B ảng kiểm tra thiết bị

Một phần của tài liệu Xây dựng và lập kế hoạch triển khai hệ thống bảo trì tự quản dây chuyền cán nguội (Trang 67 - 70)

CHƯƠNG 4: LẬP KẾ HOẠCH VÀ TRIỂN KHAI BẢO TRÌ TỰ QUẢN

4.2 Tri ển khai bảo trì tự quản

4.2.4 B ảng kiểm tra thiết bị

Hiện nay hầu hết các sự cố xảy ra đều do bộ phận bảo trì thực hiện kiểm tra để thực hiện bảo trì sửa chữa. Do đó khi sự cố xảy ra nhân viên vận hành phải chờ đợi bộ phận bảo trì đến để kiểm tra thiết bị và khi kiểm tra thiết bị nhân viên bảo trì phải cần đến sự hợp tác của nhân viên vận hành bởi vì chỉ nhân viên vận hành mới là người hiểu rõ tình hình hoạt động của thiết bị nhất. Mặc dù nhân viên bảo trì cũng đã được huấn luyện về nguyên lý vận hành của thiết bị nhưng nếu có sự hỗ trợ của nhân viên vận hành thì công việc sẽ được tiến hành nhanh chóng hơn.

Chính vì vậy, để có thể nhanh chóng tìm ra lỗi gây sự cố của thiết bị, nhân viên vận hành có thể thực hiện một cách dễ dàng nhờ vào bảng kiểm tra. Nhờ vào bảng kiểm tra này nhân viên có thể tìm ra lỗi gây sự cố và có thể khắc phục nhanh chóng sự cố này mà không cần phải nhờ đến nhân viên bảo trì nếu như nó đơn giản (không cần nhiều người và thiết bị hỗ trợ hoặc thay thế). Các danh sách thiết bị cần kiểm tra khi có lỗi được thể hiện trong Bảng 4.7:

Bảng 4.7 Bảng kiểm tra thiết bị khi coilcar bị lỗi

STT Lỗi Trình tự Danh sách kiểm tra Tình trạng YES NO

1 Xe coilcar không ra vào

1 Các nút nhấn

2 Chướng ngại vật trên đường rây

3 Bánh xe coilcar

4 Xích dẫn động

5 Động cơ thủy lực

6 Các cảm biến hành trình

7 Đường ống thủy lực

8 Van thủy lực

9 Nguồn thủy lực

2 Xe coilcar không lên xuống

1 Các nút nhấn

2 Bề mặt trượt

3 Xy lanh thủy lực

4 Các cảm biến hành trình

5 Đường ống thủy lực

6 Van thủy lực

7 Nguồn thủy lực

Bảng 4.7 cho thấy với lỗi số 1 là coilcar không ra vào được thì công nhân cần phải tiến hành kiểm tra theo các thiết bị theo trình tự khi nhấn nút mà coilcar không hoạt động. Đầu tiên là kiểm tra lại nút nhấn xem có đúng không, nút nhấn có hoạt động

53

không, sau đó kiểm tra trên đường rây xem có chướng ngại vật cản đường hay không.

Nếu như không có chướng ngại vật thì bước kiểm tra tiếp theo là xem bánh xe có hoạt động được không và xích có bị đứt không. Nếu xích vẫn tốt thì phải xem xét mô tơ thủy lực có hoạt động hay rò dầu không, sau đó kiểm tra đến công tắc hành trình. Nếu như đã kiểm tra các vấn đề đó hoạt động tốt thì bước tiếp theo là xem đường ống thủy lực rồi tới cụm van và cuối cùng là nguồn thủy lực.

Tương tự như vậy, tất cả các cụm thiết bị và thiết bị của dây chuyền đều có một bảng kiểm tra thiết bị. Để biết thêm danh sách kiểm tra cho từng chiết bị hay cụm thiết bị cần tham khảo phụ lục 10 - 20

° Phụ lục 10: Phiếu kiểm tra hệ thống khí nén

° Phụ lục 11: Phiếu kiểm tra coilcar

° Phụ lục 12: Phiếu kiểm tra entry block

° Phụ lục 13: Phiếu kiểm tra exit block

° Phụ lục 14: Phiếu kiểm tra feeder & leveller

° Phụ lục 15: Phiếu kiểm tra hệ thống emulsion

° Phụ lục 16: Phiếu kiểm tra hệ thống thủy lực

° Phụ lục 17: Phiếu kiểm tra mill house

° Phụ lục 18: Phiếu kiểm tra payoff

° Phụ lục 19: Phiếu kiểm tra roll exchanger

° Phụ lục 20: Phiếu kiểm tra winder

Sau khi biết được danh sách và trình tự kiểm tra, nhân viên vận hành cần phải biết kiểm tra như thế nào cho phù hợp bởi với từng thiết bị. Để có thể kiểm tra và phát hiện lỗi của thiết bị cần hiểu rõ tình trạng hoạt động của thiết bị và nguyên lý hoạt động của nó. Từ việc nắm rõ thiết bị, nhóm chuyên gia xây dựng những hướng dẫn về việc kiểm tra thiết bị. Sau đây là một hướng dẫn kiểm tra các nút nhấn:

Khái niệm và phân loại:

Trên bảng điều khiển gồm rất nhiều các nút nhấn khác nhau, tuy nhiên các nút nhấn điều khiển các thiết bị nằm gần nhau và trên mỗi nút nhấn đều có nhãn tên để có thể đảm bảo trường hợp nhấn nhầm nút.

54

Hình 4.3 Bảng điều khiển Nút nhấn chia làm 3 loại:

- Nút nhấn có đèn (như trong Hình 4.3): đèn sáng có nghĩa là thiết bị hoạt động, nút nhấn loại này có tác dụng giống như công tắc on/off – có nghĩa là lúc bình thường đèn không sáng (thiết bị không hoạt động), nhấn vào thì đèn sáng (thiết bị hoạt động) và lúc buông tay ra thiết bị vẫn hoạt động, nếu nhấn thêm một lần nữa thì đèn tắt (thiết bị dừng hoạt động).

- Nút nhấn không có đèn hay còn gọi là nút nhấn hành trình (Hình 4.4a): lúc bình thường thiết bị không hoạt động và thiết bị chỉ hoạt động khi tác động vào nút nhấn, khi buông tay thì thiết bị dừng.

a. Nút nhấn hành trình b. Nút nhấn khẩn cấp Hình 4.4 Phân loại nút nhấn

- Nút nhấn khẩn cấp (Hình 4.4b): hay còn gọi là nút nguồn, nút này tác động đến tất cả các nút nhấn còn lại. Lúc mở nguồn cần nắm và xoay nút theo chiều kim đồng

55

hồ, còn khi có sự cố xảy ra cần dừng tác động của tất các nút nhấn chỉ cần ấn vào nút này.

Cách thức kiểm tra: trong Bảng 4.8

Bảng 4.8 Cách thức kiểm tra nút nhấn

Nút nhấn on/off Nút nhấn hành trình Nút nhấn nguồn Tín hiệu hoạt động Đèn sáng Nút di chuyển 1

đoạn Không xoay được

Hư hỏng - Đèn không sáng - Đèn sáng nhưng

không có tín hiệu điện

- Đèn không sáng nhưng vẫn có tín hiệu

- Kẹt nút nhấn - Không có tín hiệu

điện

- Không xoay được - Xoay được mà không có tín hiệu

Kiểm tra - Tín hiệu đèn - Nguồn cung cấp -

- Hành trình di chuyển

- Nguồn cung cấp

- Góc quay

- Nguồn cung cấp Để có thể hiểu cách thức kiểm tra các thiết bị khác, có thể tham khảo trong phục lục 20 – 23.

° Phụ lục 21: Hướng dẫn kiểm tra cảm biến

° Phụ lục 22: Hướng dẫn kiểm tra mức dầu

° Phụ lục 23: Hướng dẫn kiểm tra nút nhấn

Một phần của tài liệu Xây dựng và lập kế hoạch triển khai hệ thống bảo trì tự quản dây chuyền cán nguội (Trang 67 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)