Các thành phần và nguyên tắc của chuỗi cung ứng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đánh giá chuỗi cung ứng công ty phân bón việt nhật và giải pháp nâng cao hiệu quả của chuỗi (Trang 24 - 29)

Chương 2. LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH ĐÁNH GIÁ CHUỖI CUNG ỨNG

2.2 QUẢN LÝ CHUỖI CUNG ỨNG

2.2.1 Các thành phần và nguyên tắc của chuỗi cung ứng

2.2.1.1 Các thành phần của chuỗi cung ứng.

Dây chuyền cung ứng đƣợc cấu tạo từ 5 thành phần cơ bản chính: “sản xuất, hàng tồn kho, vị trí, vận chuyển và thông tin”, quản lý chuỗi cung ứng là hoạch định, thiết kế, kiểm soát dòng thông tin và nguyên vật liệu của chuỗi cung ứng để đáp ứng yêu cầu của khách hàng một cách hiệu quả nhất. Việc phân tích các thành phần chuỗi cung ứng của công ty sẽ mang lại những thông tin hữu ích cho việc áp dụng mô hình đánh giá cũng nhƣ các hoạt động cải tiến chuỗi sau này.

Sản xuất:câu hỏi chính trong quá trình này là thị trường cần những sản phẩm gì? Sản xuất số lƣợng bao nhiêu và khi nào? Tại công ty việc hoạch định kế hoạch sản xuất dựa trên những đánh giá biến động thị trường và kinh nghiệm hoạt động, các mối quan hệ của phòng kinh doanh. Công tác kiểm soát quá trình, bảo đảm chất lƣợng nguyên liệu đầu vào, sản phẩm đầu ra đƣợc chuẩn hóa theo tiêu chuẩn thiết kế của tập đoàn Sojitz.

Hàng tồn kho:Hiện tại công ty đang sử dụng hai hệ thống kho chính bao gồm kho nhà máy đặt tại khu công nghiệp Nhơn Trạch, Đồng Nai với công suất 30,000 tấn và hệ thống kho thuê ngoài ở các tỉnh miền bắc và miền trung với công suất tổng khoảng 25.000 tấn. Do sản phẩm phân bón mang tính chất thời vụ nên việc quản lý tồn kho và vận chuyển lưu kho luôn là mục tiêu chiến lược của công ty trong việc đáp ứng kịp thời nhu cầu của khách hàng.

Vị trí:Nhà máy công ty đặt tại khu công nghiệp Nhơn Trạch là khu vực trung tâm, thuận lợi cho các hoạt động sản xuất, vận chuyển hàng hóa, nguyên vật liệu. Hệ thống kho thuê ngoài rộng khắp các tỉnh cả nước.

Vận chuyển:Đặc thù ngành phân bón là sản xuất theo thời vụ, tuy nhiên khi khoa học ngày càng phát triển thì số lƣợng mùa vụ ngày càng tăng, thời gian nghỉ ngày càng ít do đó việc lưu trữ hàng tồn kho và trung truyển hàng hóa ngày càng trở nên linh hoạt, giảm chi phí tồn kho, tăng tính hiệu quả của vận chuyển.

Phương tiện vận chuyển chính thể hiện mối quan hệ giữa khách hàng và công ty gồm có:

o Đường bộ: các loại xe tải, container – nhanh, thuận tiện nhưng chi phí mắc, rủi ro trên đường nhiều.

o Đường thủy: ghe, tàu – giá rẻ nhưng thời gian giao hàng chậm, giới hạn về địa điểm nhận hàng.

o Đường điện tử: các thông tin về sản phẩm, hình ảnh, các chương trình khuyến mãi.

o Đường hàng không: các trường hợp vận chuyển hàng mẫu nguyên liệu – nhanh nhƣng mắc, chỉ sử dụng khi cần gấp.

Thông tin: Phải thu thập bao nhiêu dữ liệu và chia sẻ bao nhiêu thông tin?

Thông tin chính xác và kịp thời sẽ giúp lời cam kết hợp tác tốt hơn và quyết định đúng hơn. Có được thông tin tốt, người ta có thể có những quyết định hiệu quả về việc sản xuất cái gì và bao nhiêu, về nơi trữ hàng và cách vận chuyển tốt nhất.

Tổng của các quyết định này sẽ xác định công suất và tính hiệu quả của chuỗi cung ứng của công ty.Những gì mà công ty có thể làm và các cách mà nó có thể thực hiện trong thị trường của nó đều phụ thuộc rất nhiều vào tính hiệu quả của chuỗi cung ứng.

2.2.1.2 Các nguyên tắc của chuỗi cung ứng.

Trong quản lý chuỗi cung ứng có 5 nguyên tắc cốt lõi đóng vai trò hướng dẫn chủ đạo cho những nỗ lực đơn giản hoá và cải thiện không ngừng tất cả giai đoạn của dây chuyền cung ứng là:

Tập trung vào giá trị sản phẩm:Công ty tập trung vào chiến lƣợc nâng cao chất lƣợng sản phẩm, đây cũng là sức mạnh lớn nhất của công ty trong chuỗi cung ứng.

Tối ƣu hoá dòng giá trị:Công ty chủ động đầu tƣ vào quy trình sản xuất và xây dựng, phát triển hệ thống đại lý phân phối, hệ thống kho bãi nhằm cao giá trị và tối ƣu hoá dây chuyền cung ứng.

Chuyển đổi từ các quy trình đứt đoạn sang một dòng chảy không ngừng:Hiện tại chuỗi cung ứng của công ty cũng đang gặp các vấn đề về quy trình sản xuất hay bị gián đoạn, quản lý tồn kho nguyên liệu tại nhà máy và hàng hóa tại kho ngoài chƣa hiệu quả. Qua nghiên cứu sẽ trình ứng dụng điểm tồn kho tối ƣu và các bài toán giải quyết tồn kho để giảm sự xuất hiện của các sự đứt đoạn dòng chảy cung ứng.

Dòng chảy vật lý.

Dòng chảy kế hoạch/ đặt hàng

Hình 2.2: Mô hình dòng chảy chuỗi cung ứng

Kích hoạt một sức hút nhu cầu:Kết hợp chặt chẽ các quy trình quản lý thông tin trong chuỗi cung ứng và hoạt động marketing, công ty phần nào quản lý, định hướng đƣợc nhu cầu trực tiếp của khách hàng thông qua phòng kinhdoanh, hoạt động marketing tích cực góp phần tạo sức hút nhu cầu đối với sản phẩm của công ty.

Hoàn thiện tất cả các sản phẩm, quy trình và dịch vụ:Sản phẩm, dịch vụ công ty cung cấp luôn bảo đảm chất lƣợng dựa trên hệ thống sản xuất hiện đại, hệ thống quản lý chất lượng được trang bị tốt. Hiện tại, công ty đang hướng tới ứng dụng chuẩn hóa quy trình bằng cách áp dụng ISO vào trong sản xuất và quản lý công ty. Trong nghiên cứu sẽ trình bày lý thuyết và ứng dụng kết hợp SCOR, Lean và 6 Sigma

2.2.1.3 Các mối quan hệ và dòng chảy trong chuỗi cung ứng.

Nghiên cứu mối quan hệ trong chuỗi cung ứng sẽ giúp công ty thiết lập các mối quan hệ giữa các thành viên trong chuỗi và gắn chúng vào mục tiêu chung của tổ chức.

Các mức độ quan hệ của chuỗi cung ứng

Có 5 mức độ quan hệ trong chuỗi dựa vào mức độ tích hợp.

Hình 2.3: Các mối quan hệ trong chuỗi cung ứng

Mối quan hệ ngắn hạn:Xây dựng trên cơ sở từng giao dịch riêng lẻ, các mối quan hệ đƣợc thiết lập và kết thúc dựa trên kết quả đàm phán về giá cả, hàng hóa đƣợc mua bán chủ yếu dựa trên tiêu chuẩn

Mối quan hệ trung và dài hạn:Sản phẩm đƣợc mua bán với số lƣợng, thời gian và giá cả định trước. Các công ty kết hợp theo chiều dọc nhằm giảm bớt rủi ro.

Dạng liên kết để chia sẻ lợi nhuận: Mức độ hợp thức hóa rõ ràng, minh bạch và hợp pháp. Các thủ tục trong quan hệ đều thông qua giấy phép, bản quyền.

Những sản phẩm, dịch vụ hoặc thông tin đƣợc chuyển giao đều có bảo đảm về sở hữu.

Liên mình dài hạn: Các tổ chức này ảnh hưởng lẫn nhau mà vẫn giữ được tính độc lập. Sự tự do và phụ thuộc giữa mỗi công ty là có giới hạn.

Tham gia mạo hiểm: là dạng đặc biệt của liên minh dài hạn, khi mà sự tích hợp lên tới mức độ cao tạo thành một dạng tổ chức mới để cùng chia sẻ lợi nhuận, rủi ro. Mỗi thành viên trong tổ chức phụ thuộc rất lớn vào nhau. Mức độ tích hợp giữa các công ty trong chuỗi dựa trên nền tảng của việc chia sẻ thông tin, Thị trường

rời rạc

Tổ chức dạng chức năng Ngắn hạn Trung- dài

hạn

Chia sẻ lợi nhuận

Tham gia mạo hiểm Liên kết

dài hạn

Mức độ chia sẻ liên quan đến quyết định thông tin nào đƣợc chia, ai đƣợc chia và chia sẻ nhƣ thế nào.

Các dòng chảy trong chuỗi cung ứng

Theo Martin Chrisopher [20], trong chuỗi cung ứng có 3 dòng chảy cơ bản xuyên suốt chiều dài của chuỗi là dòng sản phẩm/ dịch vụ, dòng thông tin và dòng tiền.

Hình 2.4: Các dòng chảy trong chuỗi cung ứng.

Dòng sản phẩm/ dịch vụ:Sản phẩm của công ty đƣợc sản xuất tại nhà máy và phân phối trực tiếp cho khách hàng thông qua hệ thống kho nhà máy và kho thuê ngoài.Trong quá trình sản xuất công ty thường xuất hiện các giai đoạn dừng máy (điểm thắt cổ chai), nghiên cứu sẽ tập trung phân tích nguyên nhân và hướng giải quyết.

Hình 2.5: Các dòng chảy qua điểm thắt cổ chai

Dòng thông tin:Tại công ty, dòng thông tin gồm dòng đặt hàng từ phía khách hàng về phía trước chuỗi và dòng phản hồi từ phía các nhà cung cấp, mức độ chia sẻ thông tin phụ thuộc vào đối tác đƣợc chọn lựa để chia sẻ. Có nhiều dạng thông tin trong chuỗi cung ứng: dạng thông tin chiến lƣợc, thông tin chiến thuật, thông tin vận hành…

Nguồn nguyên

liệu

Nhà cung cấp

Nhà sản xuất

Trung tâm phân phối

Nhà bán lẻ

Người tiêu dùng Dòng thông tin

Dòng sản phẩm/ dịch vụ Dòng tài chính

Những thông tin được chia sẻ thường mang lại lợi ích cho các thành viên trong chuỗi:

chia sẻ thông tin về vận chuyển hàng hoá sẽ giúp các tổ chức hậu cần cải thiện mức độ phục vụ khách hàng, chia sẻ thông tin sản xuất và bán hàng làm giảm mức tồn kho.

Giá trị của thông tin là kịp thời và chính xác, giá trị nó không còn nếu cơ hội đã trôi qua. Việc xử lý chậm hoặc trì hoãn chuyển giao thông tin theo dòng ngƣợc càng làm ảnh hưởng trầm trọng đến tốc độ đáp ứng của dòng sản phẩm. Việc kiểm soát không tốt dòng thông tin gây nên hiệu ứng cái roi da (Bullwhip Effect).Hiệu ứng Bullwhip đƣợc phát hiện đầu tiên bởi tiến sỹ Ray Forrester vào năm 1961.

Có 4 nguyên nhân chính gây ra hiệu ứng này:

Dự báo nhu cầu sai và tâm lý sợ rủi ro nên luôn đặt tồn kho cao.

Đặt hàng theo lô và không theo chu kì làm dự báo sai về nhu cầu.

Định mức sản xuất và sự thiếu hụt sai.

Sự dao động của giá do các hình thức giảm giá, chiếu khấu làm khách hàng tăng tồn kho hàng hóa nhất thời.

Hiệu ứng dây thừng ảnh hưởng lên cả nhà cung cấp lẫn khách hàng. Chi phí sẽ tăng dần nếu tính theo dòng ngƣợc do:

Tồn kho: lƣợng tồn kho tăng cao

Kho lưu trữ bên ngoài: gia tăng số lượng.

Sản xuất: kế hoạch sản xuất thất thường.

Chất lƣợng dịch vụ: giảm.

Biện pháp hạn chế hiệu ứng dây thừng trong chuỗi: Dự báo theo nhu cầu thực tế, chia nhỏ đơn hàng, giao hàng nhiều lần, áp dụng JIT trong sản xuất và cung ứng sản phẩm/

dịch vụ, sử dụng các dịch vụ hậu cần bên ngoài, giao hàng kết hợp để giảm chi phí, chia sẻ thông tin tồn kho, năng lực sản xuất để tránh tình trạng thiếu hụt hàng tạm thời, lập các kế hoạch sản xuất, bán hàng cụ thể trong ngắn hạn nhằm gia tăng tính linh động nguồn cung.

Dòng tài chính:Dòng tiền được đưa vào chuỗi bởi người tiêu dùng khi họ đã nhận đƣợc sản phẩm/dịch vụ hoặc đầy đủ các chứng từ hoá đơn hợp lệ. Nhƣ vậy chính lợi nhuận đã liên kết các công ty lại với nhau. Chuỗi cung ứng tạo nên chuỗi giá trị trong đó các thành viên có cơ hội chia sẻ dòng tiền ở mức độ khác nhau tuỳ vào vai trò và vị thế của mỗi công ty. Các giá trị này đa phần thuộc về các công ty nắm giữ kỹ thuật sản xuất, thiết kế sản phẩm, quản lý, các công đoạn sơ chế hoặc khai thác tài nguyên sẵn có thường ít tạo ra giá trị gia tăng.

Tóm lại, cấu trúc chuỗi cung ứng gồm hai thành phần cơ bản là cấu trúc (phần cứng) và cơ sở hạ tầng (phần mềm). Phần cứng là tiền đề cho các hoạt động của chuỗi nhƣ trang thiết bị, nhà xưởng, máy móc…. Phần mềm là cơ cấu tổ chức, các định chế hoạt động,

các mối quan hệ, các dòng chảy…. Nhƣ vậy, chuỗi cung ứng là mô hình luôn luôn vận động theo hướng thích nghi với môi trường sản xuất kinh doanh.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đánh giá chuỗi cung ứng công ty phân bón việt nhật và giải pháp nâng cao hiệu quả của chuỗi (Trang 24 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)