CHƯƠNG 3: GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ DÂY CHUYỀN CÁN NGUỘI
3.4 Nh ững lỗi sản phẩm thường gặp
Theo như thống kê của phòng kỹ thuật từ năm 2013 đến năm 2014 thì tại nhà máy xảy ra các lỗi chủ yếu làm ảnh hưởng lớn đến chất lượng và năng suất: trượt, đứt thép, lệch băng thép, sụp lõi, xước bề mặt, ố vàng (yellow stain) và các sự cố về thiết bị. Những lỗi này được thống kê cụ thể trong Bảng 3.1 và Bảng 3.2. Như trình bày trong bảng thì số lượng lỗi/ sự cố năm sau nhiều hơn năm trước và các lỗi này là nguyên nhân làm giảm năng suất và chất lượng sản phẩm. Sau đây là bảng thống kê cụ thể số lượng lỗi xảy ra trong năm 2013 và 2014.
Bảng 3.1Bảng thống kê số liệu sự cố năm 2013
Lỗi Th1 Th2 Th3 Th4 Th5 Th6 Th7 Th8 Th9 Th10 Th11 Th12 Tổng
Trượt
P1 1 2 2 5
15
P2 3 1 2 6
P3 4 4
P4 0
P5 0
Đứt thép
P1 1 1 1 1 4
24
P2 3 1 1 5
P3 2 1 3 1 7
P4 1 1
P5 2 1 1 1 1 1 7
Lệch
P1 3 3 1 1 7 5 1 1 3 5 3 33
64
P2 2 3 1 1 11 1 1 20
P3 1 1
P4 1 1 2
P5 2 2 2 2 8
Sụp lõi 3 1 1 2 7 7 Xước bề mặt 5 2 6 12 8 2 9 4 3 7 5 63 63 Yellow stain 5 2 1 5 7 12 4 2 3 5 6 52 52 TỔNG 23 14 14 16 29 21 34 15 8 12 21 18 225 225
25
Bảng 3.2 Bảng thống kê số liệu sự cố năm 2014
Lỗi Th1 Th2 Th3 Th4 Th5 Th6 Th7 Th8 Th9 Th10 Th11 Th12 Tổng
Trượt
P1 2 1 3
4
P2 1 1
P3 0
P4 0
P5 0
Đứt thép
P1 1 1 2 4
56
P2 0
P3 1 1
P4 1 2 3
P5 1 2 1 2 1 3 8 9 9 3 9 48
Lệch
P1 3 4 2 2 7 4 2 4 1 5 34 49 P2 2 2 1 6 11
P3 1 1
P4 1 1
P5 1 1 2
Sụp lõi 2 1 2 3 8 8 Xước bề mặt 5 12 3 7 15 7 1 5 8 3 2 24 92 92 Yellow stain 13 1 6 9 4 1 2 6 16 4 14 4 80 80 TỔNG 25 21 14 20 23 18 14 23 39 18 28 46 289 289
Các lỗi thường gặp được trình bày cụ thể như sau:
- Trượt: là hiện tượng sai lệch tốc độ quá giới hạn cho phép giữa tốc độ băng thép với tốc độ quay của trục cán. Khi xảy ra hiện tượng trượt băng thép gây hư hỏng nguyên vật liệu và gây xước trục cán gây tiêu hao do phải mài trục lại mới có thể cán được. Ngoài ra khi xảy ra trượt thép phải cắt bỏ đoạn chưa cán với đoạn cán rồi mới có thể thực hiện cán lại. Hình 3.14 thể hiện bề mặt thép sau khi bị trượt.
Hình 3.14Lỗi trượt băng thép
26
Trượt có thể xảy ra do nhiều yếu tố bao gồm: con người, ngẫu nhiên, nguyên vật liệu và thiết bị. Các nguyên nhân này được thể hiện cụ thể trong hình 3.15
Hình 3.15 Nguyên nhân gây ra trượt thép
- Đứt thép: là hiện tượng băng thép bị đứt thành hai đoạn, khi băng thép bị đứt, phần thép đứt có thể bám dính vào trục cán làm hư hại trục cán và trục đè. Có trường hợp đứt thép gây nứt trục cán, nếu chiều sâu nứt không quá sâu thì có thể tiện và mài lại mới có thể sử dụng được, nếu chiều sâu nứt quá lớn sẽ phải loại bỏ trục đó. Hình 3.16 là hình ảnh của cuộn thép bị đứt trong quá trình cán thép, như trong hình phần thép bị cong vênh sẽ được cắt bỏ.
Hình 3.16 Lỗi thép bị đứt
Đứt thép xảy ra có thể là do sự hư hỏng thiết bị hoặc do các yếu tố ngẫu nhiê, nguyên vật liệu hay do con người. Những nguyên nhân này được thể hiện trong hình 3.17.
27
Hình 3.17 Nguyên nhân gây đứt thép
- Lệch băng thép: là hiện tượng băng thép di chuyển ngang vượt mức cho phép.
Nếu lệch nhẹ thì băng thép chỉ bị loa kèn (băng thép được quấn không đều) và được minh họa cở Hình 3.18, còn nếu lệch nặng xảy ra thì gây hư hỏng trục cán do trục cán bị xước nên phải mài lại. Lệch xảy ra do nguyên vật liệu kém chất lượng, sự sai sót của con người và do sự hư hỏng của thiết bị. Các nguyên nhân này được thể hiện trong hình 3.19.
Hình 3.18 Cuộn thép bị lệch
28
Hình 3.19 Nguyên nhân gây lệch băng thép
- Sụp lõi: là hiện tượng cuộn thép khi lấy ra, một phần thân cuộn thép bị kéo vào trong lõi do ứng suất nén tồn tại trong cuộn. Khi cuộn bị sụp lõi buộc phải cắt bỏ hết phần nguyên liệu thừa trong lõi rồi mới có thể đưa qua dây chuyền cuộn lại và có thể sử dụng được, do đó gây tiêu hao nguyên liệu rất lớn. Như trong Hình 3.20, phần lõi trong của cuộn thép bị biến dạng không còn là hình tròn, do đó cần phải cắt bỏ phần sụp vào bên trong để lõi của cuộn thép là hình tròn. Sụp lõi xảy ra chủ yếu là thiết bị hư hỏng và sự sai sót của con người.
29
Hình 3.20 Cuộn bị sụp lõi
- Xước bề mặt thép: là hiện tượng trên bề mặt băng thép có những vết trầy xước do băng thép chạm vào các thiết bị không quay trong quá trình cán. Thép bị xước không gây tiêu hao về nguyên vật liệu nhưng làm giảm chất lượng của sản phẩm. Hình 3.21 thể hiện các vết xước trên bề mặt băng thép. Xước bề mặt thép chủ yếu là do thiết bị hư hỏng gây nên và do nguyên vật liệu kém chất lượng.
Hình 3.21 Thép bị xước
- Thép bị đốm ố vàng (Yelow stain): là hiện tượng trên mặt băng thép xuất hiện những đốm vàng, nguyên nhân là do phôi được tẩy rửa không hết rỉ sét hoặc do trong quá trình cán không thổi hết được dầu cán. Lỗi này không gây tiêu hao nguyên liệu nhiều nhưng lại làm giảm chất lượng sản phẩm. Trong Hình 3.22 cho thấy các vệt tối màu thể hiện rõ trên băng thép được gọi là điểm ố vàng. Thép bị ố vàng là do nguyên vật liệu kém chất lượng và do thiết bị hư hỏng không thổi sạch dầu bám trên bề mặt.
Hình 3.22 Thép bị ố vàng
30
- Lỗi/ sự cố thiết bị: là các hỏng hóc của thiết bị trong dây chuyền cán nguội có thể ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng, năng suất dây chuyền. Tuy nhiên ở đây vẫn chưa có sự thống kê cụ thể các lỗi thiết bị ảnh hưởng trực tiếp. Chính các lỗi/ sự cố này ngoài việc làm tiêu hao nguyên vật liệu mà còn buộc phải dừng sản xuất để xử lý nên gây hao phí rất lớn, sau đây là bảng thời gian dừng máy do sự cố/ hư hỏng được thể hiện trong Bảng 3.4. Trong bảng thống kê này thể hiện thời gian trong từng tháng, thời gian chạy máy , thời gian dừng máy, thời gian sự cố và phần trăm của nó so với tổng thời gian hiện có trong từng tháng của hai năm 2013 và 2014.
Bảng 3.3Bảng thống kê thời gian chạy máy năm 2013 - 2014 Tháng Tổng
(phút)
Chạy máy (phút)
Dừng máy (phút)
Phần trăm dừng máy
(%)
Sự cố (phút)
Phần trăm sự cố
(%) 01/2013 44,640 36,754 7,886 17.67 2423 6.59 02/2013 40,320 12,020 28,300 70.19 976 8.12 03/2013 44,640 27,380 17,260 38.66 3189 11.65 04/2013 43,200 26,250 16,950 39.24 1283 4.89 05/2013 44,640 37,455 7,185 16.10 1518 4.05 06/2013 43,200 35,170 8,030 18.59 2430 6.91 07/2013 44,640 31,900 12,740 28.54 1822 5.71 08/2013 44,640 16,380 28,260 63.31 515 3.14 09/2013 43,200 14,930 29,710 68.77 827 5.54 10/2013 44,640 28,390 16,250 36.40 1544 5.44 11/2013 43,200 29,155 15,485 35.84 1385 4.75 12/2013 44,640 34,335 10,305 23.08 825 2.40 43,800 27,510 16,530 38.03 1,561 5.77 01/2014 44,640 30,800 13,840 31.00 2,040 6.62 02/2014 40,320 23,070 17,250 42.78 2,490 10.79 03/2014 44,640 18,990 25,650 57.46 2,433 12.81 04/2014 43,200 39,280 3,920 9.07 2,868 7.30 05/2014 44,640 37,530 7,110 15.93 1,013 2.70 06/2014 43,200 21,470 21,730 50.30 1,130 5.26 07/2014 44,640 27,815 16,825 37.69 1,979 7.11 08/2014 44,640 22,140 22,500 50.40 2,610 11.79 09/2014 43,200 14,295 28,905 66.91 380 2.66 10/2014 44,640 18,490 26,150 58.58 1,540 8.33 11/2014 43,200 39,030 4,170 9.65 3,730 9.56 12/2014 44,640 32,067 12,573 28.17 2,712 8.46 43,800 27,081 16,719 38.16 2,077 7.78
31
Từ Bảng 3.4 thể hiện thời gian dừng máy trung bình từng tháng trong hai năm này, thời gian dừng máy lên đến 38% tổng thời gian. Mặt khác trong thời gian chạy máy thì có 5,8% (2013) và 7,8% (2014) phải dừng máy do sự cố thiết bị.
Thời gian trung bình: một năm bình thường có 365 ngày và nhà máy hoạt động theo chế độ 24 giờ/ngày nên tổng thời gian trung bình trong một tháng là:
32
2014 là 2.077 phút (tương đương 34,6 giờ) thì chi phí trung bình do sự cố dừng máy lên đến 726,95 triệu đồng/tháng.
Trong năm 2014 xảy ra đứt thép và trượt 60 lần (tương đương 5 lần/ tháng), với mỗi lần đứt thép và trượt thép phải tiêu hao trục cán (do phải tháo lắp gối đỡ và mài lại) với chi phí mài trục là 22 triệu đồng/ lần mài 2 trục cán. Như vậy chỉ tính riêng chi phí mài trục do đứt thép là 110 triệu đồng/ tháng.
Bảng 3.4 Bảng thống kê hao phí trung bình/tháng do sự cố và bảo trì năm 2014 Chi phí Đơn giá (triệu đồng) ĐV tính Số lượng Thành tiền (triệu đồng)
Sự cố (mài trục) 22 Lần 5 110
Dừng máy 21 Giờ 34,6 726,95
Tổng cộng 836,95
Bảng 3.4 đã cho thấy mức độ thiệt hại trung bình (tính thành tiền) do các sự cố thiết bị gây nên lỗi sản phẩm và thiệt hại do dừng máy gây nên. Trong đó chưa kể đến các tiêu hao nguyên vật liệu, giải quyết khiếu nại của khách hàng hoặc phải thay thế thiết bị mới.
Theo như thống kê sơ bộ ở Bảng 3.4 đã cho thấy cứ mỗi tháng công ty thiệt hại lên đến 837 triệu đồng do sự cố thiết bị gây nên. Như vậy giả sử công tác bảo trì được thực hiện tốt và giảm được thời gian dừng máy do sự cố xuống 10% so với hiện tại thì mỗi tháng cũng đã tiết kiệm cho công ty 83,7 triệu đồng/tháng chưa kể lợi nhuận do chất lượng được tăng lên và giảm tiêu hao nguyên vật liệu hay khiếu nại của khách hàng.
Tóm tắt chương 3: Chương này đã giới thiệu sơ lược về công nghệ cán nguội và dây chuyên cán nguội để có thể hiểu rõ hơn về đối tượng nghiên cứu. Trong đó trình bày những phân tích về thực trạng bảo trì tại nhà máy cán nguội để có thể đưa ra những cải tiến phù hợp. Với hiện trạng như vậy, chương này cũng đã thống kê các lỗi thường gặp trong cán nguội từ đó tính toán sơ bộ các chi phí do lỗi này gây nên. Để giảm chi phí này và giải quyết được thực trạng được phân tích ở trên, chương tiếp sau sẽ trình bày kế hoạch và triển khai bảo trì tự quản trong nhà máy cán nguội.
33