Dấu hiệu nhận biết một điểm nằm giữa hai điểm khác

Trên tiaOx có hai điểm M và N, OM =a, ON =b, nếu a < b thì điểm M nằm giữa hai điểm O và N.

O M N x

B CÁC DẠNG TOÁN VÀ PHƯƠNG PHÁP GIẢI

{ DẠNG 1. Tính độ dài đoạn thẳng

Phương pháp giải: Phương pháp giải Xác định điểm nằm giữa hai điểm khác;

Dùng công thức cộng đoạn thẳng.

VÍ DỤ 1. Trên tia Ox lấy hai điểmC, D sao cho OC = 4 cm, OD = 8 cm.

Tính độ dàiCD;

a) b) So sánhOC và CD.

- LỜI GIẢI.

O C D x

1 OC < OD (4 cm <8cm) mà C và D cùng thuộc tia Ox suy ra C nằm giữa O và D nên OC+CD = OD

4 +CD = 8⇒CD = 4 cm.

2 OC =CD= 4 cm.

VÍ DỤ 2. Trên tia Ox lấy các điểm M, N, P sao cho OM = 3,5 cm, ON = 5,5 cm, OP = 7,5 cm. So sánh M N và N P.

- LỜI GIẢI.

O M N P x

Trên tia Ox cóM, N mà OM < ON (3,5<5,5) nên điểm M nằm giữa O, N. Do đó

ON +M N = ON

3,5 +N P = 5,5⇒M N = 2 cm.

Trên tia Ox cóN, P mà ON < OP (5,5<7,5) nên điểm N nằm giữa O, P. Do đó

ON +N P = OP

5,5 +N P = 7,5⇒N P = 2 cm.

Suy ra M N =N P.

VÍ DỤ 3. Trên tiaOx lấy hai điểm A và B sao cho OA= 7 cm; AB = 2 cm. Tính OB.

- LỜI GIẢI.

Trường hợp 1: Điểm A nằm giữa O và B.

Ta có

OB = OA+AB OB = 7 + 2 OB = 9 cm.

O A B x

Trường hợp 2: Điểm B nằm giữa O và A.

Ta có

OB +AB = OA OB+ 2 = 7

OB = 5 cm.

O B A x

Nhận xét:

Khi vẽ hình, bạn nên xem xét có thể vẽ được bao nhiêu hình thỏa mãn yêu cầu đề bài.

Ta có bài tổng quát: Gọi M và N là hai điểm trên tia Ox.

Biết OM =a; M N =b:

Nếua > b, bài toán có hai trường hợp.

Nếua < b, bài toán có một trường hợp.

{ DẠNG 2. Xác định điểm nằm giữa hai điểm khác

Phương pháp giải: Phương pháp giải

Nếu trên tia Ox có hai điểmM và N mà OM < ON thì điểm M nằm giữa hai điểm O và N.

VÍ DỤ 4. Trên tiaOx, cho hai điểm A, B sao cho OA= 5 cm, OB = 3 cm.

1 Trong ba điểm O, A, B điểm nào nằm giữa hai điểm còn lại? Vì sao?

2 Tính độ dài đoạn thẳng AB.

- LỜI GIẢI.

O B A x

1 TrênOx có hai điểmA, B mà OB < OA (3<5) nên điểmB nằm giữa O và A.

2 ĐiểmB nằm giữa O và A, do đó

OB +AB = OA

3 +AB = 5⇒AB= 2 cm.

VÍ DỤ 5. Cho ba điểmA, B, C thuộc tia Ox sao cho OA= 2 cm, OB = 6 cm, OC = 4 cm.

1 Hỏi trong bộ ba điểm (O, A, C); (O, B, C) điểm nào nằm giữa hai điểm còn lại?

2 So sánhAC và CB;

3 Chứng tỏ C nằm giữa A và B.

- LỜI GIẢI.

1 Vì A, C thuộc tia Ox mà OA= 2 cm; OC = 4 cm nên OA < OC suy ra A nằm giữa O và C.

O A C B x

Vì B, C thuộc tia Ox mà OB = 6 cm; OC = 4 cm nênOC < OB suy ra C nằm giữa O và B.

2 A nằm giữa O và C ta có

OA+AC = OC

2 +AC = 4 nên AC = 2 cm.

C nằm giữa O và B ta có

OC +CB = OB

4 +CB = 6 nên CB = 2 cm.

Do đó AC =CB.

3 A nằm giữa C và O nên tiaCA và CO trùng nhau;

C nằm giữa O và B nên tiaCO và CB đối nhau;

Do đó tia CB và CA đối nhau nên C nằm giữa hai điểm A và B.

C BÀI TẬP TỰ LUYỆN

BÀI 1. Trên tia Ox, cho hai điểm A, B sao cho OA = 6 cm, OB = 4 cm. Tính độ dài đoạn thẳng AB.

- LỜI GIẢI.

O B A x

Trên tia Ox có hai điểmA, B mà OB < OA(4 cm <6cm) nên B nằm giữa O và A. Do đó OB+AB = OA

4 +AB = 6 ⇒AB = 2 cm.

BÀI 2. Trên tiaOx lấy các điểmM, N, P sao cho OM = 1 cm; ON = 3 cm; OP = 8 cm. So sánh độ dài đoạn thẳng M N và N P.

- LỜI GIẢI.

O M N P x

Trên tia Oxcó hai điểm M, N mà OM < ON (1cm <3 cm) nên B nằm giữa O và A. Do đó OM +M N = ON

1 +M N = 3⇒M N = 2 cm.

Trên tia Oxcó hai điểm N, P mà ON < OP (3 cm <8 cm) nên N nằm giữa O và P. Do đó ON +N P = OP

3 +N P = 8 ⇒N P = 5 cm.

Vậy M N < N P (vì 2cm <5 cm).

BÀI 3. Gọi M và N là hai điểm trên tia Ox. BiếtOM = 5 cm; M N = 3 cm. Tính ON. - LỜI GIẢI.

Trường hợp 1: Điểm M nằm giữa O và N. Ta có

ON = OM+M N ON = 5 + 3 ON = 8 cm.

O M N x

Trường hợp 2: Điểm N nằm giữa O và M. Ta có

ON +M N = OM ON + 3 = 5

ON = 2 cm.

O N M x

BÀI 4. Gọi A vàB là hai điểm trên tia Ox. BiếtOA= 3 cm; AB = 4 cm. Tính OB.

- LỜI GIẢI.

O A B x

Trên tiaOx có hai điểm A, B mà OA < AB (3 cm <4 cm) nên chỉ xảy ra một trường hợp là Anằm giữa O vàB. Do đó

OB = OA+AB OB = 3 + 4 OB = 7 cm.

Một phần của tài liệu TU HOC TOAN 6 (Trang 228 - 233)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(288 trang)