Đo lường hiệu suất trong chuỗi cung ứng theo David Taylor

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đánh giá chuỗi cung ứng công ty phân bón việt nhật và giải pháp nâng cao hiệu quả của chuỗi (Trang 56 - 60)

Chương 2. LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH ĐÁNH GIÁ CHUỖI CUNG ỨNG

2.3 CÁC MÔ HÌNH ĐÁNH GIÁ CHUỖI CUNG ỨNG

2.3.7 Đo lường hiệu suất trong chuỗi cung ứng theo David Taylor

Taylor giới thiệu 4 tiêu chí xác định hiệu suất là thời gian, chi phí, năng lực và hiệu quả hoạt động. Mỗi tiêu chí được diễn giải thành các chỉ số rất có thể đo lường được

2.3.7.1 Đo thời gian Thời gian xử lý:

o Thời gian chuyển pallet: thời gian chuyển hàng hóa/ nguyên liệu trên pallet.

o Thời gian vận chuyển: Là thời gian chuyển nguyên liệu/ hàng hoá từ cuối trạm làm việc đến đầu một trạm khác mà không tạo thêm bất cứ một giá trị nào cho sản phẩm.

o Thời gian xử lý đơn hàng: là thời gian tính từ lúc nhận đƣợc đơn hàng tới lúc đơn hàng đƣợc hoàn thành và sẵn sàng cho việc phân phối

Đo lường thời đoạn:

o Đo lường khoảng thời gian giữa hai công việc/ sự kiện.

o Thời gian giữa hai lần đặt hàng.

o Chu kỳ từ tiền đến tiền

o Chu kỳ máy: là thời gian một chu kỳ máy thực hiện gồm 2 yếu tố:

 Độ hữu dụng của máy: Những chức năng khác ngoài chức năng đang vận hành? Chu kỳ của từng loại chức năng?

 Thông lƣợng qua máy: phản ánh khả năng hoạt động của máy, trình độ công nghệ đang sử dụng. Trong sản xuất, các nhà quản lý luôn muốn vận hành theo cách tăng chu kỳ máy để nâng cao năng suất. Nhưng dưới cái nhìn hệ thống (toàn chuỗi), thì chu kỳ máy phải đƣợc thiết lập phù hợp với các nguồn lực khác trong chuỗi.

Tốc độ:

o Tốc độ dây chuyền: đƣợc thiết lập tuỳ theo đặc tính kỹ thuật của sản phẩm. Do đó, không dễ thay đổi nhanh hay chậm để đáp ứng thời gian giao hàng.

o Tốc độ vận chuyển trong các lối đi trong nhà máy: đo lường hiệu quả của sự bố trí bên trong nhà máy/ xưởng.

o Tốc độ quay vòng kho: đƣợc tính bằng số ngày trong năm/ số vòng quay hàng tồn kho.

Thông lƣợng:

o Thông lượng vận chuyển trong đường ống: chỉ dành cho các ngành sản xuất mà nguyên liệu là chất lỏng hay khí, được đo bằng lưu lượng nguyên liệu vận chuyển trong đường ống trong một đơn vị thời gian.

o Trong chuỗi cung ứng người ta quan tâm đến thông lượng nhiều hơn là tốc độ vì thông lƣợng phản ảnh đƣợc tốc độ vận hành của chuỗi. Một sản phẩm muốn hoàn tất thì phải trải qua tất cả các công đoạn, vận tốc vận hành ở các trạm làm việc có khác nhau thì nguyên liệu vẫn phải qua công đoạn cuối cùng để trở thành sản phẩm

o Sản phẩm đầu ra: kết quả thường phản ảnh dung lượng và năng lực sản xuất của nhà máy.

2.3.7.2 Đo chi phí.

Chi phí trực tiếp: chi phí nguyên vật liệu, chi phí lao động.

Chi phí gián tiếp: chi phí nhà xưởng, chi phí cơ hội.

Chi phí lỗi: chi phí bảo đảm chất lƣợng, chi phí phát hiện và :ngăn ngừa. chi phí xử lý hàng trả lại, chi phí sửa chữa và làm hàng thay thế.

Chi phí thời đoạn: Là những chi phí đƣợc hạch toán theo thời đoạn nào đó (nhƣ tháng, quý, năm tài chính…). Các dạng chi phí loại này cụ thể là: Chi phí trả lãi vay và thuê, chi phí quản lý nhà xưởng.

Chi phí lũy tiến: Dạng chi phí này đồng biến với biến đƣợc sử dụng nhƣ thời gian, quãng đường, số giờ lao động…Nếu là những chi phí không thể tránh đƣợc thì các nhà quản lý tìm cách giảm xuống mức thấp nhất có thể đƣợc. Các loại chi phí này có thể kể đến như: Chi phí vận chuyển, chi phí lưu kho.

2.3.7.3 Đo năng lực hoạt động.

Đo lường khả năng sử dụng các nguồn lực của hệ thống như vốn, dung lượng, kho…

trong hoạt động sản xuất kinh doanh.

Đo năng lực kho

Hệ số quay vòng kho = Đơn vị sản phẩm bán trong năm/ Số ngày tồn kho trung bình

Các ngành công nghiệp khác nhau có tốc độ quay vòng khác nhau. Các nhà quản lý muốn tăng chỉ số này để nâng cao năng lực sử dụng vốn và tăng tốc độ lưu chuyển hàng hoá.

Thời gian giữhàng trong kho: Khi tốc độ quay vòng kho lớn, người ta áp dụng chỉ số thời gian giữ hàng trong tay. Nó là nghịch đảo của hệ số quay vòng kho.

Cả hai cùng cung cấp thông tin quản lý nhƣ nhau nhƣng đƣợc cảm nhận khác nhau

Phần trăm hàng đang xử lý (%).

Dung lƣợng sử dụng:

Tải: đo lường dung lượng đang sử dụng của hệ thống trên mức dung lượng cao nhất có thể. Chỉ số nhỏ hơn 1 là hoạt động non tải. Chỉ số này càng thấp sẽ bị đánh giá là hoạt động kém vì không tận dụng hết các nguồn lực và gây lãng phí.

Bằng 1 là hoạt động đúng tải (thường ít xảy ra) và lớn hơn 1 là quá tải. Thông thường, các công ty chọn cách hoạt động ở dưới dung lượng thực tế một chút để bảo đảm việc quản lý và phòng ngừa rủi ro, hoạt động đúng hoặc quá tải thường dẫn tới việc quá kiểm soát. Theo mô hình chi phí chất lƣợng, khi dung lƣợng tăng đến một mức nào đó sẽ dẫn đến sự gia tăng đột biến của chi phí và làm giảm hiệu quả sử dụng.

Khả năng tận dụng khoảng cách: đánh giá khả năng tận dụng khoảng không gian trong nhà máy. Cách bố trí sử dụng không gian tuỳ thuộc vào từng dạng sản xuất, nhưng nó phải bảo đảm cho việc lưu thông/ luân chuyển hàng hoá và bảo đảm các quy định về an toàn.

Số đơn hàng trên số lượng khách hàng hiện: khi đo lường chỉ số này nên lưu ý đến giá trị của các đơn hàng và tính chất của các loại hình sản xuất kinh doanh.

Trên lý thuyết, chỉ số này càng cao càng tốt.

Ðo khả năng sử dụng vốn.

Tỷ suất ROI - Return of Investment: là tỷ số so sánh tiền lãi kiếm đƣợc trên số với số tiền đầu tƣ.

o ROI = Lãi ròng sau thuế /Tiền đầu tƣ

Các nhà đầu tƣ căn cứ vào ROI để quyết định đầu tƣ nguồn vốn của mình vào đâu. Tỷ suất ROI phản ảnh khả năng sử dụng vốn của công ty.

o Tỉ số quay vòng tiền mặt.

2.3.7.4 Đo hiệu quả hoạt động.

Hiệu quả thường nó được đo cuối cùng. Nó đo kết quả của tất cả các quá trình hoạt động qua sự cảm nhận chất lượng của khách hàng. Các chỉ số này thường mang tính chủ quan và rất khó đo lường.

Ðo mức độ phục vụ

Sự gần gũi, theo Fine (1994), có 4 dạng gần gũi:

o Sự gần gũi về mặt địa lý.

o Sự gần gũi về mặt tổ chức.

o Sự gần gũi về văn hóa.

o Sự gần gũi về hệ thống thông tin liên lạc.

Giao hàng đúng hạn Đơn hàng hoàn hảo Đo sự hài lòng của khách hàng.

Sự thỏa mãn của khách hàng: là cảm giác của khách hàng khi các sản phẩm hoặc dịch vụ họ cần đƣợc đáp ứng, nó làm họ hài lòng và kinh nghiệm của họ là tốt. Nhƣng khách hàng đƣợc thoả mãn nhu cầu thì chƣa chắc họ sẽ quay lại hoặc trung thành.

Sự phàn nàn của khách hàng: Đƣợc tính bằng số lần trong tháng. Số liệu này cần đƣợc thống kê phân loại để tìm hiểu và phân tích các nguyên nhân. Trên lý thuyết, số lần khách hàng phàn nàn càng ít càng tốt.

Phần trăm hàng bị trả về: chỉ số này đƣợc tính bằng số lƣợng hàng hóa (đơn hàng) bị trả lại trên tổng số hàng hóa/ đơn hàng đã bán (hoặc giá trị hàng hóa bị trả lại/ doanh thu). Có những khách hàng khi phát hiện lỗi trên sản phẩm, họ đƣa ra những bằng chứng buộc nhà cung cấp bồi thường bằng cách làm hàng thay thế với số lƣợng lớn hơn rất nhiều lần số hàng hóa thực sự bị lỗi. Về mặt lý thuyết, nếu chỉ số này càng lớn có nghĩa là công ty đang gặp những vấn đề về

mặt chất lƣợng mà các nhà quản lý cần tập trung nghiên cứu tìm nguyên nhân và biện pháp khắc phục.

Chỉ số đánh giá sự hài lòng của khách hàng: Đây là điểm số đánh giá của khách hàng về sự thoả mãn của họ đối với sản phẩm/ dịch vụ đã sử dụng. Thanh điểm có thể cho từ 1 tới 10.

Sự gắn bó của khách hàng: đƣợc đánh giá bằng % số khách hàng quay lại.

Reichheld, Sassen (1990) đã nghiên cứu cách thức tạo dựng lòng trung thành của khách hàng bằng cách lắng nghe những phàn nàn của họ, qua đó dự báo và ngăn ngừa trước sự rời bỏ để tìm đến sản phẩm/ dịch vụ của đối thủ cạnh tranh.

Nghĩa là muốn giữ chân khách hàng thì phải hiểu đƣợc khách hàng là ai, họ cần những gì để đáp ứng những nhu cầu của họ.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đánh giá chuỗi cung ứng công ty phân bón việt nhật và giải pháp nâng cao hiệu quả của chuỗi (Trang 56 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)